Thứ Năm, 3 tháng 2, 2022

ĐẦU NĂM NHÂM DẦN 2022 NHỚ CHA, BÀN VỀ TƯỚNG CỌP

 

Con cái phần đông nhắc nhớ vè Mẹ. Bởi vì Mẹ là người đa cưu mang mình trên 9 tháng trời và sát cánh với mình từ thuở chưa mở mắt chào đời. Riêng tôi thì mất mẹ khi mới 20 tháng tuổi nên chẳng có một ý niệm nào về mẹ. Trái lại kỷ niệm về cha thì nhiều vô kể, bởi ba tôi mới mất đầu năm 2008, hưởng thọ 96 tuổi.
 
Ổng sanh năm Nhâm Tý, 1912 trong một gia đình nông dân chính hiệu "bần cố nông" Vì Ông Nội toi phải nương náu trong vùng đất của Cambodia, cách cửa khẩu biên giới Mộc Bài khoảng 2 cây số về hướng bắc Ở đó có hai xóm toàn là người Việt cư ngụ là Xóm Trong và Xóm Ngoài. Người Miên sống ở Bavet trên, cách đó khoảng 5,6 cây số. Tuy nhiên ruộng của họ làm chủ thì nhiều lắm, làm không xuể, phải cho người Việt mướn với giá rẻ. Vì sống sát cạnh bên nhau nên mọi người đều phải doàn kết để sống còn và hơn thế nữa, phải có chút đỉnh võ nghệ để phòng thân. Ngươi Khờ Me tuy hiền, nhưng ít thiện cảm với người Việt vì người mình đã xâm lươc họ từ vài trăm năm về trước. Có dịp thuận tiện là họ sẽ nổi lên"cáp duồl"ngay( Người Miên gọi người Việt là Duồl), để rửa mỗi hận thù ấp ủ sẵn trong lòng từ bao thế kỷ. Nhân dịp có một nữ võ sư, gốc người Mũi Né (Phan Thiết) tên là PHẠM BI DA, một phụ nữ có tầm vóc mảnh mai nhỏ bé nhưng võ nghệ cao cường, đã can đảm một thân trơ trụi, đi dạy võ khắp nơi. Những vị trưởng thượng biết tiếng, mời bà ở lại dạy võ cho dân trai tráng ở Xóm Trong, Xóm Ngoài. Trong số nhũng để tử của bà, ba tôi là một người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và can đảm nhất nên đươc bà thầy ưu ái, truyền dạy kỹ lương các bí quyết về võ thuật để phụ lực với bà, huấn luyện các nam nữ đệ tử khác. Mọi thanh niên lón nhỏ, đều gọi ba tôi là " Anh Hai". Ở miền nam Việt Nam ít khi dùng chữ "cả"như người miền bắc. Bà thầy dạy hơn nửa năm mới đi nơi khác. Bà rất chú trong về nhân cách của người biết võ, thương nói với các đệ tử là học võ để phòng thân chớ không phải tranh hơn thua với người khác để tạo lòng căm thù. Mình giỏi nhưng nhiều người khác còn giỏi hơn mình nhiều lắm.Tuy biết nghe lời thầy dạy nhưng máu hăng say của thanh niên mới lớn đôi khi không kiểm soát nổi. Một bửa nọ, sau khi ăn cơm chiều rồi, rảnh việc, ông nhìn về phía tây, thấy một đám công cấy người Miên còn đang lom khom cấy lúa trên một tửa ruông lớn của Mẹ Sóc Sol ( Như Ông Xã Trưởng vậy). Ông men theo bờ ruộng, đến trên gò cao, buột miệng nói to:
_ Thôi, tối rồi nghỉ đi, mai làm tiếp. Các công cấy người Khmer ngưng tay, dứng dậy nhìn. Ông vui vẻ nói: Thôi nghỉ đi... Mà trong đám tụi bây, có thằng nào mạnh lên vật lộn với tao cho vui! Bọn họ đông khoảng vài chục người, nam có nữ có, chỉ chỏ vơi nhau một hồi rồi một thanh niên cao to bước lên bờ, tiến tới gò cao.
Ba tôi lên tiếng trước bằng tiếng Việt:
_Mình thử sức với nhau thôi, hơn thua đừng giận nhen! Thằng Miên cười và đứng thủ thế trước mọi con mắt đang chăm chú nhìn chòng chọc . Không hơn một phút, thằng Miên bị quật ngã một cách êm ái, Nó từ từ, bẻn lẻn đứng dậy chào thua. Ba tôi nói lớn: -Thằng nầy yếu quá, kiếm thằng khác đi! Bỗng mơt tay nông dân khác mạnh khỏe và cao lớn hơn, leo lên bờ rồi tiến thẳng đến gò cao trong tư thế oai nghi và thách thức. Sau vài phút giao đấu, anh ta cũng bị vật ngã. Anh đưng dây cười nói: _ Mầy mạnh quá, tưi tao chơi không lại đâu! Ba tôi cười, ôm chầm lấy nó một hồi rồi vẫy tay cáo biêt ra về. Đám công cấy cũng ngưng luôn công việc, trở về Bavet trên, trăm líu lo tiếng Khmer mà ba tôi không biết chúng nói gì. Một làn khác, khi tham dư một tiệc cúng gì đó rất đông người. Chủ nhân có cúng một con gà trống thiến đã luộc chín. Một người trong số khách lên tiếng: Con gà lón quá, mấy người ăn cũng không hết! Ông Bảy Đờn, một tay võ nghệ cư khôi, lên tiếng nói đùa: -Thằng nào cung tay lại rồi tự bỏ vào miệng mình đươc thì đươc quyền ăn hết con gà nầy! Mọi người cười ồ và vỗ tay hoan nghênh! Ba tôi lên tiếng hỏi Ông Bảy:
- Chú Bảy à, cúng có một con gà mà ăn như vậy thì thịt đâu còn mà đãi khách? Ông Bảy chưa kịp trả lời thì bà chủ nhà lên tiếng: _ Tôi sẽ làm thịt hai con gà mái khác để bù! Ba tôi đưa cánh tay to lón ra, nắm chặt các ngón tay lại rồi tư từ nhét vào miệng, lọt tuốt luôn trươc sư ngỡ ngàng của mọi người. Xong, ông ung dung thưởng thức trọn vẹn phần thưởng mà mọi người đã giao ước. Năm 1932, ba tôi là hậu vệ của một đội banh, tham dự trận đấu giao hữu với các đội banh khác trong tỉnh Tây Ninh. Khi đi ngang vùng Cây Chò xã Ninh Điền, Quận Chau Thành, duyên số đưa đẩy, ông gặp gỡ và "phải lòng" má tôi rồi mọc rễ luôn ở đó sau 3 năm "ở rễ". Ham vợ trẻ đẹp thì phải ráng chịu cực chịu khổ chứ!
Ông thuật lại hai sự việc thời trai trẻ mà tôi không thể ngờ được. Một lần" giữ sa "*ở thửa ruông của Ông Ngoại tôi cạnh "rừng Cấm"
Cây Chò, sát bên con đường xe kéo lúa của dân làng, Đêm ấy trời mưa dầm, ông mệt nằm ngủ quên trong chòi giũ sa. Sáng dậy , thấy dấu chân cọp quanh chòi quá nhiều mà sao ông vẫn còn sông. Cọp chỉ cần hả miệng là ngoạm ông liền mà sao nó lại bỏ đi. Ba tôi ngủ tỉnh bơ có hay biết gì đâu mà chống đỡ. Một lần khác, ông đánh xe bò chở lúa về nhà qua một cái truông xuyên giữa rừng cấm, Bò đang đi, bỗng nhiên ngừng lại, thụt lùi. Lấy roi mây khẻ nhẹ vào lưng, con bò lại càng hoảng sợ. Giữa rừng cấm, trời tối om và vắng tanh, chỉ nghe tiếng côn trùng rên rỉ. Ba tôi nhanh trí nghĩ ngay là "ông ba mươi" đang đón đường. Tức tốc, ông rút cây tó xe ( cây chận các hàng hóa đừng rơi xuống bánh xe) đập mạnh vào bánh xe thùng, vừa la to: DÍ...DÍ..DÍ.. Một thoáng sau, quất roi nhẹ vào mông, hai con bò ung dung tiến bước...Con cọp rình mồi, nghe tiếng la và tiếng tó đập bánh xe, hốt hỏang chạy đi mất.
Nay nó mới trở về cùng Xuân Nham Dần 2022 nơi xứ Úc!...😍😍😍
 
Viết ngày Mồng Một Têt Nhâm Dần 2022
 
Vương Văn Ký

1 nhận xét:

Thành Ngữ Điển Tích 114 : TRÌ, TRÍ, TRIÊU, TRIỆU, TRÌNH.

  Thành Ngữ Điển Tích 114 :                                 TRÌ, TRÍ, TRIÊU, TRIỆU, TRÌNH. Ao Chuôm  TRÌ ĐƯỜNG 池塘 là Ao chuôm, ao đầm, ao hồ...