Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Cẩn thận với hàng TQ rẻ tiền-

Bình sữa siêu rẻ và ống hút từ nhựa phế thải, dược liệu Trung Quốc trộn thuốc sâu, đồ biển giá siêu bèo… là những thông tin thị trường được dư luận chú ý tuần qua.

Bình sữa siêu rẻ, ống hút từ nhựa phế thải
Bình sữa nhựa Trung Quốc giá chỉ vài chục ngàn đồng vẫn được bán tràn lan, thậm chí có mặt cả trong siêu thị. Những loại bình này thường được trang trí ấn tượng, bắt mắt nhưng không có thông tin gì về sản phẩm, được bán với giá từ 10.000 đến 60.000 đồng, rẻ hơn nhiều so với các loại bình của hãng có tên tuổi. Các tiểu thương hiếm khi nói thẳng đây là hàng Trung Quốc mà thường nói tránh là hàng Đài Loan, Hồng Kông...
Theo bác sĩ Trương Ngọc Dương, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện 103, bình sữa bằng nhựa nếu không đảm bảo chất lượng, nguy cơ lẫn tạp chất là rất lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Cũng giống như bình sữa kém chất lượng, ống hút độc hại làm từ nhựa phế thải cũng đang được bán tràn lan tại các chợ, cửa hàng tạp hóa, đang gián tiếp đưa chất độc hại vào cơ thể người dùng.
Tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội), các loại ống hút kích cỡ to, nhỏ với đủ loại màu sắc được bán phổ biến với giá từ 15 -30.000 đồng/túi nhỏ, 50 -80.000 đồng/ túi lớn. Ngoài ống hút được nhập về từ Trung Quốc còn có nhiều loại ống hút nhựa được nhập từ các làng nghề sản xuất thủ công nhựa gia dụng. Thậm chí, để tiết kiệm, nhiều cửa hàng giải khát còn tái sử dụng các loại ống hút này.
Theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng loại ống hút được sản xuất bằng nhựa phế thải, không qua xử lý sẽ tiền ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Việc sơ chế nguyên liệu cũ không đảm bảo sẽ mang những mầm bệnh nguy hiểm vào những sản phẩm được sản xuất thủ công. Đó là chưa kể đến nhiều cơ sở sản xuất dùng phẩm màu công nghiệp tạo màu cho sản phẩm, khi sử dụng rất dễ bị thôi nhiễm, đặc biệt là cốc nhựa đựng đồ uống, ống hút được người sử dụng tiếp xúc trực tiếp vào miệng.

Dược liệu Trung Quốc trộn thuốc sâu, tạp chất
90% số dược liệu tại Việt Nam được nhập từ Trung Quốc, trong khi chất lượng những loại dược liệu này rất khó kiểm soát, chủ yếu được nhập về qua đường tiểu ngạch.
Theo một số chuyên gia, nghiêm trọng nhất là nhiều vị thuốc bị tẩm thuốc chống mối mọt, lưu huỳnh hoặc nhuộm màu làm giả, trộn tạp chất như: Thỏ ty tử, hồng hoa, bạch linh... khiến người sử dụng lầm tưởng thật.
Một công bố mới đây của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương về chất lượng thuốc đông y trong các cơ sở khám-chữa bệnh của Nhà nước đã cho thấy, gần 400 mẫu dược liệu thì có tới 60% số mẫu chưa đạt chất lượng. Trong đó, 20% số thuốc còn bị trộn rác như cát, ximăng, lẫn tạp chất, giả mạo, tẩm ướp hóa chất độc hại...

Nghi ngờ chất lượng tôm hùm, cua bể giá siêu rẻ
Dọc nhiều tuyến đường tại TP.HCM như Xa lộ Hà Nội khu vực quận 2; Liên tỉnh lộ 25B, đường Điện Biên Phủ hướng về Bình Thạnh, đường Đỗ Xuân Hợp quận 9, đường Vạn Kiếp- Bình Thạnh, đại lộ Võ Văn Kiệt... vào sáng sớm và tầm sau 3 giờ chiều đến tối, các loại hải sản tôm, cua, ghẹ, nghêu, hàu... được tấp nập bày bán với giá rẻ không ngờ, tôm sú 60.000 đồng/kg, tôm hùm 120.000-150.000 đồng/kg, nghêu 13.000 đồng/kg, cá mú 100.000 đồng/kg, cua 60.000-120.000 đồng.
Một người bán hàng thừa nhận, hàng ở đây có giá rẻ ngoài lý do không tốn kém về chi phí mặt bằng còn vì là nguồn hàng dạt, hàng càng chết lâu, càng ươn thì giá bán càng rẻ. Ngoài ra, các loại tôm, cua, ốc biển nuôi... cũng bị dán nhãn hàng đánh bắt ngoài biển. Nhưng chỉ người bán có kinh nghiệm mới biết được hải sản nào là loại nuôi, đâu là loại đã ươn, vì người bán nào cũng có chiêu giữ cho hải sản chết có màu tươi như còn sống.

Yến sào hảo hạng bị làm giả
Vì mang lại lợi nhuận cao nên gần đây yến sào là mặt hàng thường xuyên bị làm giả, với "công nghệ" ngày càng tinh vi. Chính các DN kinh doanh yến sào đang cảnh báo người tiêu dùng về yên sào giá.
Theo đó, những chiêu thức làm yến sào giả bao gồm: yến trắng nhuộm thành yến huyết, yến độn (dùng tổ yến vỡ rồi vá, độn thêm tinh bột hay đường hoá học vào yến tinh chế), yến làm bằng tinh bột, phun sương để tăng trọng lượng.
Để trở thành huyết yến, hoặc yến đặc biệt bán giá cao hơn, người ta nhuộm thêm màu vàng, đỏ... Không chỉ phơi bày công nghệ làm yến sào mất vệ sinh, bài viết còn cung cấp thông tin Malaysia và Indonesia mỗi năm sản xuất ít nhất 800 đến 2.000kg tổ yến. Một số nhà máy sử dụng H2O2 (hoá chất có độc tố rất mạnh, có thể gây ung thư, tuyệt đối cấm cho vào thực phẩm) để tẩy mùi tổ yến, còn SO2 và SO3 thì dùng để làm trắng tổ yến...

Bên cạnh đó, để làm sạch lông chim, tạo chất dính vào tổ yến, công nhân sau khi cắt nhỏ tổ yến đã ngâm vào thuốc tẩy. Sau vài tiếng đồng hồ, yến được vớt ra, để ráo và cho vào nước sôi trụng lần nữa cho bay mùi thuốc tẩy. Yến vụn này sẽ được cho vào khuôn, đóng thành tổ và đem sấy một ngày một đêm thì cho ra thành phẩm gồm nhiều dạng như: hình chiếc lá, hình tròn, hình dài...
Hoang mang với trứng 2 lòng đỏ
Chưa bao giờ thị trường lại xuất hiện nhiều trứng gà công nghiệp có 2 lòng đỏ như hiện nay khiến các bà nội trợ lo lắng. Mới đây, tại nhiều chợ ở Tp Hồ Chí Minh chào bán trứng gà 2 lòng đỏ với giá 26.000 đồng/chục trong khi trứng gà bình thường chỉ từ 20.000 đến 21.000 đồng/chục.
Trứng 2 lòng đỏ không phải là chuyện lạ, chỉ có điều gần đây loại trứng này xuất hiện nhiều hơn trước. Các tiểu thương cũng không biết có phải do gà ăn quá nhiều đạm và chất tăng trưởng có trong thức ăn chăn nuôi nên đẻ ra trứng 2 lòng đỏ hay không... Theo một chuyên gia trong ngành chăn nuôi, việc gà đẻ trứng 2 lòng đỏ là hiện tượng bất thường của quá trình sinh sản của gà. Tuy nhiên, tTrứng 2 hay 1 lòng đỏ đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Ông Nguyễn Đăng Vang, Viện trưởng Viện Chăn nuôi , cho biết tỉ lệ đẻ trứng 2 lòng của 1 con gà là trên dưới 1% nhưng ở gà công nghiệp thì xác suất đẻ trứng 2 lòng nhiều hơn vì chúng thường xuyên chịu tác động về môi trường, ánh sáng...

Xoài, măng cụt Trung Quốc đội lốt hàng nội
Trong khi nhiều loại hoa quả trong nước đang vào vụ được bán với giá cả hợp lý thì vẫn có một số lượng đáng kể hoa quả Trung Quốc được nhập về, dán mác hàng Việt Nam lừa người tiêu dùng.
Sau khi nhập về, các chủ sạp hàng đều "gắn mác" cho loại xoài, thanh long, măng cụt Trung Quốc này thành những loại hoa quả "đặc sản" Việt Nam, Australia, Thái sau đó mới đem bán với giá xoài loại to là 45.000 đồng/kg, măng cụt 50.000 đồng/kg; thanh long 35.000 - 40.000 đồng/kg... Các chủ hàng nào cũng đều phủ nhận "mùa này là chính vụ, xoài làm gì có hàng từ Trung Quốc". Tuy nhiên, trong chợ lại đầy rẫy các thùng xốp ghi chữ Trung Quốc, in hình, dán mác các loại hoa quả vừa được giới thiệu là... hàng Việt Nam.
( Nhị Anh tổng hợp các báo)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CANADA TỰ DO MUÔN NĂM

  MAKE CANADA FREE FOREVER CANADA TỰ DO MUÔN NĂM 𝗧𝗵𝘂̛  𝗻𝗴𝗼̉ 𝗰𝘂̉𝗮 𝗰𝘂̛̣𝘂 𝘁𝗵𝘂̉ 𝘁𝘂̛𝗼̛́𝗻𝗴 𝗝𝗲𝗮𝗻 𝗖𝗵𝗿𝗲́𝘁𝗶𝗲𝗻 (Lời ngư...