Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Làm thế nào tránh đột quị

Làm thế nào để phòng đột quỵ?


Theo AloBacsi.vn
Đột quỵ là nguyên nhân đứng hàng thứ ba dẫn đến tử vong và là nguyên nhân quan trọng gây tàn tật. Vậy làm thế nào để dự phòng đột quỵ.
Dự phòng khi chưa xảy ra đột quỵ
Đôt quỵ biến thiên theo thời gian. Buổi sáng nguy cơ đột quỵ cao hơn trong ngày. Sự thay đổi của huyết áp tương đồng theo thời gian đột quỵ cùng với tình trạng tăng độ quánh máu vào buổi sáng nên dễ dẫn đến đột quỵ. Đột quỵ xảy ra theo mùa, nhiều vào cuối năm đặc biệt là mùa đông.
Đột quỵ thường xảy ra do bệnh tăng huyết áp (chiếm tỷ lệ 80%), xơ vữa động mạch (XVĐM) 18-25%, các bệnh khác (5%). Giữ huyết áp ở mức bình thường (dưới 140/90mmHg). Chế độ ăn giảm các chất mỡ bão hòa, nên ăn các loại thịt trắng, hạn chế thịt có màu đỏ, cai thuốc lá.
Dự phòng các đột quỵ
Cách tốt nhất để dự phòng các đột quỵ là chống các yếu tố nguy cơ (YTNC) sau:
Chống tăng huyết áp (THA)
Điều trị THA là giảm biến chứng tim mạch, thận và giảm tỷ lệ tử vong. Áp dụng các biện pháp giảm trọng lượng cơ thể (chống béo phì), ăn nhạt, tập thể dục, dùng thuốc hạ HA đều đặn khi bị THA. Khi đột quỵ đã xảy ra, nguyên tắc chung điều trị HA là không hạ nhanh, trừ phi THA ác tính (HA tâm thu >200mmHg và hoặc HA tâm trương > 110mmHg).
Cai thuốc lá triệt để
Hút thuốc lá là nguy cơ XVĐM, nguy cơ bệnh mạch vành tăng gấp đôi, nhất là những người hút trên 40 điếu mỗi ngày. Nguy cơ đột quỵ cũng dứt hẳn sau một vài năm ngừng hút thuốc lá.
Chống tăng cholesterol máu
Cơ chế sinh bệnh XVĐM chưa được hiểu biết hoàn toàn, nhưng tổn thương và hậu quả rối loạn chức năng của các tế bào nội mạc mạch máu là rất sớm. Sự giảm cholesterol bằng các thuốc nhóm statin. Có nhiều nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng tăng cholesterol là một YTNC độc lập của đột quỵ.
Chế độ ăn muối và kali hợp lý
Ăn mặn làm THA. Đối với các nước nhiệt đới, chỉ nên giảm muối vừa phải do mất muối qua mồ hôi. Chế độ ăn ít kali làm tăng nguy cơ đột quỵ do THA. Nên bổ sung kali bằng ăn thêm hoa quả và rau tươi. Mức độ ăn kiêng được khuyến cáo chung là không quá 2,4g natri mỗi ngày (tương đương 6g muối ăn natriclorua). Những bệnh nhân THA nếu giảm bớt lượng muối ăn khoảng 40mg/ngày sẽ giảm được nguy cơ THA hoặc biến chứng tim mạch.
Cai rượu
Người ta thấy việc sử dụng rượu mức trung bình có thể cải thiện sức khỏe một cách thật sự. Tuy nhiên một số người nghiện rượu gặp phải những biến chứng nặng là do lạm dụng rượu.
Nghiện rượu nặng (sử dụng nhiều hơn 60g/ngày) tăng nguy cơ đột quỵ. Sử dụng mức độ trung bình (12-24g/ngày) giảm nguy cơ đột quỵ. Sử dụng rượu ít hơn 12g/ngày thì nguy cơ thấp nhất. "10g rượu tương đương với 330ml bia hoặc 100ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh".
Tập thể dục
Tập thể dục làm giảm thấp các YTNC của bệnh tim mạch. Những người đàn ông thường xuyên hoạt động đủ mạnh để ướt đẫm mồ hôi là đã giảm 20% nguy cơ đột quỵ. Tập thể dục mức độ trung bình, chẳng hạn như đi bộ nhanh, đạp xe đạp hoặc bơi lội ít nhất 30 phút/lần/ngày, 5 ngày/tuần là hữu ích.
Tập thể dục đều đặn có thể góp phần cải thiện đường máu, giảm tỷ lệ kháng insulin, giảm cân, cải thiện một số thông số lipid, hạn chế tiến triển tổn thương XVĐM và cải thiện HA. Tập thể dục có tác dụng làm giảm HA tâm thu, giảm béo phì. Thể dục làm giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim do đó cũng làm giảm tỷ lệ đột quỵ.

Chống béo phì
Ở bệnh nhân béo bụng là nguy cơ lớn nhất của đột quỵ. Về YTNC của đột quỵ, nghiên cứu sức khỏe dinh dưỡng đã xác định rằng gia tăng chỉ số khối cơ thể = [trọng lượng (kg] chia cho [chiều cao (m)]2, nếu > 27kg/m2 và tăng cân nặng sau 18 tuổi làm tăng YTNC của nhồi máu não.
Chọn thuốc tránh thai có estrogen
Dùng thuốc tránh thai bằng đường uống với lượng estrogen lớn hơn 50mg tăng nguy cơ đột quỵ, với liều thấp dưới 50mg cho thấy không gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Chống bệnh đái tháo đường (ĐTĐ)
ĐTĐ và rối loạn dung nạp glucoza là YTNC của đột quỵ.
Nghiên cứu ở Framinham đã xác định rằng nguy cơ đột quỵ cao hơn trong những bệnh nhân ĐTĐ so với những bệnh nhân không ĐTĐ. Khi một bệnh nhân ĐTĐ bị đột quỵ thì hậu quả hiểm nghèo hơn nhiều so với bệnh nhân không bị ĐTĐ. Lý do của hậu quả này là do bệnh nhân bị ĐTĐ có vòng tuần hoàn nghèo nàn.
Phát hiện và điều trị sớm bệnh tim
Các bệnh tim là YTNC đứng hàng thứ hai của đột quỵ sau XVĐM bao gồm: Rối loạn nhịp (đặc biệt là rung nhĩ), tổn thương van tim, các tổn thương cơ tim đặc biệt nhồi máu mới, nhồi máu cũ và bệnh cơ tim.
Các bệnh viêm mạch
Phối hợp với các hiện tượng tự miễn cần phải tìm nhất là các bệnh gây ra các bất thường miễn dịch như bệnh xoắn khuẩn (Leptospirose), bệnh Lyme, bệnh do Aspergillose, viêm màng não - mạch máu não do giang mai, hoặc do nhiễm Chlamydia pneumoniae, Helicobacter pylori.
Homocysteine (Hcy)
Tăng Hcy máu là YTNC của XVĐM vành, não, và mạch máu ngoại vi. Các thiếu hụt dinh dưỡng về folat, vitamin B12 và vitamin B6 có thể đẩy mạnh tăng Hcy máu. Cung cấp folat 1 - 2mg/ngày là đủ để làm giảm Hcy máu.
Tăng Hcy máu toàn phần tương quan với nguy cơ nhồi máu cơ tim và nhồi máu não, đặc biệt những bệnh nhân ở tuổi trung niên.
Tóm lại: Phòng bệnh đột quỵ giữ vai trò quan trọng trong việc hạ thấp tỷ lệ tử vong và tình trạng di chứng. Cần phát hiện sớm, có biện pháp xử trí kịp thời các ca đột quy. Mặt khác phải chú ý đề phòng khả năng tái phát của những trường hợp đã mắc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...