Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Cảnh báo nguy cơ khủng bố toàn cầu

**Những kẻ đánh bom liều chết đã tấn công nhằm thị trấn Bodo, phía Bắc Cameroon, khiến 32 người thiệt mạng và 66 người khác bị thương. Trong khi đó, hàng loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ đã nâng mức cảnh báo cao nhất để chống lại các tổ chức khủng bố. Chưa bao giờ, thế giới cảnh giác trước chủ nghĩa khủng bố đến thế.
Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) ngày 25/1 cảnh báo tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng có thể tiến hành hàng loạt vụ tấn công quy mô lớn ở châu Âu. Theo một báo cáo của Europol, các đối tượng thánh chiến cực đoan đặc biệt nhắm tới mục tiêu là châu Âu và chúng có thể "tiến hành một vụ tấn công khủng bố nữa ở đâu đó tại châu Âu" nhằm "thảm sát dân thường". Báo cáo nhận định, Pháp có thể tiếp tục là mục tiêu bị tấn công. “IS có nhiều chiêu thức tấn công mới và có thể tiến hành hàng loạt vụ tấn công khủng bố quy mô lớn trên toàn thế giới”, Giám đốc Europol, ông Rob Wainwright nói.“Chính quyền tất cả các nước châu Âu sẽ cùng hợp tác để ngăn chặn hành động tội ác này.”
A: Cảnh sát Pháp nỗ lực ngăn chặn khủng bố sau sự kiện ngày 13/11/2015
Cùng ngày 25/1, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) tuyên bố thành lập Trung tâm chống khủng bố mới có trụ sở tại La Hague, Hà Lan. Trung tâm chống khủng bố mới của châu Âu nhằm tăng cường trao đổi thông tin tình báo giữa lực lượng cảnh sát các nước thành viên trong cuộc chiến chống khủng bố, đặc biệt sau loạt vụ tấn công kinh hoàng tại Paris (Pháp) tháng 11 năm ngoái.
Canh-sat-Paris-no-luc-ngan-chan_-khung-bo
Cảnh sát Paris nỗ lực ngăn chặn khủng bố
Tại châu Á, Hội nghị quốc tế về chống chủ nghĩa cấp tiến và cực đoan bạo lực (IDC) 2016 vừa kết thúc tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia tối qua (26/1) với sự tham dự của các bộ trưởng/trưởng đoàn, học giả đến từ các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 9 nước đối tác chiến lược của Malaysia gồm Australia, Pháp, Italy, Nhật Bản, Trung Quốc, Saudi Arabia, các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Anh và Mỹ.Hội nghị nhằm tăng cường hợp tác an ninh trên toàn thế giới. Tại hội nghị, Thủ tướng Malaysia Najib Razak (Na-díp Ra-dắc) nhận định rằng nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng là mối đe dọa “rất hiện hữu” đối với nước này. Đầu tuần này, cảnh sát Malaysia đã bắt 7 đối tượng tình nghi là thành viên của IS đang lên kế hoạch tấn công khắp Malaysia. Những đối tượng này bị bắt khi mang trên người đạn dược, sách thánh chiến, cờ IS và các đoạn băng video tuyên truyền cho IS.
Điều đáng chú ý là, trước khi nhà lãnh đạo Malaysia đưa ra tuyên bố trên, IS công bố một đoạn video, được cho là ghi hình các phần tử thuộc nhóm phiến quân Katibah Nusantara cho biết IS sẽ thực hiện các vụ tấn công tại Malayasia. Trước đó, ngày 24/1, IS đã công bố một video về 9 nghi can tham gia vụ tấn công ở Paris (Pháp), gồm 4 người Bỉ, 3 người Pháp và 2 người Iraq.
Giới phân tích quốc tế nhận định chưa bao giờ nguy cơ khủng bố quốc tế hiện hữu nhiều đến thế. Tại Singapore, phát biểu khai mạc Diễn đàn Fullerton lần thứ 4 vào sáng 25/1, Bộ trưởng điều phối các vấn đề chính trị, luật pháp và an ninh của Indonesia, Tướng Luhut Pandjaitan cho rằng các nước cần có một một chiến lược toàn diện trong cuộc chiến chống khủng bố khu vực và toàn cầu.
Tướng Luhut Pandjaitan cho rằng việc chỉ sử dụng biện pháp quân sự chống lại IS hầu như không hiệu quả mà cần tới sự kết hợp giữa cách tiếp cận quân sự và nhiều biện pháp khác.Trong bối cảnh không quốc gia nào có thể một mình chống khủng bố, việc hợp tác giữa các nước là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đã có nhiều liên minh được thành lập nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Thậm chí, nhiều liên minh “chết yểu” bởi sự phân rẽ lợi ích giữa các nước lớn, điển hình là mâu thuẫn giữa Nga, phương Tây, Mỹ tại Trung Đông, đặc biệt là Syria.
Một vấn đề được nhiều diễn đàn quốc tế chống khủng bố đặt ra hiện nay là làm sao cắt đứt nguồn tài chính cho IS trong khu vực Đông Nam Á. Đã có nhiều thông tin cho thấy IS có nguồn cung tài chính từ Trung Đông, Australia, Sri Lanka. Hiện Indonesia đã thiết lập đường đây nóng để chia sẻ thông tin tình báo về chống khủng bố với Singapore, Malaysia, Australia và một số quốc gia khác.Các nhà phân tích cho rằng cần có một chiến lược tổng thể ngăn chặn IS với sự phối hợp của tất cả các quốc gia, kết hợp can thiệp quân sự  và cắt đứt nguồn tài chính. Tuy nhiên, làm thế nào để hiện thực hóa mục tiêu trên chắc chắn sẽ là điều không đơn giản.
N.Quang
(theo BBC, Reuters, AP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ThaiLy: ĐỘ (T.Vấn và Bạn Hửu )

                                             Trước Cơn Giông – Tranh (sơn dầu): MAI TÂM Đó là tên nhân vật của truyện! Tên một thằng bé...