Bạn có để ý thấy mỗi người trong chúng ta, bất kể già, trẻ,
lớn, bé… thì đều có một đường rãnh dưới mũi không? Vậy nó có công dụng gì?
Có
lẽ bạn có thể nghĩ: “Ồ! bất kể bộ phận nào trên thân thể người, khẳng định là
đều có công dụng gì đó, vì để thích ứng sinh tồn với môi trường tự nhiên, phải
chăng các bộ phận cơ thể đều phải có một tác dụng thích nghi nào đó?”. Tuy
nhiên, trong trường hợp này thì không như vậy. Trên thực tế, đường rãnh dưới
mũi này (được gọi là đường rãnh nhân trung) không có tác dụng gì.
Vậy
đường rãnh nhân trung này thực ra là gì? Thực chất, nó chính là dấu tích của
quá trình hình thành khuôn mặt bên trong bụng mẹ, là một biểu hiện của quá
trình phát triển bình thường của bào thai.
Khuôn
mặt người không xuất hiện rồi lớn dần lên như một số chúng ta vẫn tưởng. Trên
thực tế, khuôn mặt người được ghép lại từ nhiều bộ phận riêng biệt, giống như
các mảnh ghép của trò chơi xếp hình, và đường rãnh nhân trung này chính là điểm
ghép nối giữa hai trong số các mảnh ghép đó.
“Đây
là vị trí nơi các mảnh ghép của khuôn mặt người ráp lại với nhau”, Tiến sĩ
Michael Mosley giải thích trong một video trong chương trình Bên trong cơ thể
người (Inside the Human Body) của đài BBC. “Ba bộ phận miếng ghép chính hội tụ
ở phần môi trên, tạo nên đường rãnh nhân trung”.
TS Michael Mosley giải thích rõ hơn về quy trình lắp ghép
này trong video dưới đây:
Vậy
những người không có đường rãnh nhân trung thì sao? Trong trường hợp như vậy,
có lẽ hai mảnh ghép đã ráp lại với nhau quá hoàn hảo, khiến đường rãnh này bẳng
phẳng và khó phân biệt hơn, gần như không để lại vết tích gì.
Các trường hợp có đường rãnh nhân
trung bằng phẳng, khó phân biệt. (Ảnh: Internet)
Tuy
vậy, nếu hai mảnh ghép bị ráp lỗi không kín, thì sẽ gây nên một dị tật bẩm
sinh, gọi là tật sứt môi hay hở hàm ếch.
Tật sứt môi, hay hở hàm ếch, là hệ
quả của việc hai mảnh ghép không ráp kín lại với nhau. (Ảnh: Internet)
Khoa
học phương Tây thì nhìn nhận là vậy, còn ở phương Đông, mọi người vẫn hay cho
rằng nhân trung dài và rộng là một phúc tướng, báo hiệu tuổi thọ cao và khoẻ
mạnh.
Quý Khải tổng hợp
Nhiều
người khi đang trong giấc ngủ, thì đột nhiên bị giật mình và tỉnh giấc.
Vậy đó có phải biểu hiện của bệnh gì không?
Về
vấn đề này, nhiều chuyên gia đã giải thích như sau:
Giật
mình khi đang ngủ là một hiện tượng sinh lý bình thường, không cần phải lo
lắng, nó có thể liên quan đến một số nguyên nhân phổ biến sau:
1.
Tứ chi con người vốn chịu sự điều khiển bởi vỏ não, khi chìm vào trạng thái mơ
màng, lớp vỏ não sẽ ức chế hoạt động các cơ bắp của chân tay. Những lúc
này các cơ thần kinh sẽ có một số chuyển động tự phát, kết hợp với
trạng thái ngủ, khi đó sự tuần hoàn máu bên trong cơ thể trở nên chậm chạp hơn.
Lúc này, chỉ cần một chút vận động của thần kinh cơ bắp, sẽ khiến cho cơ thể có
trạng thái giật mình.
2.
Nguyên nhân thứ 2 có thể là do hệ thống thần kinh đột nhiên phát hiện bạn chìm
vào trong giấc ngủ, không có bất kì hoạt động nào trong một khoảng thời gian
dài. Nó nghĩ rằng bạn đã… chết, vì vậy nó muốn động đậy một chút thử xem liệu
bạn đã chết hay chưa… Nói chung cơ thể đột nhiên giật mình trong khi ngủ
là một điều rất bình thường.
3.
Khi chưa tiến nhập vào trạng thái ngủ sâu, cũng rất dễ bị giật mình. Điều này
có mối liên quan chặt chẽ đến chất lượng giấc ngủ. Nó cũng có thể xảy ra ở các
bà mẹ đang cho con bú. Nhưng không loại trừ tình trạng thiếu canxi dẫn đến co
giật. Nếu việc này thỉnh thoảng xảy ra thì không đáng lo ngại, nhưng nếu hiện
tượng này thường xuyên xảy ra thì bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn. Có thể bạn
sẽ cần uống một số loại thuốc an thần và bồi bổ canxi.
4.
Nguyên nhân thứ 4 có thể liên quan đến sự thiếu hụt canxi và lao động mệt
mỏi gây nên. Trong trường hợp này, bạn nên chú ý nghỉ ngơi kết hợp bổ sung
canxi và các chất giúp bồi bổ sức khỏe khác. Tăng cường ăn canh xương thịt
và canh thịt cá. Uống sữa, ăn trứng, cá kho cả xương… là những cách bổ sung
canxi rất hiệu quả, dễ được cơ thể đồng hóa và hấp thụ. Bạn hãy nhớ, bồi bổ cơ
thể bằng thức ăn luôn luôn là biện pháp tốt.
Theo Letu.life.My My biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét