NASA’s Juno probe will be the fastest object humanity has ever created when it approaches Jupiter. (NASA/JPL-Caltech)
Tàu thăm dò Juno của NASA sẽ là vật thể nhanh nhất mà nhân loại đã từng tạo ra khi nó tiếp cận sao Mộc. (NASA / JPL-Caltech)
Năm nay sẽ lại là một năm thú vị nữa trong lĩnh vực không gian vũ trụ sau hàng loạt những khám phá và sự kiện thiên văn trong năm 2015.
Một trong những điểm nổi bật của năm 2016 mà tôi đặt kỳ vọng, là nhiệm vụ InSight của NASA, không may đã bị dừng lại do rò rỉ nghiêm trọng trong giai đoạn cuối của thử nghiệm. Tuy nhiên, sau đây là ba trong số những sứ mệnh về không gian vũ trụ mà tôi đặc biệt yêu thích, cũng như một vài sự kiện chính về bầu trời đêm có thể trải nghiệm trong năm 2016.

1. ExoMars

Một trong những nhiệm vụ lớn kế tiếp tới sao Hỏa là chương trình ExoMars của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, một sứ mệnh hai giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên là kết nối tàu quỹ đạo Trace Gas Orbiter (TGO) với mô-đun Schiaparelli, bộ đôi này sẽ được phóng lên vào tháng Ba (đáp xuống sao Hỏa vào tháng Mười). Các công nghệ được trình diễn bởi Schiaparelli sau đó sẽ được sử dụng cho một con tàu tự hành đáp xuống những địa điểm nào thú vị mà đã được TGO định ra trong giai đoạn kế tiếp trong chương trình ExoMars.
Tàu quỹ đạo sẽ dành 5 năm cố gắng “đánh hơi” những chất khí trong bầu khí quyển của sao Hỏa như khí mê-tan (khí này sẽ hủy mất theo thời gian) với những dấu hiệu thể hiện một quá trình sáng tạo sự sống trên sao Hỏa. Dù đó là sự sống về mặt sinh học (nghĩa là, được khởi nguồn từ sự sống của vi sinh vật) hay về mặt địa chất trong tự nhiên, thì đều sẽ được điều tra trong chương trình ExoMars.

2. Juno

Một điểm quan trọng cho năm 2016 sẽ là cuộc điều tra sao Mộc với nhiệm vụ Juno của NASA. Vì lực hấp dẫn khổng lồ của sao Mộc sẽ kéo tàu Juno với tốc độ càng lúc càng cao, cuối cùng tàu sẽbay với tốc độ hơn 70 km mỗi giây, nó sẽ trở thành tàu bay nhanh nhất trong lịch sử nhân loại.
Nó sẽ bắn tên lửa ra để giảm tốc và rồi sẽ đi vào một trong những quỹ đạo đầy thử thách nhất trong lịch sử, lướt xuống thấp chỉ 5.000 km phía trên các đám mây, núp dưới vành đai bức xạ dày đặc và mang tính sát thương cao của sao Mộc, để nghiên cứu bầu khí quyển khổng lồ lần đầu tiên trong lịch sử. Để hình dung cảnh tượng, giả sử sao Mộc là một quả bóng đá, thì Juno sẽ lướt ở mức thấp hơn 1 cm cách bề mặt quả bóng.
Mục tiêu là để xem liệu có nước trong khí quyển hay không (khám phá các điều kiện mà từ đó bầu khí khổng lồ hình thành), và để nghiên cứu trường hấp dẫn và từ trường của bầu khí khổng lồ, và đặc tính bên trong.
Hàng ngàn km mây nghiền nén phần nhân sao Mộc với một áp suất lớn phi thường, với áp suất lớn này có thể tạo ra một viên kim cương với kích thước lớn bằng cả một hành tinh (như Arthur C. Clarkeonce đã viết) hoặc nhiều khả năng là hình thành một phần nhân hydro kim loại siêu dẫn đã tạo ra từ trường khổng lồ của Mộc tinh.
Juno sẽ rời quỹ đạo vào tháng 2/2018 sau khi đã thực hiện 37 vòng quỹ đạo cảm tử xuyên qua vành đai bức xạ cực kỳ nguy hiểm.

3. LIGO

Các kính viễn vọng mới nhất trên trái đất hầu như không khác biệt so với những kính viễn vọng sử dụng ánh sáng (dẫu là sóng nhìn thấy hay là sóng vô tuyến), nhưng LIGO đang tìm kiếm trên bầu trời những vụ va chạm của các hố đen, với các tín hiệu như những gợn sóng trong cấu trúc của thời không. Những sóng trọng lực là dự báo cuối cùng của Einstein và vẫn chưa thể xác minh.
Khi sóng trọng lực đi qua bạn, bạn sẽ bị kéo giãn theo một hướng, trở nên mỏng hơn và rồi khi sóng tiếp tục xuyên qua thì bạn bị bẹp và phẳng. Bởi vì điều này không thấy xảy ra, nên chúng ta có thể đoán rằng lực kéo căng và đè bẹp là rất nhỏ. Các thay đổi về kích thước được dự kiến ​​là nhỏ hơn độ dày của một nguyên tử trong một cây thước dài một triệu km.
Để đo sự thay đổi nhỏ không thể hình dung nổi này, chúng ta dùng các tia laser (kỹ thuật giao thoa cho phản xạ hai tia laser qua lại) tại các địa điểm khác nhau trên Trái Đất để đo thị sai vị trí tới một vài độ trên bầu trời (bằng vài lần chiều rộng của mặt trăng tròn).
Sự khám phá ra những con sóng này sẽ cho phép chúng ta “thấy” vũ trụ với một cảm giác hoàn toàn mới, một cảm giác khác hoàn toàn. Trong năm 2016, nhân loại sẽ đăm đăm nhìn vào vũ trụ với con mắt hoàn toàn khác.

Những s kin về thiên thể

Cũng có một số cảnh tượng tuyệt vời trên bầu trời để đón xem trong năm 2016.
Đông Nam Á và châu Phi sẽ được thưởng thức nhật thực một cách trực quan ấn tượng hơn, nhưng Úc, Châu Âu, và Hoa Kỳ sẽ bỏ lỡ (mặc dù tất cả mọi người có thể thưởng thức mưa sao băng tuyệt đẹp).
Những sự kiện sau đây được chọn ra từ một danh sách đầy đủ các sự kiện nổi bật về chuyển động của các hành tinh và thiên thể. Mọi thời điểm và phương hướng quan sát là từ góc độ của nước Úc, trừ khi được nói khác đi.

Sự sắp xếp các hành tinh

20 Tháng 1 đến 20 tháng 2

Tất cả năm hành tinh nhìn thấy bằng mắt thường – sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa và sao Mộc – sẽ xuất hiện trên bầu trời buổi sáng. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2005 và là cảnh tượng mà chúng ta có thể quan sát mà không cần kính viễn vọng.

Sao Mộc  một mặt khác

8 Tháng 3

Đây là thời gian tốt nhất để quan sát bầu khí khổng lồ của sao Mộc khi nó tạo thành đường thẳng hàng Mặt Trời-Trái Đất-sao Mộc. Tương tự như mặt trăng tròn, sao Mộc sẽ hoàn toàn được chiếu sáng bởi mặt trời làm cho nó trở nên sáng hơn so với bất kỳ thời điểm khác trong năm nay.
Dùng ống nhòm bạn có thể dễ dàng phân biệt được bốn vệ tinh lớn nhất (Galilê) xếp thẳng hàng ở một phía của hành tinh này.

Nhật thực toàn phần

9 tháng 3

Nhật thực toàn phần sẽ được nhìn thấy từ trung tâm Indonesia và một số đảo Thái Bình Dương. Các vùng lân cận, như miền Bắc Australia và Đông Nam Á, sẽ thấy nhật thực một phần nhưng hãy nên luôn sử dụng kính bảo vệ mắt khi quan sát. Kiểm tra dự báo của NASA.

Mưa sao băng Eta Aquarids

Ngày 6 – 7 tháng 5

Eta Aquarids là một cơn mưa sao băng đẹp đặc biệt, đỉnh điểm có thể lên tới 60 sao băng mỗi giờ ở bán cầu nam (bán cầu bắc có thể nhìn thấy một nửa cơn mưa này). Mưa sao băng này là do Trái đất quét qua cái đuôi bụi đất của sao chổi Halley.
Đêm mồng một âm lịch (ngày 7 tháng 5 dương lịch) sẽ càng thêm ý nghĩa khi có nhiều hơn các ngôi sao băng mờ có thể quan sát được. Hãy nhìn về phía chòm sao Aquarius sau nửa đêm.

Sao Thủy cắt qua Mặt trời

9 tháng 5

Sao Thủy sẽ đi qua giữa trái đất và mặt trời, mặt tối của sao Thủy có thể nhìn thấy được thông qua bề mặt của mặt trời. Việc sao Thủy cắt ngang qua Mặt trời như vậy sẽ không xảy ra nữa cho đến năm 2019 và lần tiếp theo sẽ là năm 2039.
Sự kiện này chỉ có thể được quan sát bằng kính bảo vệ mắt chuyên dụng và một kính thiên văn, bao gồm một máy ảnh lỗ kim. Không may là việc này sẽ không được nhìn thấy từ nước Úc nhưng sẽ được nhìn thấy ở hầu hết các phần còn lại trên thế giới, đặc biệt là miền đông Hoa Kỳ và Đông Nam Châu Mỹ.

Mặt trăng xanh

21 tháng 5

Vào rằm tháng hai âm lịch, sẽ xuất hiện một hiện tượng gọi là trăng xanh. Việc này khá hiếm khi xuất hiện, do đó có câu “trăng xanh một thuở”
Mỗi mùa bạn có thể mong chờ ba lần trăng tròn, nhưng mỗi chu kỳ Mặt Trăng dài 29.53 ngày, nghĩa là trung bình cứ 2.7 năm bạn có thể thấy được mặt trăng tròn lần thứ tư trong một mùa (tháng nhuận âm lịch), bất kể là trăng có thay đổi màu sắc hay không!
(Ed Dunens/CC BY 2.0)
Đừng mong đợi rằng hiện tượng Trăng Xanh thì mặt trăng sẽ được nhuộm xanh. (Ed Dunens / CC BY 2.0)

Sao Hỏa ở một mặt khác

22 tháng 5

Mặt trời và sao Hỏa sẽ ở vị trí đối nhau khi được nhìn từ Trái đất, điều này đảm bảo rằng sao Hoả sẽ được hoàn toàn chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời.
Sao Hỏa sẽ là một điểm sáng màu đỏ rõ ràng trên bầu trời đêm. Dùng một kính viễn vọng 8-10 inch bạn có thể nhìn thấy những vùng tối hơn ở giữa hành tinh màu cam/màu gỉ này.

Sao Thổ ở một mặt khác

3 tháng 6

Sao Thổ sẽ nằm thẳng hàng giữa trái đất và mặt trời, nghĩa là nó sẽ mọc ở hướng đông khi mặt trời lặn ở hướng tây.
Sao Thổ sẽ là một điểm sáng màu kim cương, là thời điểm nó sáng nhất trong năm. Phải cần một kính viễn vọng với kích thước trung bình để quan sát những vành đai nổi danh của nó.

Mưa sao băng Perseids

12-13 tháng 8

A pair of Perseid meteors streak across the sky above desert pine trees in the Spring Mountains National Recreation Area, Nev., on Aug. 13, 2015. (Ethan Miller/Getty Images)
Cặp sao băng Perseid xẹt qua bầu trời phía trên những cây thông sa mạc ở vùng Spring Mountains National Recreation Area, Nev vào ngày 13 tháng 8 năm 2015. (Ảnh: Ethan Miller/Getty Images)
Với lên đến 60 sao băng mỗi giờ, Perseids là một trận mưa sao băng chắc chắn sẽ xảy ra khi Trái đất đi qua các mảnh vỡ của sao chổi Swift-Tuttle.
Vì ngày hôm đó trăng không sáng (mồng 10-11 âm lịch) nên đa số các sao băng đều có thể được nhìn thấy sau nửa đêm.
Các ngôi sao băng sẽ phóng ra từ chòm sao Perseus.

Sự giao nhau của Sao Kim và sao Mc

27 tháng 8

Hai trong số các hành tinh sáng nhất này trong bầu trời đêm sẽ di chuyển về phía nhau trong suốt tháng Tám. Chúng đạt khoảng cách gần nhau nhất (giao nhau) ngay sau lúc hoàng hôn trên bầu trời phía tây (chỉ cách 7 arcminutes, hay ngắn hơn móng tay út của bạn) vào ngày 27 tháng 8.
Jupiter, Venus and the Moon. (European Southern Observatory/CC BY 2.0)
Sao Mộc, sao Kim, và mặt trăng. (European Southern Observatory / CC BY 2.0)

Nhật thực hình khuyên

1 tháng 9

Khoảng cách từ mặt trăng tới Trái Đất sẽ xa hơn một chút so với sự kiện ngày 9 tháng 3, nghĩa là mặt trăng sẽ không hoàn toàn che mặt trời, mà để lộ một vòng sáng (hình vành khuyên) xung quanh mặt trăng.
Lộ trình của nhật thực sẽ đi qua Congo, Tanzania, và Madagascar trước khi kết thúc ở Ấn Độ Dương. Nhật thực một phần sẽ có thể quan sát được ở các nước châu Phi lân cận. Kiểm tra dự báo của NASA.

Siêu trăng đu tiên

16 tháng 10

Lần đầu trong 3 lần xuất hiện siêu Mặt Trăng của năm, khi mặt trăng gần Trái Đất nhất trong quỹ đạo của nó. Nghĩa là chúng ta sẽ thấy Mặt Trăng lớn hơn trên bầu trời và do đó sáng hơn khi được chiếu sáng hoàn toàn bởi mặt trời (trăng tròn) ở phía đối diện chúng ta từ mặt trời.

Siêu trăng lần 2

14 tháng 11

Lần thứ hai trong ba lần xuất hiện siêu mặt trăng trong năm 2016.

Mưa sao băng Geminids

13 – 14 tháng 12

Geminids thường là cơn mưa sao băng đẹp nhất trong năm với lên tới 120 sao băng mỗi giờ, nhưng không may đó là những ngày trăng tròn trong năm nay (có thể nói là một siêu Mặt Trăng) sẽ làm lu mờ tất cả ngoại trừ những sao băng sáng nhất.
Tất cả cơn mưa sao băng khác trong năm nay là do Trái đất quét ngang qua cái đuôi mảnh vỡ của sao chổi, nhưng chỉ độc nhất Geminids là do quét qua một tiểu hành tinh (3200 Phaethon). Tiểu hành tinh này nằm trong chòm sao Gemini (Twins).

Siêu trăng lần 3

14 tháng 12

Siêu Mặt Trăng lần thứ ba và cũng là lần cuối trong năm 2016. Quả là một cách rất tuyệt vời để kết thúc một năm, nhưng đối với sự kiện mưa sao băng Geminids mà nói thì việc xảy ra Siêu Mặt Trăng này thật đáng tiếc.
Alan Duffy là mt nhà nghiên cu tĐại hc Công ngh Swinburne ti Úc. Bài viết này đã đưc công b trướđây trên TheConversation.com