Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) vừa qua đã báo cáo rằng Trái Đất đã mất đi một nửa số động vật hoang dã trong vòng 40 năm qua. Theo các chuyên gia, đây là một tỉ lệ đáng báo động thậm chí vượt quá cả cuộc đại tuyệt chủng của loài khủng long.
WWF biên soạn “Báo cáo Hành tinh sống” (Living Planet Report) mỗi hai năm một lần để đánh giá sự đa dạng sinh học của trái đất. Thông số chủ yếu trong báo cáo này là Chỉ số Hành tinh sống (Living Planet Index — LPI), đánh giá khuynh hướng phát triển của 10.000 quần thể đại diện cho các loài động vật có vú, chim, bò sát, lưỡng cư và cá. Và theo báo cáo mới nhất của WWF thì chỉ số LPI đã suy giảm 52% kể từ năm 1970.
Báo cáo cho thấy số lượng động vật trên cạn đã sụt giảm 39%, trong khi số lượng động vật nước ngọt sụt giảm đến 76% và động vật biển là 39% tính từ năm 1970 đến 2010.
Vậy những phát hiện này quan trọng đến mức nào?
Một nhóm các chuyên gia về bảo tồn động vật hoang dã đã đưa ra những tính toán đáng sợ về ý nghĩa của những con số nói trên.
species
Sự suy giảm dân số của các loài động vật từ năm 1970 đến năm 2010 (WF. 2014. Living Planet Report. WWF International, Gland, Thụy Sĩ) 

Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử Trái Đất

— Ken Norris, Giám đốc khoa học, Hội Động vật học Luân Đôn (Zoological Society of London). Nhóm của ông đã tham gia vào nghiên cứu trong Báo cáo Hành tinh sống.globe_west_2048d   Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử Trái đất (NASA.gov) 
“Sự suy giảm được ghi chép trong báo cáo phản ánh những tác động của loài người, chủ yếu là các hoạt động làm suy thoái hoặc hủy hoại môi trường tự nhiên. Hiện nay đã có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng tự nhiên cung cấp các điều kiện thiết yếu cho nhân loại — không khí, nước, thực phẩm, điều kiện khí hậu, vân vân. Nhưng bên cạnh đó cũng có những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng những tài nguyên này đã và đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi những tác động của con người.
“Điều này có nghĩa là khi con tôi bằng tuổi tôi, chúng ta sẽ xóa sổ khoảng ba phần tư số lượng động vật hoang dã trên Trái Đất. Điều này chưa từng xảy ra trong lịch sử Trái Đất. Đã từng có những trường hợp động vật hoang dã chết hàng loạt nhưng chúng chưa bao giờ bị tiêu diệt ở tốc độ và số lượng như thế này”.
 Một tín hiệu rõ ràng cho thấy điều gì đó thật bất thường
— Chris Nagy, nhà sinh học động vật hoang dã, Giám đốc nghiên cứu và quản lý đất đai tại River Gorge Mianus, Bedford, New York.
6313065268_85f6547f5b_z
Chúng ta không nên đánh mất bất cứ bộ phận nào (Flickr CARLISLE HVAC CC BY)
“Đây là một tín hiệu rõ ràng cho thấy các quần thể động vật trên toàn thế giới đang gặp rắc rối lớn”.
“Tất cả các chủng loài đều là những bộ phận của một hệ thống mà chúng ta cũng là một phần trong đó. Số lượng các động vật sụt giảm đi một nửa là một sự mất mát lớn lao, một sự xuống cấp trầm trọng của cả một hệ thống và đa hệ thống. Những hệ thống này tạo nên một hệ sinh thái toàn cầu mà sự sinh tồn của tất cả chúng ta phụ thuộc vào nó.
“Mỗi loài đều giữ một vai trò nhất định nào đó. Chúng tôi đưa ra một ví dụ có tính hình tượng thế này: Bạn tháo rời chiếc đài ra và lắp lại nhưng thiếu mất hai ốc vít thì điều này thật không ổn chút nào. Đối với một hệ thống như thế này, mà chúng ta lại hoàn toàn không hiểu gì cả,… chúng ta không nên làm mất bất cứ bộ phận nào. … Chúng ta đã thấy ảnh hưởng từ loài ong tự nhiên, báo chí từng đưa tin về nó trong một giai đoạn thời gian. Ở những trang trại lê ở Trung Quốc, họ phải tự thụ phấn cho các cây. Họ dùng bàn chải nhỏ, lấy phấn từ một nơi rồi thụ phấn ở nơi khác”.
“Nếu bạn nhận được một tín hiệu dạng như “chúng ta đã mất 52% các loài động vật trên trái đất” thì đó chính là một hồi chuông cảnh báo có điều gì đó rất bất thường đang xảy ra, và nó cảnh báo rằng điều này cuối cùng rồi sẽ ảnh hưởng đến chúng ta… Sau cùng thì trái đất, hệ thống… sẽ tự cân bằng. Nhưng không có lý do gì có thể đảm bảo rằng chúng ta sẽ thoát khỏi quá trình này. .. Hành tinh này đã 4 tỉ năm tuổi, so ra chúng ta chỉ tồn tại trong một chớp mắt. Và chúng ta cũng có thể biến mất chỉ trong một chớp mắt.”
 Chúng ta thậm chí còn không biết mình đang mất đi cái gì
—Rolf Skar, Tổ chức Greenpeace Hoa Kỳ, Giám đốc chiến dịch trồng rừng.
View of a tree in a deforested area in the middle of the Amazon jungle during an overflight by Greenpeace activists over areas of illegal exploitation of timber, as part of the second stage of the "The Amazon's Silent Crisis" report, in the state of Para, Brazil, on October 14, 2014. According to Greenpeace's report, timber trucks carry at night illegally felled trees to sawmills, which then process them and export the wood as if it was from a legal origin to France, Belgium, Sweden and the Netherlands.  AFP PHOTO / Raphael Alves        (Photo credit should read RAPHAEL ALVES/AFP/Getty Images)
Một cây duy nhất được trồng trong một khu vực bị phát quang ở giữa rừng rậm Amazon ở bang Para, Brazil, vào ngày 14 Tháng 10, năm 2014. (RAPHAEL ALVES /  Getty Images)
Có một thảm kịch khủng khiếp đang xảy ra: chúng ta không biết được giá trị đích thực của những thứ mà chúng ta đang cướp đi từ các thế hệ tương lai, mà chúng lại không thể lên tiếng yêu cầu chúng ta phải dừng lại…. Nếu hai trong ba loài hổ ở Bắc Á tuyệt chủng và chỉ còn lại một loài duy nhất,và chỉ có 400 cá thể còn sống sót; bạn có thể coi đây là một sự mất mát mà thế hệ tương lai sẽ phải sống trong hối tiếc”.
“Ở những nơi mà trước đây từng có sói và sư tử núi ở Bắc Mỹ, bạn có thể thấy toàn bộ sự thay đổi của hệ sinh thái rừng qua những tập quán của hươu, nai và nai sừng tấm… Khi bạn xóa sổ loài động vật ăn thịt uy mãnh nhất trong hệ sinh thái, cơ bản là bạn sẽ chứng kiến sự tuyệt tích của một số loài thực vật.
“Các công ty dược phẩm phụ thuộc rất nhiều vào các hợp chất thiên nhiên để tìm ra những dược liệu tổng hợp mới. Có nhiều trường hợp được ghi nhận về những loài thực vật, cây bụi thấp và cây cao được cho là không có ích lợi gì, nhưng sau này trở thành những loại thuốc chữa ung thư có giá trị. Chúng ta đang vứt bỏ nhiều thứ mà không biết giá trị của chúng”.
“Chúng ta thậm chí còn không biết mình đang đánh mất đi cái gì”.

Không một tia hy vọng

—Tim Caro, giáo sư ngành sinh học động vật hoang dã tại Đại học UC-Davis, Khoa  Sinh học.

Thất vọng sâu sắc mà không có một tia hy vọng (Flickr. Michael Gil CC BY)
[Bản báo cáo] chỉ là một dẫn chứng nữa để chứng tỏ rằng chúng ta có vẻ như sắp phải đối mặt với thảm họa diệt chủng hàng loạt lần thứ sáu… Xã hội và hệ sinh thái đang thay đổi theo khuynh hướng mà chúng ta chưa hoàn toàn hiểu thấu, gần như chắc chắn sẽ dẫn đến sự suy giảm về nguồn cung cấp thực phẩm cho loài người cũng như về những lợi ích mà hệ sinh thái mang lại… Chúng ta đang né tránh trách nhiệm đạo đức cần phải bảo tồn đa dạng sinh học mà không vì lợi ích của riêng mình. … Có rất ít các giải pháp khả thi để ngăn chặn những xu hướng này”.
“Thất vọng sâu sắc mà không có một tia hy vọng”.
threats_lpi_populations_1_484216
Hai nguyên nhân chính đe dọa sự đa dạng sinh học (được tính dựa trên Chỉ số Hành tinh sống) là môi trường sống bị suy thoái và hủy hoại và sự khai thác quá mức qua các hoạt động săn bắt đánh cá của con người (theo WWF 2014.Living Planet Report. WWF International, Gland, Switzerland).

Một khu phố thương mại mà bỏ trống mất một nửa thì không thể vận hành
—Arne Mooers, giáo sư về đa dạng sinh học tại Đại học Simon Fraser
Walking through a deserted mall is eerie. (Flickr  Ben Cremin CC)
Đi qua một khu phố bị bỏ hoang thật là đáng sợ (Flickr Ben Cremin CC BY)
“Một khu phố thương mại mà bỏ trống mất một nửa thì không thể vận hành vì như thế thì có quá ít các hoạt động thương mại và thật là đáng sợ khi đi qua một khu phố bị bỏ hoang như vậy. Nó cũng giống như cảm giác khi bạn đã từng nhìn thấy một khung cảnh thiên nhiên phong phú, rồi sau đó phải đi qua một nơi chỉ còn có một nửa các sinh vật tồn tại: có quá ít những hoạt động sinh thái, cũng giống như khi đi qua một khu phố bỏ hoang vậy, cảm giác đó thật rùng rợn. Vấn đề ở đây là tất cả chúng ta đều biết đến một khu phố sầm uất là như thế nào, nhưng rất nhiều người chưa từng biết về một khung cảnh thiên nhiên đầy sức sống.
“Ít hơn 50% cá thể nghĩa là ít được nghe tiếng chim hơn, ít cá trong những dòng suối, ít nghe tiếng kêu của loài ếch, ít dấu chân động vật hơn để tha thẩn suy ngẫm”.

Những tác động sâu sắc đối với sự vận hành của hệ sinh thái

—Tiến sĩ Douglass McCauley, nhà sinh thái học tại Đại học California-Santa Barbra.
(Flickr / Neil Kremer)
Thế giới tự nhiên quyết định đến sức khỏe của cả hệ sinh thái và của xã hội loài người (Flickr/Neil Kremer CC BY)
Thật là đáng quý nếu những nhà khoa học và quản lý môi trường có được một cái nhìn toàn cảnh về những gì đang xảy ra đối với sự phong phú của thế giới tự nhiên .
“Thế giới tự nhiên quyết định đến sức khỏe của cả hệ sinh thái và của xã hội loài người. Việc phá hủy nghiêm trọng sự đa dạng của tự nhiên đã và đang tác động sâu sắc đến sự vận hành của hệ sinh thái, đến sự lây lan dịch bệnh trong xã hội, đến số lượng thực phẩm mà chúng ta có để ăn và sự đa dạng trong đời sống mà chúng ta trải nghiệm trong suốt cuộc đời. Chúng ta thực sự không hình dung được toàn cảnh những gì đang xảy ra đối với tự nhiên nếu không có những số liệu như vậy”.

Sự thay đổi khí hậu nhanh chóng là một mối đe dọa to lớn

—Malin Pinsky, trợ lý giáo sư, Ban hệ sinh thái, tiến hóa, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại Đại học Rutgers.
  Coral reefs provide food for millions of people around the world.   (IBorisoff/iStock/Thinkstock)
Rạn san hô cung cấp thực phẩm cho hàng triệu người trên thế giới (IBorisoff/iStock/Thinkstock)
“Mặc dù đây là một sự giảm sút ồ ạt số lượng động vật hoang dã nhưng thông thường chúng ta sẽ không nhận ra những thay đổi trong thế giới quanh ta. Báo cáo này sẽ giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng của vấn đề. Những thay đổi này rất quan trọng bởi vì chúng ta dựa vào động vật hoang dã để hỗ trợ sự sống, mà chúng lại hỗ trợ chúng ta hoàn toàn miễn phí. Giống như một người lượm rác không cần thuế, hoặc một người làm bánh mà không cần trả tiền.  Thay thế tự nhiên bằng các giải pháp công nghệ thường là đắt đỏ.
“Rạn san hô cung cấp thực phẩm cho hàng triệu người trên thế giới, đồng thời ngăn chặn sự xói mòn và lũ lụt trên đất liền. Từ những năm 1980, chúng tôi đã nhìn thấy một sự suy giảm 40 phần trăm mức độ che phủ san hô trên toàn cầu. Ngoài ra, có ít nhất 3 tỷ người trên thế giới dựa vào cá là một nguồn cung cấp protein quan trọng. Rất nhiều quần thể cá đã bị suy giảm đáng kể: cá hồng giảm 99 phần trăm, cá ngừ vây xanh giảm 85 phần trăm.
“Để giải quyết vấn đề trước mắt, một trong những biện pháp tốt nhất mà mỗi chúng ta có thể làm là giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, có thể là sử dụng phương tiện công cộng nhiều hơn, đi xe chung hoặc sử dụng năng lượng điện tái tạo cho căn nhà của bạn. Thay đổi khí hậu nhanh chóng là một mối đe dọa to lớn đối với động vật hoang dã.”

Chúng ta đang ở ngã ba đường

—Malcolm McCallum, đồng sáng lập Tạp chí Khoa học Bò sát, Bảo tồn Bò sát và Sinh học. Tác giả của bài báo năm 2007 “Các loài động vật lưỡng cư đang suy giảm hay tuyệt chủng?”
(Francesco Santalucia/iStock/Thinkstock)
(Francesco Santalucia/iStock/Thinkstock)
“Các chủng loài đang biến mất với tốc độ tương đương hoặc nhanh hơn những cuộc đại tuyệt chủng trong quá khứ… Bài viết năm 2007 của tôi về động vật lưỡng cư cho thấy loài lưỡng cư đang tuyệt chủng với tốc độ hàng trăm đến hàng chục ngàn lần so với tốc độ tuyệt chủng bình thường nếu không có con người tác động.
“Sự tuyệt chủng hiện tại có phải là gấp 1000 lần tốc độ tuyệt chủng bình thường hay 200 lần so với cuộc Đại tuyệt chủng kỷ Phấn trắng vẫn đang còn là một đề tài gây tranh cãi trong giới học thuật. Chúng ta đã thấy nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những sự diệt vong trên diện rộng có thể dẫn đến đại tuyệt chủng. … Ở Mỹ, trên 90 phần trăm vùng đất ngập nước và đồng cỏ bản địa đã biến mất. Thế thì có gì đáng ngạc nhiên khi cho rằng phần lớn các chủng loài động thực vật ở vùng đồng cỏ cũng đang gặp rắc rối?
“Hãy nghĩ về nó như một cái võng. Bạn được níu giữ không chỉ bởi một sợi dây riêng lẻ … nhưng nếu bạn cứ tiếp tục cắt dây thì cuối cùng bạn sẽ rơi xuống đất. Chúng ta cần nhận ra rằng chúng ta đang ở ngã ba đường”.

Thời gian sắp cạn

—Laurel Sutherlin, giám đốc truyền thông tại Rainforest Action Network.
Time is running out (Serggn/iStock/ThinkStock)
Thời gian sắp cạn. (Serggn/iStock/ThinkStock)

(WWF. 2014. Living Planet Report. WWF International, Gland, Switzerland.)
Một nửa sự sống đã biến mất trong 40 năm qua (WWF 2014. Living Planet Report. WWF International, Gland, Switzerland).
“Sự tuyệt chủng sắp xảy ra đối với những động vật hoang dã mang tính biểu tượng như đười ươi Sumantra, hổ, và tê giác thực sự là một tội ác đối với các thế hệ tương lai. Con cháu của chúng ta và các thế hệ mai sau nữa sẽ không rộng lượng phán xét lại cha ông của chúng nếu chúng ta để thảm kịch lịch sử này tiếp tục diễn ra ngay trước mắt.
“Vẫn còn thời gian để đưa ra những lựa chọn khó khăn và quyết định hành động để cải cách những ngành công nghiệp có tính phá hoại như dầu cọ và sản xuất bột giấy trước khi quá muộn — nhưng thời gian đang cạn kiệt nhanh chóng và biết đâu chúng ta là thế hệ cuối cùng còn có thể đưa ra được lựa chọn. Nó đòi hỏi tất cả các bên, từ chính phủ đến các tập đoàn đến cả xã hội hợp tác cùng nhau để bảo tồn các loài động vật đặc biệt bằng cách bảo vệ đủ môi trường sinh sống để chúng được sinh tồn. Bây giờ chính là thời gian để hành động”.
Ý kiến đã được chỉnh sửa cho ngắn gọn và rõ ràng.