Mặc dù nói là Tiếng Hán Cổ được tạo nên bởi Lục Thư, nhưng thực tế thì chỉ có Tượng Hình 象形, Chỉ Sự 指事, Hội Ý 會意, Hài Thanh 諧聲 là THẬT SỰ TẠO RA CHỮ MỚI mà thôi, còn Chuyển Chú 轉注 và Giả Tá 假借 là chỉ CHUYỂN từ chữ nầy để CHÚ cho chữ khác, cũng như GIẢ và TÁ chữ có sẵn hoặc đọc thành ÂM khác và có NGHĨA khác mà thôi !
Bây giờ thì ta sẽ tìm hiểu xem CHUYỂN và CHÚ như thế nào nhé !
5. CHUYỂN CHÚ 轉注 :
Chuyển Chú là chuyển hai chữ hoặc một nhóm chữ có cùng âm, cùng bộ hoặc cùng nghĩa lại với nhau. Dùng chữ nầy để phiên âm chữ kia hoặc để giải thích chữ kia, Nói chung Chuyển Chú là cách dùng chữ hơn là cách tạo chữ.
Ví dụ :
* 2 chữ Khảo 考 và Lão 老 ngày xưa có cùng nghĩa là đều chỉ người gìa, cho nên có thể dùng chữ nầy phiên âm giải thích cho chữ kia và ngược lại. Như ...
KHẢO 考 là LÃO 老 và LÃO 老 là KHẢO 考
Hiện nay thì 2 chữ nầy đã có nghĩa khác nhau rồi : LÃO 老 còn giữ được nghĩa là GIÀ, nhưng KHẢO 考 là Khảo Hạch 考核, Khảo Sát 考察, chứ không có nghĩa là GIÀ nữa, chỉ còn có một trường hợp chỉ Già là từ :
TIÊN KHẢO 先考 : có nghĩa là Ông Cha đã Chết. và ...
từ nầy chỉ thấy trên Mộ Bia mà thôi !
Sở dĩ có vấn đề nầy là vì ...
Chữ Hán cổ không phải được tạo ra bởi Một Người, Một Địa Phương, Một Tiếng Nói, Một Thời Đại, mà bởi Nhiều Người, Nhiều Nơi, Nhiều Tiếng Nói, Nhiều Thế Hệ .... Đến đời TẦN, NHỜ Tần Thuỷ Hoàng đốt sách chôn học trò mới thống nhất được một phần văn tự. Đại khái như :
* Chữ PHỐ 圃 là Vườn, chữ VIÊN 園 cũng là Vườn. Bây giờ thống nhất chỉ dùng chữ VIÊN là VƯỜN mà thôi, bỏ chữ PHỐ 圃đi !
* Chữ ĐĩNH 頂 là Phần Cao Nhất. Chữ ĐIÊN 顛 cũng có nghĩa như thế. Nên ta có thể nói ĐĨNH là ĐIÊN và ĐIÊN là ĐĨNH, và 2 từ SƠN ĐIÊN 山顛 và SƠN ĐĨNH 山頂 có nghĩa như nhau là : ĐĨNH NÚI !
孉 歓 歡 * Chữ HOAN 歡 là VUI có đến 4 hình thức chữ nữa : 歓, 懽, 讙, 孉 đều đọc là HOAN và có nghĩa là VUI. Bỏ hết các chữ kia, chỉ sử dụng một chữ HOAN 歡 nầy mà thôi !
Đại khái, chữ Chuyển Chú rắc rối là thế, nên NÓ chỉ dành riêng cho những nhà Nghiên Cứu Văn Tự mà thôi. Ta chỉ nên biết tổng quát như thế là đủ rồi !
6. GIẢ TÁ 假借 : Giả Tá cũng là một trong những cách dùng chữ của chữ Hán cổ. Trong khi xã hội ngày càng phát triển, tiếng nói ngày càng phong phú, mà chữ viết thì lại rất giới hạn, nên mới phát sinh tình trạng mượn chữ đã có sẵn để diễn tả một sự hình dung mới.
Ví dụ :
* Chữ THIỂU 少 là ÍT, mượn cái Ý ÍT nầy để chỉ những người
còn TRẺ, nên chữ THIỂU nầy được đọc là THIẾU, như :
- THIỂU SỐ 少數 : là Số ít.
- THIẾU NIÊN 少年 : là Tuổi Trẻ.
Có còn nhớ bài " Hồi Hương Ngẫu Thư " của Ha Tri
Chương bạn rượu của Lý Bạch không ?
少小離家老大回, THIẾU tiểu ly gia lão đại hồi,
鄉音無改鬢毛催。 Hương âm vô cải mấn mao thôi.
兒童相見不相識, Nhi đồng tương kiến bất tương thức
笑問客從何處來? Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai ?
Có nghĩa :
Trẻ nhỏ xa nhà, già trở lại,
Giọng quê còn đó, tóc như mây.
Nhi đồng gặp gỡ không quen biết,
Cười hỏi nơi nào khách đến đây ?
* Chữ NAN 難 là KHÓ, mượn Ý khó để chỉ Hoạn nạn, nên còn đọc là NẠN, như :
- HOẠN NẠN 患難, NẠN NHÂN 難人.
- GIAN NAN 艱難 : là Khó khăn.
Trong Tăng Qủang Hiền Văn có câu :
Tao NẠN mạc tầm thân. 遭難莫尋親。
Có nghĩa :
Khi gặp hoạn nạn thì đừng có tìm người thân. ( Họ sợ bị vạ lây nên dễ bán đứng mình lắm !). Và câu :
Sơn trung dã hữu thiên niên thọ, 山中也有千年樹,
Thế thượng NAN phùng bá tuế nhân. 世上難逢百歲人。
Có nghĩa :
Trong núi cũng còn có được cây sống cả ngàn năm, chớ ...
Trên đời nầy KHÓ gặp được người sống đến 100 tuổi lắm ! Câu nói nầy chỉ đúng từ Thế Kỷ 19 trở về trước, chớ bây giờ thì bị " phá sản " hoàn toàn ! Cây cả ngàn năm trong núi đã bị bọn phá rừng đốn sạch rồi, cây 100 năm còn khó kiếm, nói chi ngàn năm. Còn con người thì khoa học kỹ thuật tiến bộ, Y học tiến bộ, khắp thế giới nước nào cũng có người sống trên 100 tuổi cả !
GIẢ TÁ còn là cách Vẫn Giữ ÂM ĐỌC Cũ, chỉ mượn chữ có sẵn để Sử Dụng với một NGHĨA KHÁC mà thôi.
GIẢ TÁ còn là cách Vẫn Giữ ÂM ĐỌC Cũ, chỉ mượn chữ có sẵn để Sử Dụng với một NGHĨA KHÁC mà thôi.
Ví dụ :
* Chữ ĐẠO 道 là Con Đường, được mượn để chỉ Đạo là ĐẠO GIÁO. ĐẠO lại có nghĩa là NÓI rằng. Như :
- ĐẠO LỘ 道路 là Đường Đi, Đường Lộ.
- ĐẠO PHẬT, ĐẠO THIÊN CHÚA, ĐẠO HỒI...
- VĂN ĐẠO 聞道 là Nghe Nói Rằng, như trong bài TẠP THI của Thẩm Thuyên Kỳ đời Đường :
VĂN ĐẠO Hoàng Long thú, 聞道黃龍戍,
Tần niên bất giải binh. 頻年不解兵
Có nghĩa :
* Nghe Nói Rằng những người lính thú ở thành Hoàng Long
* Suốt mấy năm ròng vẫn chưa được cho giải ngũ về nhà.
Mở đầu ĐẠO ĐỨC KINH của Lão Tử là câu :
Đạo khả Đạo, phi thường Đạo.
道可道, 非常道。
道可道, 非常道。
Danh khả Danh, phi thường Danh.
名可名,非常名。
名可名,非常名。
Có nghĩa :
* Cái ĐẠO mà có thể NÓI (thuyết giảng) được, thì không phải là cái ĐẠO thường.
* Cái TÊN gọi mà có thể GỌI TÊN được, thì cũng không phải là cái TÊN thường.
Chữ DANH 名 là TÊN cũng được dùng theo lối Giả Tá, bấy giờ DANH là Động Từ, có nghĩa là GỌI TÊN.
Một số chữ Giả Tá vốn không có chữ đó, mượn chữ để diễn một ý khác hơn nghĩa gốc của chữ đó.
Ví dụ :
Chữ KỲ 其 vốn nghĩa là Cái Ky đựng đất. Sau được mượn làm Hư từ nên KỲ có nghĩa là CÁI ĐÓ ĐÓ ( là Phiếm Chỉ Đại từ ). Còn Cái KY vì được đan bằng Tre nên được chồng thêm bộ TRÚC lên trên đầu thành chữ KY 箕 là Cái KY đựng đất.
Chữ KỲ 其 cũng là một hình thức của chữ Giả Tá đó vậy ! Trong Ca dao Nam bộ có câu:
Văn KỲ thinh bất kiến KỲ hình, 聞其聲不見其形,
Bấy lâu nay cách mặt nên tình chửa cam !
Câu chữ có nghĩa:
* Nghe tiếng ĐÓ nhưng chưa thấy được hình bóng ĐÓ.
Khi một sự kiện mới xuất hiện, đã có tên để gọi nó, nhưng chưa có chữ để viết ra nó, thì phải tìm những chữ có sẵn có âm đọc thích hợp để viết ra nó, đó cũng là một cách GIẢ TÁ. Ví dụ các chữ sau đây :
1. 2. 3. 4. 5.
1. CÔNG 公 : Nghĩa gốc là Công Bằng, chữ BÁT 八 ở trên là hình tựợng của 2 tay đưa ra, Chữ TƯ ㄙ ở dưới là cái vòng cong trở về. Một cái cho ra, một cái thu về, vậy là HUỀ, nên Công có nghĩa là CÔNG BẰNG là vì thế. Nhưng nơi nào làm cái việc Công Bằng đó, chính là Cửa Công, là CÔNG MÔN 公門, tức là Cửa Quan đó, nhưng ở Cửa Quan Ai là người cầm cân nẩy mực, chính là các ông quan Tư Đồ, Tư Mã, Tư Không gọi là TAM CÔNG 三公. Ở nhà thì ai cầm cân nẩy mực, chính là Ông Nội Ông Ngoại. Ông Nội là NỘI CÔNG 內公, Ông Ngoại là NGOẠI CÔNG 外公. CÔNG còn có nghĩa là CHUNG như CÔNG CỘNG 公共. Ngoài nghĩa Công Bằng ra ...
Các từ phát sinh là :Công Môn, Tam Công, Nội Công, Ngoại Công, Công Cộng là các từ GIẢ TÁ đó ! Đặc biệt là từ CÔNG CÔNG 公公 để gọi các ông Thái Giám, vì các ông ấy tự ái bởi bị thiến, mất đi Nam Tính, không có râu lại mói giọng eo éo giống đàn bà, nên thích được gọi bằng đàn ông hơn, và để thỏa mãn tự ái nên " chơi " luôn double CÔNG là ... " CÔNG CÔNG " cho... sướng !
2. BẮC 北 : là Hình của 2 người đứng đâu lưng ngược chiều nhau, nên BẮC vốn nghĩa NGƯỢC NHAU, Vì Phương Bắc là cái hướng ngược với ánh sáng mặt trời, nên dùng chữ nầy để chỉ Phương BẮC. Vì vậy BẮC 北 là chữ GIẢ TÁ đã mất luôn nghĩa ban đầu.
Cô minh tinh nổi tiếng là người đẹp cổ điển Lưu Diệc Phi
Bắc phương hữu giai nhân,
北方有佳人,
北方有佳人,
Tuyệt thế nhi độc lập,
絕世而獨立。
Nhất cố khuynh nhân thành,
一顧傾人城,
絕世而獨立。
Nhất cố khuynh nhân thành,
一顧傾人城,
Tái cố khuynh nhân quốc !
再顧傾人國!
再顧傾人國!
Có nghĩa :
- Phương Bắc có người đẹp
- Đẹp nhất đời nhưng chỉ có một mình,
- Nàng nhìn ( chiếu cố là Nhìn nhỏ đến ) một cái thì
nghiêng cả thành trì,
- Nhìn thêm một cái nữa thì nghiêng đổ cả quốc gia !
Nhớ hồi xưa đi học, các bạn hay nói chơi là : Người đẹp cười một cái thì "nghiêng Thùng", cười thêm một cái nữa thì " đổ nước" ! Đó là sắc đẹp " Nghiêng thùng đổ nước " đó !
3. TÂY 西 : Hình con chim được vẽ đơn giản đang về tổ để nghỉ ngơi lúc mặt trời lặn, nên mượn chữ nầy chỉ hướng mặt trời lặn là hướng TÂY. Đối diện với hướng Đông là hướng chính : Hướng mặt trời mọc ! Nên...
ĐÔNG là CHỦ. TÂY là KHÁCH.
ĐÔNG là CHÍNH. TÂY là PHỤ.
ĐÔNG CUNG là TÂY CUNG là Cung của
Cung của Hoàng Hậu. Quý Phi.
Chữ TÂY hiện nay còn dùng để chỉ chung các nước Âu Mỹ và Người Âu Mỹ, Như ... TÂY HỌC 西學, TÂY Y 西醫 và các từ phát sinh...
Ăn cơm TÂY, ở nhà TÂY, cưới vợ TÂY và từ xuất hiện gần đây nhứt là TÂY...BA LÔ !
4. TỰ 自 : Vốn là hình vẽ cái LỔ MŨI. Thường khi nói về mình, người ta hay giơ ngón tay cái lên chỉ ngược về lổ mũi của mình, ý muốn nói " Ta Đây !", nên chữ nầy có nghĩa là TỰ MÌNH, từ kép là TỰ KỶ 自己 . Đây cũng là một chữ GIẢ TÁ mượn cái Lổ Muĩ để chỉ Mình. Ta có các từ chỉ về Mình như sau :
Tự Thân 自身, Tự Mãn 自满, Tự Trọng 自重, Tự Động 自動, Tự Ái 自愛, Tự Hận 自恨, Tự Học 自學, Tự Phát 自發 ... Tự Sinh Tự Diệt 自生自滅 ! TỰ có nghĩa là TỪ ( Hư tự ), như : Tự Cổ Chí Kim 自古至今, có nghĩa : Từ Xưa Đến Nay.
Trong bài Thán Hoa, nhà thơ Đỗ Mục cũng đã Tự trách mình như sau ...
自是尋春去較遲, TỰ thị tầm xuân khứ giảo trì,
不須惆悵怨芳時。 Bất tu trù trướng oán phươngthì.
狂風落盡深紅色, Cuồng phong lạc tận thâm hồng sắc,
綠葉成陰子滿枝。 Lục diệp thành âm tử mãn chi !
Có nghĩa :
Tìm xuân tự biết trễ thôi đành,
Nào oán làm chi xuân hết xanh.
Cuồng phong thổi rụng bao hồng thắm,
Lá đã xanh om, trái trĩu cành !
Trễ hẹn 3 năm, người đẹp đã có 2 con rồi !
5. TẬP 集 : Hình chim bay về đậu trên cây, nên TẬP có nghĩa là GOM LẠI. Ta thường thấy từ TẬP HỌP 集合, TẬP TRUNG 集中, TẬP THỂ 集體, TẬP ĐOÀN 集團, TẬP HUẤN 集訓 ... TẬP là Danh Từ là Quyển Tập, là Tập Phim Bộ. như THI TẬP 詩集, VĂN TẬP 文集, TUYỂN TẬP 選集, TOÀN TẬP 全集 , THƯỢNG TẬP 上集, HẠ TẬP 下集 ....
TẬP LINH ĐÀI 集靈台 là cái đài thờ các vị Tiên Thánh của đạo Giáo ở trong cung vua, nơi mà Dương Quý Phi xuất gia làm Đạo Cô hiệu là Thái Chơn trước khi được vua sủng ái. Hãy đọc bài thơ Tập Linh Đài của Trương Hộ sau đây sẽ rõ :
Nhựt quang tà chiếu Tập Linh Đài,
日光斜照集靈台,
日光斜照集靈台,
Hồng thọ hoa nghinh hiểu lộ khai.
紅樹花迎曉露開。
Tạc dạ Thượng Hoàng tân thâu lục,
昨夜上皇新受籙,
紅樹花迎曉露開。
Tạc dạ Thượng Hoàng tân thâu lục,
昨夜上皇新受籙,
Thái Chơn hàm tiếu nhập liêm lai !
太真含笑入簾來。
太真含笑入簾來。
Có nghĩa :
- Ánh nắng ban mai xiên xiên chiếu lên Tập Linh Đài.
- Cây hoa đỏ đón sương buổi sáng nở ra thật đẹp.
- Đêm qua Thượng Hoàng mới vừa thu nhận người mới.Nên
- Sáng nay, đạo cô Dương Thái Chơn mới mĩm cười mà đi trở vào rèm ( của Tập Linh Đài, sau một đêm được hưởng ơn mưa móc của nhà vua !). Quả là trụy lạc đến cùng cực !
Diễn Nôm :
Nghiêng nghiêng ánh nắng chiếu Linh Đài
Hoa đỏ đón sương nở sớm mai.
Hoàng Thượng đêm qua ban ân sủng,
Thái Chơn cười mĩm vén rèm ngoài !
Chữ GIẢ TÁ hãy còn nhiều, mời đọc thêm bài " Liễn Dán ... Chuồng Heo " thì sẽ rõ thêm !
Xin hẹn bài viết sau.
Mời Xem : 😜CHỮ NHO DỄ HOC....- Đỗ Chiêu Đức (Bài 5): GIÁO DỤC
😝 Chữ Nho Dễ Hoc Bài 4
😝 Liễn Dán Chuồng Heo - Đỗ Chiêu Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét