Hệ
thống tài chính toàn cầu đã trở nên nguy hiểm, không ổn định và phải đối mặt
với một dòng thác phá sản mà những thứ đó sẽ giúp kiểm chứng mức độ ổn định
chính trị và xã hội.
William
White, chủ tịch Ủy ban đánh giá của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế, gồm 34 nước thành viên) và là cựu kinh tế trưởng của Ngân hàng Thanh toán
quốc tế, cho biết căng thẳng trong hệ thống tài chính hiện nay tồi tệ hơn so
với tình hình năm 2007.
Phát
biểu với tờ The Telegraph trước khi bắt đầu Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos,
ông White đã cảnh báo năng lực kinh tế vĩ mô để chống trả với các cuộc
khủng hoảng kinh tế khác cơ bản đã “hoàn toàn cạn kiệt.”
“Nợ
vẫn tiếp tục chất đống trong 8 năm qua và trong mỗi phần của thế giới, nợ đã
đạt đến mức mà đã trở thành một nguyên nhân chủ yếu cho các vấn đề,” ông
nói với tờ báo The Telegraph.
“Nó
sẽ trở nên rõ ràng trong cuộc suy thoái tiếp theo khi nhiều khoản trong đống nợ
này sẽ không bao giờ được hoàn trả hoặc được bù đắp, và điều này sẽ là không
hay cho rất nhiều người khi tin rằng họ đang nắm giữ các tài sản có giá trị gì
đó.”
Thay
vì bàn về khả năng phá sản, ông White cho rằng câu hỏi duy nhất cần được trả
lời là: “Chúng ta có khả năng tận mắt chứng kiến hiện thực và đối mặt với
những gì sẽ đến theo một cách có trật tự hoặc một cách lộn xộn?”
Ông
White cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ gần đây (trong tháng 12 năm 2015) đã lần
đầu tiên tăng lãi suất trong gần một thập kỷ, hiện đang trong một “bế tắc kinh
hoàng,” mang trên vai nhiệm vụ không thể vượt qua là để cố gắng kích thích một
sự phục hồi kinh tế, đồng thời để loại bỏ các thỏa thuận chính sách tiền tệ nới
lỏng.
Ông
cho rằng những thỏa thuận này của Cục Dự trữ liên bang Mỹ và các tổ chức khác
như Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Nhật Bản, chỉ đơn giản làm tăng
tốc độ chi tiêu (điều sẽ cần phải xảy ra trong tương lai), như vậy tạo ra một
vòng nguy hiểm mà bây giờ đang làm mất đi khả năng kích cầu.
“Theo
định nghĩa, điều này có nghĩa rằng ngày mai bạn không thể tiêu tiền,”
ông nói với tờ The Telegraph.
Một
hậu quả khác của những thỏa thuận này là đã làm trầm trọng thêm bong bóng tài
sản tại các thị trường mới nổi như châu Á, khi buộc phải đẩy giá đằng sau cái
đã là – vào thời gian đó – một món nợ được định giá trong một đồng Đô la rẻ.
Điều
này làm cho nợ gồm cả nợ công và nợ tư (trên các thị trường đang hình thành)
tăng tới 185% GDP – một sự gia tăng đáng báo động với 35% so với điểm cao
nhất ghi nhận trong chu kỳ cho vay trước đó vào năm 2007.
Sự
gia tăng của nợ trên một quy mô tương tự đã diễn ra ở các nước trong OECD, nâng
tỷ lệ của nhóm giữa tổng nợ trên GDP tới 265%, theo Business Insider.
Trung
Quốc, trong những tháng gần đây, nằm trong tâm chấn của những lo ngại của thị
trường, đã ghi nhận một sự gia tăng của nợ từ 158% GDP lên đến hơn 282% trong
cùng thời kỳ, theo một phân tích của Bank of America-Merrill Lynch.
Theo
saigondautu.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét