Một số loài động vật hoang dã đã
trở thành nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông do con người gây nên. Ở
một số quốc gia, họ đã sáng tạo không ít các ý tưởng để giúp những loài
động vật này có thể băng qua đường và không bị đè bẹp.
Các công trình xây dựng này được gọi
chung là ‘cầu vượt của động vật hoang dã’, trong đó bao gồm đường hầm,
cầu vượt, cầu sinh thái. Dưới đây là một số cầu vượt độc đáo của động
vật hoang dã từ một số nơi trên thế giới.
1. Cầu sinh thái tại Borkeld, Hà Lan
Đây là cây cầu
vượt của động vật hoang dã ở cao tốc A1. Cao tốc này băng qua những cánh
rừng già ở The Veluwe. Cây cầu được hai kiến trúc sư Zwarts và Jansma
thiết kế.
2. Cầu sóc Nutty Narrows, Washington, Mỹ
Amos Peters đã đưa ra ý tưởng xây dựng
cây cầu dành cho những chú sóc này. Cây cầu là địa điểm khá phổ biến ở
Longview, Washington trong hơn 40 năm qua và vào năm 1983, cây cầu được
phục hồi toàn diện.
3. Cầu cua, đảo Giáng sinh, Úc
Cây cầu nhôm này
có thể được quan sát trên đảo Christmas, ở lãnh thổ nước Úc. Nó được xây
lên để bảo vệ những chú cua đỏ (Gecarcoidea natalis) của đảo Giáng sinh
trong giai đoạn di cư với số lượng đáng kể.
Nhà Quảng Cáo
4. Công viên quốc gia Banff, Canada
Công viên quốc gia ở Alberta này có công
trình xây dựng dành cho động vật băng qua đường lớn nhất trên toàn thế
giới, theo Parks Canada.
5. Cao tốc ong, Na Uy
Đây là công trình xây dựng dành cho ong
đầu tiên với mục đích để chúng có thể bay vù vù qua xa lộ. “Đường cao
tốc ong’ này được thiết kế dựa trên kiểu căn hộ The Oslo. Con người nghĩ
ra ý tưởng này để bảo vệ loài ong mật đang có nguy cơ tuyệt chủng và
những loài côn trùng khác vốn rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
6. Đường hầm rùa, Nhật Bản
Công ty đường sắt Tây Nhật Bản đã hình thành ý tưởng làm đường hầm để cứu những chú rùa khỏi bị mắc kẹt ở đường ray của tàu.
7. Birkenau, Đức
Chiếc cầu vượt của động vật hoang dã này được xây dựng trên Đường cao tốc B38 ở Birkenau, Đức.
Ngay cả động vật lưỡng cư cũng có đường hầm của riêng mình …
8. Đường hầm cóc Powys, Mid Wales
9. Các đường hầm của ‘bộ có đuôi’ (các loài kỳ giông, sa giông và cá sóc), Massachusetts, Mỹ
10. Đường hầm dành cho voi, Cộng hòa Kenya
Tất nhiên, không ai muốn chạm mặt với những chú voi khổng lồ ở giữa đường. quốc lộ.
Ý tưởng làm đường hầm dành cho voi được
khởi nguồn từ dự án Mount Kenya Trust, cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm
bảo tồn động vật hoang dã Lewa, Trung tâm bảo tồn Borana, Dịch vụ động
vật hoang dã Kenya và Cục Lâm nghiệp Kenya.
Thanh Hoa.
(daikynguyen.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét