Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Truyền Thông Đức: " TQ Kinh Doanh Trên Mạng Người""


Mới đây, hãng truyền thông Deutsche Welle của Đức đã có bài viết với tiêu đề “Kinh doanh trên mạng người”, lột trần tội ác buôn bán nội tạng tử tù ở Trung Quốc Đại Lục, bài viết lấy phim tài liệu “Mổ cướp sống” làm chứng cứ lột tả sự thật ghê tởm của tội ác này.
Truyền thông Đức: Sự thật khủng khiếp hơn tưởng tượng

Ngày 13/2, hãng truyền thông Deutsche Welle đã trích dẫn lại bài viết trên tờ Hörzu (Đức) liên quan đến tội ác buôn bán nội tạng ở Trung Quốc Đại Lục. Bài viết cho rằng: “Mọi người đều biết về tội ác buôn bán nội tạng tử tù ở Trung Quốc Đại Lục trong những năm qua. Ngày nay, bộ phim tài liệu đã cho chúng ta hiểu: Sự thật còn ở mức độ khủng khiếp hơn tưởng tượng.”
Theo bài viết, Trung Quốc là nước có dân số hàng đầu thế giới, cũng là nước có số tù nhân tử hình nhiều nhất. Về phẫu thuật cấy ghép nội tạng, Trung Quốc cũng là nước đứng hàng thứ hai, sau Mỹ. Hai số liệu này (thi hành án tử hình và cấy ghép nội tạng) có quan hệ mật thiết với nhau. Hàng năm Trung Quốc có hàng ngàn tù nhân bị tử hình, bắt đầu từ thập niên 70 thế kỷ trước, nội tạng tử tù đã được dùng cho cấy ghép. Bộ phim “Mổ cướp sống” từng giành nhiều giải thưởng danh giá đã cho chúng ta biết sự thật còn tàn khốc hơn những gì mọi người tưởng tượng.
Theo bộ phim: Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mổ cướp lấy nội tạng từ chính người đang còn sống để bán kiếm lời. Trong phim, các bệnh nhân kể lại, chỉ cần họ có đủ tiền là dễ dàng có được nội tạng. “Một quả thận khoảng 40 ngàn Đô la Mỹ, một lá gan khoảng 50 ngàn Đô la Mỹ. Giá tại các bệnh viện khác nhau cũng có chênh lệch.”
Tội ác giết người không chùn tay cũng vì thế sinh ra, trong đó nạn nhân phổ biến nhất là những học viên Pháp Luân Công. Bộ phim cũng đưa hình ảnh một người làm việc trong hệ thống bệnh viện ở Trung Quốc Đại Lục cho biết, chính chị này đã tham gia vào quá trình mổ lấy nội tạng của nhiều học viên Pháp Luân Công, sau đó đưa họ đi hỏa thiêu.
Bài viết cũng đưa ý kiến chính quyền ĐCSTQ bác bỏ cáo buộc của bộ phim này và nhấn mạnh từ ngày 1/1/2015, hoạt động cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc chỉ sử dụng nội tạng hiến tặng, không cho phép dùng của phạm nhân tử hình. Nhưng “con số ca phẫu thuật không ngừng gia tăng nên giới chuyên gia không thể không nghi ngờ.”

Tội ác vượt quá sức tưởng tượng của những người lương thiện

Theo thông tin từ mạng Minh Huệ, từ năm 1999 – 2007, thị trường cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc Đại Lục phát triển nhanh chóng. Đặc biệt vào năm 2003, số ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc tăng vọt lên gấp bội. Từ năm 2003 – 2006, xuất hiện phong trào du lịch cấy ghép tạng ở Trung Quốc. Ở Trung Quốc, thời gian chờ đợi để có tạng cấy ghép chỉ khoảng 1 ~ 2 tuần (nước ngoài cần 2 ~ 3 năm).
Ông Hoàng Khiết Phu, người phát ngôn của hệ thống y tế Trung Quốc khi trả lời chất vấn của truyền thông quốc tế đã đưa ra ít nhất 7 cách giải thích khác nhau. Cuối cùng, dưới áp lực chất vấn của cộng đồng, ĐCSTQ đã thừa nhận nguồn gốc nội tạng phẫu thuật đa số lấy từ tội phạm tử hình.
Nhưng theo chứng cứ thu thập được của Tổ chức Quốc tế Điều tra Pháp Luân Công, thời gian nguồn cung nội tạng tăng vọt ở Trung Quốc diễn ra trùng với thời gian ông Giang Trạch Dân phát động bức hại Pháp Luân Công, chính ông ta cho phép mổ cướp nội tạng của học viên Pháp Luân Công.
Báo cáo Điều tra của Tổ chức Quốc tế Điều tra Pháp Luân Công chỉ ra, có 6 loại chứng cứ chứng minh Trung Quốc có kho người sống khổng lồ để sẵn sàng cung cấp nội tạng. Kho người sống này chính là con số hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công bị bắt bớ phi pháp. Hiện nay tội ác này không những không dừng lại mà còn gia tăng, vì thế tuyên bố từ năm 2015 Trung Quốc chỉ dùng nội tạng hiến tặng là lời dối trá.
Báo cáo nhận định, tội ác của ĐCSTQ vượt quá sức tưởng tượng của những người lương thiện bình thường.
Theo Secretchina
Tinh Vệ biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ÂN CHÚA NHIỆM MẦU - Nguyễn Kim Trân

  ÂN CHÚA NHIỆM MẦU Đức Thánh Chúa giáng sinh nơi máng cỏ Chốn trần gian nào hiểu rỏ ngọn ngành Lại chẳng nghe lời Đức Chúa giảng sanh Nên b...