Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Phu Nữ Đòi Quyền Đi Xe Đạp ở Dãy Gaza


Một cuộc cách mạng xã hội âm thầm diễn ra ngay trong lòng một trong những lãnh thổ Hồi giáo hà khắc nhất, dải Gaza, và bắt đầu nó chỉ là một nhóm phụ nữ đi xe đạp.
Theo một phóng sự trên New York Times hôm 22/2, bốn người phụ nữ ở dải Gaza bắt đầu đạp xe như một sở thích từ cuối tháng 12/2015. Một sự việc bình thường ở hầu hết mọi nơi trên thế giới thì lại là sự kiện gây khó chịu và bất bình tại mảnh đất mà phong trào Hồi giáo cực đoan Hamas đang quản lý.
Năm 2010, một nhà báo ở Gaza tên là Asmaa al-Ghoul đã bị nhổ nước bọt và đe dọa sau khi bà và 3 người bạn ngoại quốc khác đạp xe từ mũi phía nam tới thành phố Gaza City nhằm phản đối luật bất thành văn cấm phụ nữ đạp xe.
Một người đàn ông 33 tuổi từ chối nêu tên tức giận nói với phóng viên New York Times: “Vai trò của người phụ nữ của chúng tôi là vâng lời chồng và chuẩn bị đồ ăn cho chồng trong ngôi nhà, không phải là đi cạnh tranh với đàn ông hay đạp xe ngoài đường”. Ông này gọi bốn người phụ nữ đi xe đạp là “ghê tởm và xấu xí”.
Lời của ông này phản ánh quan điểm của phần đông đàn ông ở Gaza sau khi một vài tin tức về nhóm phụ nữ đi xe đạp được đăng tải trên truyền thông Palestine.
Nhưng không phải ai cũng phản đối nhóm phụ nữ này. Một phần nhỏ dường như không cảm thấy bị ảnh hưởng gì bởi việc phụ nữ di chuyển bằng xe đạp. Ông Abdul Salam Hussein, 53 tuổi được New York Times phỏng vấn: “Phụ nữ đi xe đạp thì có sao? Con người đã tới cả mặt trăng rồi kìa!”.
Ahmad Muheisin, một nhân viên thuộc bộ thể thao và thanh niên Gaza nói rằng việc phụ nữ đi xe đạp ở nơi công cộng là trái ngược với các giá trị của Gaza, tuy nhiên ông sẽ không đứng ra ngăn họ lại trừ khi các lãnh đạo Hồi giáo ra lệnh.
Chính quyền Hamas cấm phụ nữ tham gia chạy marathon năm 2013, thậm chí từng cấm phụ nữ ngồi đăng sau xe máy do đàn ông lái, nhưng thất bại.
Amneh Suleiman, một giáo viên tiếng Anh 33 tuổi, một trong 4 phụ nữ khởi xướng việc đạp xe công cộng nói: “Với nhiều người, việc một phụ nữ đi xe đạp hay làm gì đó bên ngoài thật lạ lẫm và gây sốc. Với họ, việc này đi ngược lại truyền thống của chúng tôi, nhưng trong tôn giáo của chúng tôi không hề cấm điều đó,
Việc cấm đoán này phải chấm dứt và tôi đang cố gắng truyền tải một thông điệp. Phụ nữ đóng vai trò tích cực trong xã hội và có quyền tự do”.

Minh Trí tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vùng đất cuối cùng của vương quốc Champa nay là hai tỉnh nào của nước ta?

Vanvn - Tỉnh Bình Thuận và tỉnh Ninh Thuận nguyên là vùng đất Panduranga – phần lãnh thổ cuối cùng của vương quốc cổ Champa (hay còn gọi l...