Con
sông trải dài hơn 6 km xuyên qua rừng Amazon với nhiệt độ trung bình 86
độ C, khiến hầu hết động vật mất mạng nếu vô tình rơi xuống nước.
Tên gọi của dòng sông nghĩa là "sôi sục với hơi nóng Mặt Trời" trong ngôn ngữ địa phương. Ảnh: Sofia Ruzo.
|
Theo IFL Science, Andrés Ruzo, nhà vật lý địa chất quốc tịch
Peru, là người đầu tiên chú ý đến sông nước sôi vào năm 2011. Con sông
được cộng đồng người bản xứ sinh sống trong rừng Amazon biết đến từ
nhiều thế kỷ, nhưng chưa xuất hiện chính thức trên bản đồ. Tuy nhiều câu
hỏi về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kỳ lạ này chưa có lời giải,
nghiên cứu của Ruzo giúp hé lộ một số bí mật gắn với con sông.
Những nguồn nước nóng tự nhiên không phải điều mới mẻ. Suối địa nhiệt
có mặt ở khắp nơi trên thế giới như Iceland và Yosemite, Mỹ. Các dòng
suối kiểu này luôn nằm gần núi lửa, nhưng sông nước sôi ở Peru cách
trung tâm núi lửa gần nhất hơn 700 km.
Trong tiếng địa phương, con sông mang tên Shanay-timpishka, có nghĩa
"sôi sục với hơi nóng Mặt Trời". "Điều lý thú nhất là kích thước của con
sông. Sau cùng, không nhất thiết phải có một ngọn núi lửa để suối nước
nóng hình thành, nhưng khi không có núi lửa ở gần, những dòng suối
thường không lớn đến mức này", Ruzo nhận xét.
Sông nước sôi dài 6,24 km và có nhiệt độ trung bình 86˚C. Do phần lớn
lòng sông rộng hơn một con đường hai làn, lượng nhiệt cần thiết để đun
nóng toàn bộ thể tích nước đến nhiệt độ cao như vậy phải ở mức vô cùng
lớn.
Adrés Ruzo bắt đầu nghiên cứu dòng sông từ năm 2011. Ảnh: Devlin Gandy.
|
Trong một bài phỏng vấn, Ruzo cho biết con sông đủ nóng để giết chết
hầu hết động vật rơi xuống nước. Theo Ruzo, bộ phận đầu tiên bị hủy hoại
là mắt, sau đó da thịt của nạn nhân bắt đầu bị dòng sông luộc chín.
Một câu hỏi lớn là lượng nhiệt của dòng sông bắt nguồn từ đâu. Phân
tích hóa học do Ruzo tiến hành chỉ ra nước sông đến từ những cơn mưa.
Sau khi rơi xuống, nhiều khả năng nước mưa thấm sâu xuống lòng đất, nơi
nó được đung nóng bởi địa nhiệt của Trái Đất, trước khi chảy vào vùng
rừng Amazon. Nói cách khác, dòng sông là một phần của hệ thống thủy
nhiệt khổng lồ.
Ruzo chia sẻ trước khi tiếp cận dòng sông, anh nghi ngờ nó có thể do
một giếng dầu hoặc khí gas gây ra. Dù Ruzo đã có kết luận sau nghiên
cứu, anh quyết định đẩy lùi ngày công bố cho đến khi chính phủ Peru có
biện pháp bảo vệ dòng sông trước những đối tượng khai thác trái phép.
Phương Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét