Bài văn điểm 0 của một học sinh tại Tứ Xuyên khiến nhiều người chấn động tâm can, nó cũng được cư dân mạng xưng là “tác phẩm đặc biệt”. Bây giờ chúng ta hãy cùng đọc thử tác phẩm đặc biệt hiếm có ở Trung Quốc này!
Sự công bằng kiểu Trung Quốc
Báo chí nước nhà cho
biết, giá bất động sản Trung Quốc đã tăng vọt gấp 20 lần trong thập niên
vừa qua. Khi mà tất cả những thanh niên có hoài bão không thể ngóc đầu
lên được vì bị giá nhà đè bẹp, vậy công bằng ở đâu?
Mức
lương tháng của những người bình thường chỉ đủ để mua nửa mét vuông bất
động sản mỗi tháng, trong khi bất cứ chiếc đồng hồ nào của “Đại ca Đồng
hồ” (chỉ quan chức Dương Đạt Tài đeo đồng hồ hàng hiệu khi đi kiểm tra
hiện trường một vụ tai nạn) cũng trị giá hàng chục ngàn tệ, và “Đại ca
Đồng hồ” thậm chí còn tuyên bố rằng mình sở hữu hàng chục đồng hồ như
thế.
Đại ca Đồng hồ còn nói rằng ông
ấy có rất nhiều căn hộ ở Bắc Kinh. Thế nên mắt tôi gần như bật ra khỏi
tròng khi đọc đề bài thi này. Thật may là sau đó xuất hiện một “Đại tẩu
Nhà đất”, người mà bằng những hành động của mình đã nói với “Đại ca Đồng
hồ” rằng: Ngươi chẳng là cái thá gì cả, đồ trẻ ranh!
Rốt
cuộc trên báo chí tràn ngập tin tức cho biết “Đại tẩu Nhà đất” có hàng
chục căn hộ ở Bắc Kinh, cộng thêm 4 cuốn sổ đăng ký nhà. Những cuốn sổ
đó là thật, và bà ấy có 4 số chứng minh nhân dân khác nhau (4 nhân thân
hợp lệ khác nhau).
Lần này, tròng
mắt của tôi mới thật sự rơi ra, mò mẫm cả nửa ngày trời mới khảm lại
được. Vậy mà, các bộ ngành liên quan lại im lặng không lên tiếng, không
có ai phải gánh chịu trách nhiệm và cũng không có một ai bị dính líu
trong chuyện này. Đột nhiên, tôi đã thấy được “sự công bằng”.
Khi
“Phú nhị đại” (tức “thế hệ giàu có thứ hai” của Trung Quốc, bao gồm con
cái của những ông chủ tập đoàn lớn hoặc quan chức chính phủ) chạy những
chiếc xe đua hạng sang cầm theo những bó hoa tán gái ở công viên, khi
tiếng xe đua vang ầm lên và những làn khói từ trong bô xe tạt mạnh vào
mặt tôi, tôi đang nghĩ, sao bố tôi lại không phải là Lý Cương nhỉ? Loại
tư tưởng tiêu cực này mặc sức tràn ra khiến tôi uể oải nhụt chí.
Nhưng
ngay chính lúc này sự tích người bạn học tên Quách Mỹ Mỹ lại kịp thời
nhắc nhở tôi, khi mà bố ruột không thể dựa dẫm được nữa, thật ra còn có
một loại người gọi là “bố nuôi”, nhưng đáng tiếc là những ông bố nuôi ấy
chỉ thu nhận con gái nuôi chứ không nhận con trai nuôi.
Khi
hội chữ thập đỏ Trung Quốc mập mờ nói không rõ ràng về những khoản chi
cho việc chăm sóc những người tàn tật, khi Quách Mỹ Mỹ khoe khoang những
món đồ xa sỉ trên thân, khi có người chất vấn Quách Mỹ Mỹ, cô nói với
mọi người rằng, cô còn có những món đồ xa xỉ hơn thế nữa.
Thế là, lãnh đạo hội chữ thập đỏ vội vàng bày tỏ thái độ: “Chẳng ai từng nói như vậy cả!”.
Người bạn Quách Mỹ Mỹ đã dùng hành động thực tế để bảo vệ lợi ích của
bản thân mình, phô bày phẩm chất cao quý của một thế hệ thanh niên mới.
Cô ấy đã dùng đôi chân trắng muốt của mình một lần lại một lần nữa đứng
trên bục nhận thưởng chí cao vô thượng của hội chữ Thập đỏ.
Công
bằng ư? Tôi vẫn mãi luôn khao khát một cuộc đời “công bằng”, nơi mọi
người đều bình đẳng, nơi luật pháp là tối thượng, nơi nhân viên quản lý
đô thị không đánh đập dân thường, nơi hiệu trưởng không vào khách sạn
với nữ sinh, nơi bác sĩ chỉ tập trung chữa trị cho bệnh nhân.
Nhưng
tôi sinh ra trong xã hội này, hít thở bầu không khí ô nhiễm cao độ, ăn
những loại thực phẩm có thể giết chết tôi bất cứ lúc nào. Nhìn vị giám
đốc công ty thuốc lá quốc doanh thu về bạc triệu, tôi đã thử hỏi rằng,
bạn có thấy công bằng hay không?
Liệu
bạn có tin rằng giấc mộng Trung Hoa sẽ trở thành hiện thực? Không kể
bạn có tin hay không, dù sao đi nữa thì tôi tin rồi. Khi hơn mười ngàn
con lợn chết bị vứt xuống sông Hoàng Phố, tôi nhận ra rằng nếu tôi không
tin vào “sự công bằng” này, tôi rồi cũng sẽ có kết cục như chúng.
Tôi
vẫn mong chờ một cuộc đời “công bằng”, nơi các quan chức trung thực và
làm việc thật sự, nơi các doanh nhân kinh doanh có lương tâm, nơi giá
nhà không cao ngất ngưởng đến lố bịch, nơi con người sống trong hạnh
phúc và mãn nguyện.
Còn vài phút nữa
thôi phải nộp bài thi này rồi, tôi biết rõ rằng bài viết của tôi sẽ
động chạm đến trái tim nhỏ bé đó của vị giám khảo. Em xin cho thầy một
đề nghị, thầy cứ cho em điểm 0 vậy.
Em
không sợ đâu, sữa bột Sanlu có độc còn không giết chết em thì một điểm 0
nào có hề hấn gì. Xin đừng do dự, hãy ngoạc bút vào ô điểm, rồi giám
khảo có thể đi đánh mạt chược…”.
Tiểu Thiện, dịch từ NTDTV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét