Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

FM 974 :Câu Chuyện Thê Giới Trong Tuần Yemen: Một Đêm Với Dân Làng Al- Qaeda



FM974
Chuyện Thế Giới Trong tuần
Thứ hai 13/06/2016



    Trời chưa đầy nắng hẳn, nhưng cái nóng vừa lên của buổi trưa, cũng đủ làm cho mùi lá úa và hơi sương rừng tỏa ra thoang thoảng hương thơm đâu đó, từ phía dưới chân núi, dân làng, lưa thưa, lác đác từng nhóm nhỏ, bước vội vàng lên khu lều vải, được dựng trên một khoảng đất trống rộng, lưng chừng triền, từ mấy ngày trước không xa ven làng bao nhiêu.

    Tụ tập bên triền núi, đám thanh niên, ung dung nhắm súng tiểu liên Nga sô, bắn lên trời liên tiếp từng tràng một, cười vang vang, cả một khu rừng rộng, tiếng súng xem ra quá gần, có lúc tưởng chừng như xé ngang nóc lều. Chừng hơn mươi người đàn bà, áo chùng dài đen, che kín mặt, vừa đi vừa đưa tay lên miệng, vỗ thành những tiếng kêu lanh lảnh, theo nhịp khi lên khi xuống, làm dấu hiệu cử hành ăn mừng, một thói quen, quen thuộc mà hầu hết người dân miền Trung đông thường làm. Trong căn lều trang hoàng đầy hoa lá xanh mướt và khăn vải đủ màu, cô dâu, vừa tròn mười sáu tuổi, mặc áo chùng dài trắng tinh, ngồi để hai tay lên hai bên đùi, lặng thinh, kiên nhẩn, chờ gặp chú rể lần đầu tiên. Người phóng viên Đức quốc, không nghĩ và chưa nghĩ là mình lại có dịp ở một đêm, trong cái làng nhỏ bé, hẻo lánh, hoang vu của một quốc gia, mà mọi người, đều chỉ tay vào nó, xem như là cứ địa của tổ chức khủng bố Al - Qaeda, đã và đang gây sợ hãi trên khắp thế giới nhưng không phải ai cũng có dịp may hiếm hoi, được mời đến ăn cưới tại cái làng mang tên Al - Qaeda.
    Có một điều rõ ràng, ngôi làng mang tên này, không có một sự liên hệ giây mơ rễ má gì, tới cái tên của nhóm khủng bố Al – Qaeda cả, ở đây, chữ Al – Qaeda có nghĩa là “cái chỗ ở chính”, tên của ngôi làng nhỏ, nằm hiu quạnh theo chân dãy núi đá cao và rừng hoang rậm rạp, trong vùng phía tây của nước Yemen, giữa đường từ thủ đô Sana’a tới thành phố Taiz. Dân làng này thường nói đùa, vì có tên nơi cứ trú là Al – Qaeda trong sổ thông hành, cho nên, họ không thể xin được chiếu khán nhập cảnh của nước nào cả, thêm một điều khác nữa, tại một quốc gia, được ai cũng biết đến là đất sinh ra tên trùm khủng bố Bin Laden, đã chết, nơi chiến hạm Cole của Hoa kỳ bị bom phá hư nặng năm 2000 và gần đây hơn, là nơi huấn luyện chàng thanh niên mang bom dấu trong quần lót Umar Farouk, người mưu toan cho nổ chuyến bay từ Hòa Lan về thành phố Detroit của Mỹ, hôm lễ giáng sinh năm 2011, thì sự việc ngẩu nhiên, trùng hợp tên đã làm cho cái làng Al – Qaeda trở thành “còn chút gì để nhớ”.
   Đầu tháng 5, chuyện đi xe đò lên xuống xứ Yemen, dù đang có đánh nhau giữa quân Houthi và quân chính quyền ở Sana’a, nhưng vùng nào của phe nào kiểm soát, dân chúng đi lại, tương đối buôn bán bình thường, trừ những lúc, những chỗ bị máy bay của không quân Á Rập Saudi bỏ bom, cũng còn đi được và vui vẻ, tại một trạm ngừng, để nghỉ giải lao, trên đường từ thủ đô Sana’a về thành phố Taiz, một người đàn bà đi cùng chuyến xe, tên Habiba, to mập ngồi, hàng ghế bên kia, vói qua, vén tấm màn che mặt ra, mời người khách lạ, người phóng viên Đức quốc, kế bên, đến tham dự ngày cưới của cháu trai bà ta, sẽ tổ chức tại làng Al- Qaeda, bà mĩm cười trấn an, anh ta bằng cách vỗ nhẹ lên vai, nói thêm, dĩ nhiên là không phải cái Al – Qaeda đó đâu mà sợ.
    Lễ cưới được cử hành theo nghi thức cỗ truyền Yemen là lạ, từ trang hoàng tới thức ăn và những lá cờ màu đỏ thẳm. Là người khách lạ, được mời, người phóng viên Đức quốc được chủ nhà dành cho cái giường ngủ độc nhất có trong nhà, tất cả những người còn lại trong gia đình nằm ngủ san sát nhau dưới sàn gạch. Mặc dù thức ăn không nhiều, để chia cho nhau nhưng dĩa ăn của anh này luôn đầy ắp thịt thà, buổi lễ bị trở ngại vài lần vì việc cúp điện, chủ nhà giải thích, cũng giống như các thứ khác ở Yemen hiện giờ, điện thiếu hụt là chuyện quen rồi. Phần lớn đất nước Yemen, những vùng vô luật lệ ngày càng tăng, nhất là trong tình hình cuộc chiến hiện tại giữa phe người Houthi và quân của chính quyền, và nạn thất nghiệp nghèo đói lan tràn đủ chỗ, nước, dầu hỏa và tiền bạc hình như đang cạn dần. Anh của chàng rể tên Bandar, là người tài xế lái xe đưa người phóng viên khách về lại thành phố Taiz ngày hôm sau, chỉ những con đường mới chạy dọc theo đường họ đi nói rằng, tất cả đều được làm nên bằng tiền viện trợ của ngoại quốc, không thấy mặt chính quyền Yemen đâu cả.
    Là thứ cần tới và phải có trong đời sống, cưới hỏi là việc hết sức quan trọng và hết sức bảo thủ tại Yemen, đàn bà dường như phải làm hết mọi thứ, mọi chuyện trong ngày cưới, trong nhà của chị anh Habibas, môt nhóm đàn bà ồn ào, lăng xăng đi lên đi xuống, chuẩn bị cho bữa tiệc, dành riêng cho giới phụ nữ không thôi, miệng phun nhổ đầy lá “Khat”, một loại thuốc lá giống như cần sa, thứ lá mà hầu hết người dân cả nước thường nhai. Cũng giống như phần lớn những người Yemen khác, họ chống đối chính sách can dự vào vùng Trung đông của Hoa kỳ nhưng những sự bực tức về chính trị, sau đó dễ dàng quên lảng, khi có người khác hỏi han về trời trăng mây nước, đường xá đất đai. Chủ nhà và gia đình tặng người phóng viên Đức quốc, chai dầu thơm do họ tự tay pha chế và nhiều thứ kẹo ngọt, để đổi lại, họ đòi người này, biểu diễn cho họ xem, người tây phương nhảy múa như thế nào, khi bữa tiệc cưới bắt đầu.
    Có một lúc, một người đàn bà, tiến lại gần người phóng viên, với nét giận dữ hiện rõ trên mặt, chồng bà là một trong số những người tù khủng bố, còn đang bị giam giữ tại trại tù Guantanamo ở Cuba, theo bà, ông ta chỉ đi theo đứa em gái, làm đám cưới với một anh người Á Rập, người này theo nhóm khủng bố ở A Phú Hản, nhưng ông bị quân Mỹ bắt trong vùng Kandahar, hơn mười năm rồi, bà chờ tổng thống Mỹ, Obama ra lệnh đóng cửa nhà tù đó và thả tự do cho chồng bà về với gia đình. Hơn phân nửa tù nhân còn lại trong trại Guantanamo là người xứ Yemen, việc chuyển giao khỏi tù về đây, đã bị đình lại, sau khi có vụ mưu toan nổ bom trên chuyến bay về Detroit ngày giáng sinh năm 2011, dân ở làng này cũng cho biết thêm, Ali Al Shihri, một trong số tù nhân được thả, đã trở lại hoạt động cho nhóm khủng bố ngay khi ra khỏi trại tù, hiện anh ta là chỉ huy phó của nhóm Al Qaeda ở vùng bán đảo Á Rập.
    Buổi sáng sau tiệc cưới, lúc người phóng viên Đức quốc, sửa soạn rời làng Al Qaeda, trong số những người khách Yemen đến dự là cô con gái còn rất trẻ, tên Mona, đến ôm hôn chào tiển biệt và nói lớn “xin ông đừng quên tôi”. Khi người phóng viên bước lên xe hơi, một người anh của chú rể cũng bắt tay, cười vui và dặn dò “xin cẩn thận, có rất nhiều người xấu ở chỗ đó, tức là ở thủ đô Sana’a, không phải giống như người ở làng Al Qaeda này đâu”, anh tài xế ngồi chờ, gật đầu đồng ý, sương rừng chưa tan, mặt trời chỉ vừa hé lên đâu dó, một chút hơi lạnh lướt qua mặt, người phóng viên đưa mắt nhìn ra xa, chiếc xe đò cũ kỹ chầm chậm, chạy quanh theo con đường đất cong queo ngoằn ngoèo xuống chân núi.

    Người phóng viên nói khẻ “thì ra cũng có nơi mang tên Al Qaeda nhưng một Al Qaeda hiền lành và dễ thương, một đêm với dân làng Al Qaeda, có lẽ sẽ là một đêm không bao giờ quên được, trong đời làm phóng viên của mình”. Trên núi cao lẻ loi, vài tiếng súng nổ lác đác, tiếng súng vui mừng, sau đêm tân hôn chứ không phải là tiếng súng hận thù, ác nghiệt, bạo tàn của Al Qaeda nào đó.
   

Thuyên Huy
Monday 13/06/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẠT NHÒA -Thơ Thái Huy và Thơ Họa (14 Bài )

  NHẠT NHÒA Ngó kìa cánh tuyết lửng lơ rơi Phủ ngập không gian cả đất trời Hơi gió lùa vô làm tái lạnh Nỗi buồn ập tới khiến chơi vơi Đang c...