Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Câu chuyện thương tâm trong Cung điện Mùa hè ở Thái Lan

Tai nạn xảy đến khi hoàng hậu và công chúa của vua Rama V đang đi thuyền dạo hồ nhưng những người làm vườn chỉ bất lực nhìn họ chìm xuống đáy nước.

Câu chuyện thương tâm trong Cung điện Mùa hè ở Thái Lan  
Nằm cách Bangkok 60 km và cách cố đô Ayutthaya 20 km về phía bắc, Bang Pa-In Royal Palace được mệnh danh là “Cung điện mùa hè” của Hoàng gia Thái Lan, nơi nghỉ dưỡng ưa thích của nhà vua cùng hoàng hậu, các phi tần. Ảnh: Time travel turtle.
Câu chuyện thương tâm trong Cung điện Mùa hè ở Thái Lan  
Cung điện đầu tiên do vua Prasat Thong của Ayutthaya xây dựng vào nửa đầu thế kỷ 17. Tuy nhiên, sau khi Ayutthaya bị người Miến Điện xâm chiếm và tàn phá, Bang Pa-In chỉ còn là đống hoang tàn và bị quên lãng đi trong gần một thế kỷ. Ảnh: Time travel turtle.

Câu chuyện thương tâm trong Cung điện Mùa hè ở Thái Lan  
Cho tới triều đại vua Mongkut (Rama IV), cung điện mới được tái xây dựng nên hầu hết tòa nhà đều mang dấu ấn kiến trúc cuối thế kỷ 19 và tiếp tục trở thành nơi nghỉ dưỡng của gia đình Hoàng gia. Ảnh: Time travel turtle.

Câu chuyện thương tâm trong Cung điện Mùa hè ở Thái Lan  
Tương truyền nhà vua Rama V là người thích du lịch và có niềm đam mê lớn lao với ngành kiến trúc. Ông cũng là vị vua người Xiêm đầu tiên từng đặt chân đến châu Âu. Kiến trúc cổ kính nhưng không kém phần sang trọng tại đây đã làm ông bị ấn tượng mạnh. Ngay khi trở về, nhà vua quyết định xây tòa nhà mang hơi thở châu Âu cùng khu vườn tráng lệ mang phong cách Versailles. Ảnh: Thailandtodo.

Câu chuyện thương tâm trong Cung điện Mùa hè ở Thái Lan  
Chính vì thế, từ năm 1874 đến 1899, cung điện mùa hè được tạo nên với lối kiến trúc Đông – Tây kết hợp, trở thành tổ hợp của nhiều công trình tuyệt đẹp, trong đó không thể không nhắc tới tòa nhà mang phong cách Thái có tên gọi Aisawan Thiphya-Art Sala, chứa tượng nhà vua bên trong. Ảnh: Time travel turtle.

Câu chuyện thương tâm trong Cung điện Mùa hè ở Thái Lan  
Một tòa nhà khác mang thiết kế Trung Hoa có tên gọi Phra Thinang Wehart Chamrun (Ánh sáng từ thiên đường) là món quà Trung Quốc tặng vua Chulalongkorn năm 1889. Ảnh: Worldtotrek.

Câu chuyện thương tâm trong Cung điện Mùa hè ở Thái Lan  
Phra Thinang Warophat Phiman mang kiểu cách châu Âu với nội thất trang trí lộng lẫy tạo cảm giác sang trọng và quý phái. Ảnh: Time travel turtle.

Câu chuyện thương tâm trong Cung điện Mùa hè ở Thái Lan  
Phra Thinang Uthayan Phumisathian được xây dựng vào năm 1877 và là chỗ ở ưa thích nhất của vua Chulalongkorn. Căn nhà mô phỏng theo phong cách nhà gỗ Thụy Sĩ nhưng hoàn toàn bị phá hủy trong trận hỏa hoạn năm 1938. Phra Thinang mới được phục chế vào cuối thế kỷ 20. Ảnh: Board Palungit.

Câu chuyện thương tâm trong Cung điện Mùa hè ở Thái Lan  
Bang Pa In được xem như một chốn nghỉ dưỡng thiên đường nếu không có câu chuyện thương tâm xảy đến vào năm 1880. Khi đó Hoàng hậu Sunandha Kumariratana và công chúa Karnabhirn Bejaratana đang đi thuyền dạo hồ thì thuyền bất ngờ lật úp. Thế nhưng, thời bấy giờ, bất cứ ai chạm vào người một thành viên hoàng gia đều sẽ bị trừng phạt đến chết. Vì vậy, những người làm trong vườn đều sợ hãi và không ai dám giúp. Hoàng hậu và công chúa cứ thế chìm xuống đáy hồ trước sự kinh hãi và bất lực của những người giúp việc. Ảnh: Time travel turtle.

Câu chuyện thương tâm trong Cung điện Mùa hè ở Thái Lan  
Những người chứng kiến sau đó đã bị tống giam. Nhà vua Chulalongkorn quá đau lòng đã lập đền tưởng niệm vợ và con gái trong chính khu vườn của Cung điện mùa hè, đồng thời bãi bỏ lệnh cấm trước đây. Ảnh: Time travel turtle.

Câu chuyện thương tâm trong Cung điện Mùa hè ở Thái Lan  
Các thành viên hoàng gia hiện hiếm khi lui tới Cung điện mùa hè, trừ những dịp đặc biệt hoặc tổ chức tiệc chiêu đãi. Nơi đây trở thành điểm tham quan hút khách du lịch. Ảnh: Time travel turtle.

Câu chuyện thương tâm trong Cung điện Mùa hè ở Thái Lan  
Dù thế, Cung điện mùa hè vẫn luôn được duy trì và chăm sóc kỹ lưỡng để sẵn sàng chào đón bất kỳ thành viên hoàng gia nào ghé thăm. Cung điện mở cửa cho du khách từ 8h30 đến 16h hàng ngày với giá vé vào cửa là 100 baht (khoảng 3 USD). Ảnh: Time travel turtle.

Hải Thu  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...