Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

FM 974 : Câu chuyện Thế Giới :Thổ Nhĩ Kỳ: Thân Phận Người Tỵ Nạn Khốn Khổ Trên Xứ Lạ




    Ở một góc phố đông bắc, bên cạnh công trường có tiếng Taksim của xứ Thổ Nhĩ Kỳ, đám con nít bụi đời, len lỏi vào giữa mấy chiếc xe hơi vừa tới, tay đập mạnh vào cửa kiếng và chạy tới chạy lui bên đường, cố sức nài nĩ những người đi ngang qua, bán cho được mấy cái chai nước uống, mà bọn nó đã mang nặng trên hai tay, từ đầu buổi sáng sớm.

    Đám trẻ này, là con cái của những người Syrian “Bô Hê Miên” (sống lang thang từng nhóm) của một cộng đồng, được biết đến với tên “cộng đồng dân Dom”, cái cộng đồng đã bị người ta lãng quên, cách này hay cách khác, trong hiện tình khủng hoảng ở Trung Đông, gây cho khoảng 26 ngàn đứa trẻ không nhà trên khắp vùng châu Âu. Người Dom, nói thứ tiếng khác biệt, nếu truy từ cội nguồn, có thể có từ thời của bán lục địa Ấn Độ, ngay cả trong khoảng thời gian yên bình, họ dường như chỉ là kẻ đứng bên lề xã hội ngày nay, thêm vào đó họ phải chịu đựng một sự kỳ thị khắc nghiệt của thế giới này, triền miên và dai dẳng.

    Trước khi cuộc chiến Iraq, Syria bùng nổ, có khoảng chừng 300 ngàn người dân Dom ở Syria, hiện nay, nhiều người, đang sống trên đường phố của những khu nhà “ổ chuột” tại Thổ Nhĩ Kỳ, là một phần của con số ước độ 366 ngàn người Syrian, chạy tỵ nạn, mong tìm cuộc đời mới ở các thành phố lớn của Thổ. Phần lớn đang ở tại khu Tarlabasi, một khu nhà nghèo xưa cũ nhất của xứ Thổ , nằm chỉ cách khu Istiklai Caddesi, ba bốn con đường, nơi đã có lúc được xem là “Ba Lê của phương Đông” nhưng đời sống ở đây, giờ hoàn toàn khác biệt với ngày trước, nơi này hiện biết tới như là một chỗ ăn ở cho các nhóm cộng đồng thiểu số người di dân của thủ đô Istanbul, nhóm người “Bô Hê Miên”, nhóm chuyển giống phái, đồng tình luyến ái, đỉ điếm và các thứ gọi là thấp hèn của xã hội. Ngay cả ở đây, tuy nhiên, đám trẻ con người Dom cũng bị khinh khi miệt thị, người tỵ nạn Syrian khác và người dân địa phương Thổ từ chối giao dịch với họ, khi được hỏi tại sao, một người bán hàng Thổ, không cho biết nguyên tên họ, trả lời đơn giản với nụ cười thoải mái rằng “đó là thành kiến, nhưng anh không giải thích được, anh chỉ không ưa diện mạo của họ, thế thôi”.

    Tuy nhiên cũng có một tổ chức tư nhân người Thổ, đứng ra giúp đở, tại một văn phòng nhỏ, không lớn hơn 30 thước vuông, nhóm TTM “Tarlabasi Toplum Merkezi”, là tổ chức vô vụ lợi, băt đầu hoạt động từ một thập niên trước đây, bởi trung tâm “Khảo sát di dân của trường đại học Istanbul Bilgi” với số tiền quỹ yểm trợ từ Liên hiệp Âu châu, điều hành tổ chức này có bốn nhân viên làm việc toàn thời và một đội ngủ nhỏ người tình nguyện, có giáo viên, luật sư và nhạc sĩ, nghệ sĩ, họ cung cấp dịch vụ hổ trợ giáo dục, tâm lý và cố vấn luật pháp cho gần 5 ngàn trẻ em và 3 ngàn người lớn tại Tarlabisi. Sự hiện diện của nó là một nơi an toàn và tin cậy, một nơi mà những người dân khốn khổ Dom có thể được giúp để họ tránh vướng vào tội lỗi và khủng hoảng tinh thần nơi xứ người.

    Hàng trăm năm qua, những con đường nhỏ hẹp, ngoằn ngoèo, cây lá xanh tươi, đã là một nơi sống đời yên bình của các người làm ngành ngoại giao không theo đạo Hồi và các thương gia người Hy Lạp, chuyên nghề buôn bán quanh khu thị tứ Istiklal Caddesi, nhưng vì sự căng thẳng về tôn giáo, xãy ra suốt giữa thời thế kỷ 20, chính quyền Thổ đã phát động chiến dịch chống người không theo đạo Hồi tại thành phố này, biến cố đáng kể nhất là vụ “Turkish Kristallnacht tháng 9 năm 1955”, lúc đó, bạo động dữ dội, gần như nhà cửa, các tiệm quán ở đây bị cướp giựt và đốt phá tan nát. Trong nhiều thập niên sau đó, các cao ốc bỏ hoang tại đây dần dần có những người “Bô Hê Miên”, có tên gọi “người Roman”và người tỵ nạn chạy trốn cuộc nội chiến Thổ - Kurdish vào cuối những năm 1980, đến chiếm ngụ, bên cạnh đó, việc xây dựng cái đại lộ rộng cả sáu đường xe, chạy về vùng du lịch giàu có của thành phố Istanbul được xem là số phận của khu Tarlabasi đã bị bỏ rơi bên lề xã hội, bạo động, chích hút xì ke ma túy và mãi dâm, hình như được nhìn thấy nhan nhản ở đây hơn bất cứ nơi nào khác trong thành phố, chính cái đại lộ này, vô hình chung biến nó trở thành “khu ổ chuột”.

   Phần lớn trẻ con người Dom tại Tarlabasi, không có đứa nào học hết bậc tiểu học, bỏ đi bụi đời, lang thang xin ăn hay làm công làm mướn, ngoài việc dựa vào phần phụ trội bửa ăn trưa miễn phí và một túi than đá, do chính quyền phân phát, hàng ngày. Theo lời của ông Ceren Suntekin, người nhân viên xã hội, làm việc tại trung tâm cứu tế TTM, họ sống trong những điều kiện hết sức kinh khủng, bên cạnh đó, cảnh sát Thổ, luôn luôn tỏ ra thiếu thiện cảm vì cho rằng, họ không xứng với cái hình ảnh đẹp đẽ mà Istanbul muốn tạo ra, ngay cả trong trường học, giáo viên cũng có thái độ kỳ thị họ ra mặt. Quan trọng hơn, trung tâm TTM còn là nơi những người tỵ nạn bị rắc rối trong đời sống hay tinh thần có thể tìm đến nhờ giúp đở, việc bạo động gia đình là chuyện thường xãy ra tại khu Tarlabasi, tại đây nhân viên của TTM đã có lần giúp một gia đình tỵ nạn có người mẹ và hai cô con gái bị người cha đánh đập trong nhiều năm. Vì lý do có kế hoạch tái xây dựng, để thành phố có bộ mặt mới, chính quyền Thổ muốn tất cả những người tỵ nạn, lớn bé, sống trong khu Tarlabasi phải rời khỏi nơi này, mạng lưới giúp đở người tỵ nạn của TTM có lẽ không còn tồn tại bao lâu, dù muốn dù không, Tarlabasi cũng phải thay đổi, trong vài năm qua, tổng thống Thổ, Recep Tayyip Erdongan đã đưa ra bản phác họa, xây dựng hạ tầng kiến trúc vùng này với chi phí gần 100 tỷ mỹ kim, trong đó có khu Tarlabasi, các tấm hình quảng cáo to lớn có hình cặp vợ chồng trẻ, tươi cười, dắt tay nhau, đi dạo ngang qua dãy chung cư mới, khang trang, dọc theo các cửa hàng buôn bán và khách sạn nhiều tầng, đã được dán tại nhiều nơi công cộng cũng như trên các đường phố hay xa lộ.

    Nhiều khu nhà cao ốc, cất từ thế kỷ 19, nơi là chổ trú ngụ của những người dân nghèo nhất Thổ, ở thành phố Istanbul đã bị nhanh chóng phá bỏ, khi dọn ra đi, người ở đó, được chính quyền bồi thường cho một phần tiền, tính theo giá thị trường. Issam Saade, một anh bồi bàn người Kurdish, 51 tuổi, ở tại khu Tarlabasi từ giữa những năm 1990, giải thích, nhiều năm chống lại sự giải tỏa, cuối cùng anh bị cưỡng bức ra khỏi nhà vào mùa thu năm ngoái do lệnh của tòa án, anh mĩa mai “đã có nhiều tiền, người ta mang vào Tarlabasi nhưng không phải cho người dân sống ở đó”. Hai năm trước, mức độ tăng tiền thuê mướn nhà lên như hỏa tiển, gần như ai cũng nghĩ, trung tâm TTM sẽ đóng cửa nhưng nhờ vào sự tặng dữ của một số tổ chức và tư nhân ở Hoa kỳ, Anh quốc, Thụy Điển và Hòa Lan, công việc của TTM còn tiếp tục nhưng không biết cho tới bao giờ và bao lâu nữa. Chính quyền Thổ muốn, đám người tỵ nạn và di dân đang sống tại khu Tarlabasi bị tống đi càng nhanh càng tốt, hầu hết những người này không có chỗ nào để dọn tới, nhưng chính quyền không cần biết chuyện đó.

   

     Trong cái nghèo nhất của tất cả cái nghèo, đám trẻ con người Dom, những đứa đang lang thang, khất thực, ăn xin trên đường phố công trường Taksim, rồi sẽ đi về đâu, số phận ngày mai ra sao, thật sự không ai biết và người ta cũng chợt nghĩ ra, ngay bọn nó cũng chẳng biết gì hơn.



Thuyên Huy
Monday 20/06/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẠT NHÒA -Thơ Thái Huy và Thơ Họa (14 Bài )

  NHẠT NHÒA Ngó kìa cánh tuyết lửng lơ rơi Phủ ngập không gian cả đất trời Hơi gió lùa vô làm tái lạnh Nỗi buồn ập tới khiến chơi vơi Đang c...