Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Cầu thở dài và cuộc vượt ngục của 'vua sát gái' thành Venice

The Bridge of Sighs (cây cầu của những tiếng thở dài) có tên gốc Ponte dei Sospiri, là một trong những cây cầu nổi tiếng nhất thành Venice, Italy.
Ponte dei Sospiri được thiết kế cong mỹ miều, làm từ đá vôi trắng và có các cửa sổ hình chữ nhật bé xíu phủ lưới bên ngoài. Trong thế kỷ 17, nhiệm vụ của cây cầu này là dẫn tù nhân từ phòng thẩm vấn ở cung điện Doge tới phòng giam ở nhà tù Prigioni.
cau-tho-dai-va-cuoc-vuot-nguc-cua-vua-sat-gai-thanh-venice
Cầu xây dựng trong 2 năm, từ năm 1600 đến 1602, nối cung điện Doge với nhà tù mới thành lập thời bấy giờ, Prigioni Nuove, bắc qua kênh Rio di Palazzo.
Truyền thuyết kể lại rằng, khi các tù nhân bị kết án đi qua cây cầu này để vào nhà tù, họ thường nhìn khung cảnh bên ngoài lần cuối qua các ô cửa sổ nhỏ. Từ đây, họ nhìn thấy một thế giới quá yêu kiều, trái ngược hoàn toàn với nơi tối tăm mà họ chuẩn bị phải đối diện nên hầu hết đều buông tiếng thở dài. Do đó, Ponte dei Sospiri còn có một tên gọi khác, nổi tiếng hơn tên ban đầu của nó: Cầu thở dài.
Ngoài ra, cầu còn mang một truyền thuyết khác, lãng mạn hơn khung cảnh tù tội nhiều lần. Nhiều người tin rằng, khi các cặp tình nhân đứng dưới cây cầu này và hôn nhau trên một gondola (thuyền đáy đế bằng dùng để di chuyển trên các con kênh ở Venice), họ sẽ có được một cuộc tình vĩnh cửu và hạnh phúc.
cau-tho-dai-va-cuoc-vuot-nguc-cua-vua-sat-gai-thanh-venice-1
Khi đi qua cầu, tù nhân thường nhìn cuộc sống tự do bên ngoài lần cuối qua các ô cửa sổ nhỏ. Ảnh: Wandering-through-time-and-place.
Ngày nay, du khách đến Venice thường ghé thăm cây cầu nổi tiếng này và chụp ảnh kỷ niệm. Một trong những kiến trúc của cầu khiến không ít du khách tò mò đó là trang trí nhiều khuôn mặt, nhưng phần lớn đều là những gương mặt buồn hay giận giữ và chỉ có một nét mặt tươi vui.
Bên cạnh cầu than thở, cung điện Doge cũng là điểm du lịch hấp dẫn ngày nay, bởi nó là nơi trang trí nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng thế kỷ 14. Bên trong cung điện là hệ thống nhà tù kiên cố. Những hành lang hẹp hun hút gió, những đồ gia hình bày la liệt trong các phòng giam lúc nào cũng ẩm ướt cũng là điều tạo ấn tượng mạnh mẽ với nhiều du khách.
Nhà tù này còn gắn liền với cuộc đào tẩu nổi tiếng của một tù nhân có biệt danh là "vua sát gái" - Giacomo Girolamo Casanova.
Giacomo sinh ra tại Venice năm 1725, trong một gia đình 6 anh chị em, có mẹ là diễn viên còn cha là vũ công. Thời điểm Giacomo sinh ra, cộng hòa Venezia đang trong thời kỳ thịnh vượng. Do đó, đây là nơi du lịch của những người đàn ông giàu có. Các sòng bài và những ả gái điếm lẳng lơ là những thứ thu hút mạnh mẽ khách phương xa. Và tất nhiên, Giacomo cũng bị ảnh hưởng bởi điều đó.
cau-tho-dai-va-cuoc-vuot-nguc-cua-vua-sat-gai-thanh-venice-2
Ngoài biệt danh vua sát gái, Giacomo Casanova còn là nhà thám hiểm, tác giả nổi tiếng của Venice. Trong ảnh là cố diễn viên Heath Ledger vào vai Casanova trong tác phẩm cùng tên.
Với bản tính thông minh, lanh lợi, Giacomo biết yêu từ rất sớm và được mệnh danh là "vua sát gái", khi con số người tình của ông lên đến 122 người. Đến năm 1755, Giacomo đến gặp một vị thương gia giàu có để xin gả con gái cho mình. Đáp lại lời cầu hôn, thương nhân nọ đưa ngay con gái vào tu viện và tố cáo Giacomo. Sau vụ việc này, "vua sát gái" bị kết án và tống giam vào nhà ngục.
Tại đây, Giacomo đã kết thân với gác ngục, mua chuộc bạn tù và thực hiện cuộc đào tẩu ngoạn mục. Ông đã thoát ra khỏi cung điện Dorge u ám, chạy qua cầu than thở. Khi đứng bên kia cầu, nơi chỉ cách nhà ngục không xa, Giacomo nghĩ về cái ngày mình từng đi qua cây cầu và nhìn tự do lần cuối rồi khẽ mỉm cười. Sau đó, "vua sát gái" gọi một chiếc thuyền và chạy sang bờ bên kia. Khi mặt trời lên cao, nước ở con kênh bắt đầu chuyển màu và Giacomo biết rằng, đó là bình minh đẹp nhất trong quãng đời tự do sắp tới.

(vnexpress)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...