Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Vẫn chưa đến giờ - Chuyện ngắn Đào Anh Dũng

Tạp chí Văn Hữu
Số 32 - Xuân 2016


    Thăm viếng xong khu dinh thự, đền đài nằm trên ngọn đồi ngó xuống dòng sông Vltava chảy xuyên qua thành phố, bên kia sông lố nhố những mái nhà ngói đỏ điểm vài tháp chuông nhà thờ, ông bà Nguyễn cùng nhóm bạn thân vừa tản bộ vừa trò chuyện, thỉnh thoảng họ dừng lại để chụp ảnh trên những con đường lót đá xanh đã mòn lẵng theo thời gian. Họ băng qua chiếc cầu đá Charles, đi về hướng khu phố cổ Praha. Nơi đây có nhiều di tích nổi tiếng, trọng tâm là tháp Orloj với chiếc đồng hồ thiên văn học khổng lồ.

Ông Nguyễn là một du khách mê nhiếp ảnh. Trước khi du lịch đến nơi nào, ông luôn lên mạng Internet nghiên cứu trước. Thay vì tìm kiếm nhng di tích lịch sử đáng thăm viếng hay những nơi du hí lý tưởng, ông lại chú tâm đến những phong cảnh, góc cạnh nghệ thuật để có thể thưởng lãm tận mắt và ghi vào máy chụp ảnh của mình. Vì thế, khi đến viếng tháp Orloj ông chỉ biết nó được xây cất từ đầu thế kỷ 15 và chiếc đồng hồ danh tiếng trên ngọn tháp này có nhiều mặt chỉ sự tuần hoàn của mặt trời và mặt trăng và vô số những ký hiệu thiên văn liên hệ đến giờ giấc, ngày, tháng, năm. Và, nó được sắp xếp đổ chuông vào mỗi đầu giờ. Thế thôi!

Vì có tính toán, canh giờ trước nên khi đến tháp, nhóm bạn của ông bà Nguyễn chỉ phải chờ khoảng năm phút thì chuông đổ. Ông chăm chú nhìn hình tượng các thánh tông đồ của Chúa Giêsu đi ngang qua hai cửa sổ ở phía trên mặt đồng hồ. Vì thế, ông không để ý đến các bức tượng phía dưới cho đến khi ông nghe lóm lời giải thích của một hướng dẫn viên cho đoàn du khách của cô ta đang đứng gần bên:
"Quý vị xem kìa, từ phía bên tay trái ngọn tháp có tượng một ông đang soi gương, tượng trưng cho sự kiêu căng, tự cao tự đại. Tôi xin tạm gọi là 'ông kiêu căng'. Kế bên là tượng 'ông tham lam', trong tay có một túi vàng. Bên tay phải có tượng một bộ xương người, tay này đang kéo dây chuông, tay kia cầm chiếc đồng hồ cát. Đó là Thần Chết. Đứng bên Thần Chết là tượng một ông cầm cây đờn, ám chỉ lòng ham muốn. Xin gọi là 'ông đam mê'. Quý vị có thấy trong khi Thần Chết giựt chuông báo tử, ba ông 'kiêu căng', 'tham lam' và 'đam mê' cứ lắc đầu, ý nói chưa đến giờ họ phải ra đi..."

Nhóm du khách người "ồ...", kẻ "à...", tỏ vẻ thích thú, tán thưởng hoạt cảnh đầy ý nghĩa này. Riêng tâm tư của ông Nguyễn bỗng nhiên lưu lạc về pho giáo lý nhà Phật với bộ tam độc: tham, sân, si. Rồi ông tự hỏi: Phải chăng các tôn giáo trên thế giới tuy hành đạo khác nhau nhưng có cùng một chân lý? Nếu vậy thì tại sao người theo đạo Tin Lành và Công Giáo La Mã đã từng xung đột ở Bắc Ái-Nhĩ-Lan? Lý do gì hai phái Hồi Giáo SunnisShiites đã và đang giết hại nhau từ bao nhiêu thế kỷ? Chính trị? Quyền lợi riêng tư? Ông lắc đầu, ngao ngán.
 Tạp chí Văn Hữu
Số 32 - Xuân 2016


    Thăm viếng xong khu dinh thự, đền đài nằm trên ngọn đồi ngó xuống dòng sông Vltava chảy xuyên qua thành phố, bên kia sông lố nhố những mái nhà ngói đỏ điểm vài tháp chuông nhà thờ, ông bà Nguyễn cùng nhóm bạn thân vừa tản bộ vừa trò chuyện, thỉnh thoảng họ dừng lại để chụp ảnh trên những con đường lót đá xanh đã mòn lẵng theo thời gian. Họ băng qua chiếc cầu đá Charles, đi về hướng khu phố cổ Praha. Nơi đây có nhiều di tích nổi tiếng, trọng tâm là tháp Orloj với chiếc đồng hồ thiên văn học khổng lồ.

Ông Nguyễn là một du khách mê nhiếp ảnh. Trước khi du lịch đến nơi nào, ông luôn lên mạng Internet nghiên cứu trước. Thay vì tìm kiếm nhng di tích lịch sử đáng thăm viếng hay những nơi du hí lý tưởng, ông lại chú tâm đến những phong cảnh, góc cạnh nghệ thuật để có thể thưởng lãm tận mắt và ghi vào máy chụp ảnh của mình. Vì thế, khi đến viếng tháp Orloj ông chỉ biết nó được xây cất từ đầu thế kỷ 15 và chiếc đồng hồ danh tiếng trên ngọn tháp này có nhiều mặt chỉ sự tuần hoàn của mặt trời và mặt trăng và vô số những ký hiệu thiên văn liên hệ đến giờ giấc, ngày, tháng, năm. Và, nó được sắp xếp đổ chuông vào mỗi đầu giờ. Thế thôi!

Vì có tính toán, canh giờ trước nên khi đến tháp, nhóm bạn của ông bà Nguyễn chỉ phải chờ khoảng năm phút thì chuông đổ. Ông chăm chú nhìn hình tượng các thánh tông đồ của Chúa Giêsu đi ngang qua hai cửa sổ ở phía trên mặt đồng hồ. Vì thế, ông không để ý đến các bức tượng phía dưới cho đến khi ông nghe lóm lời giải thích của một hướng dẫn viên cho đoàn du khách của cô ta đang đứng gần bên:
"Quý vị xem kìa, từ phía bên tay trái ngọn tháp có tượng một ông đang soi gương, tượng trưng cho sự kiêu căng, tự cao tự đại. Tôi xin tạm gọi là 'ông kiêu căng'. Kế bên là tượng 'ông tham lam', trong tay có một túi vàng. Bên tay phải có tượng một bộ xương người, tay này đang kéo dây chuông, tay kia cầm chiếc đồng hồ cát. Đó là Thần Chết. Đứng bên Thần Chết là tượng một ông cầm cây đờn, ám chỉ lòng ham muốn. Xin gọi là 'ông đam mê'. Quý vị có thấy trong khi Thần Chết giựt chuông báo tử, ba ông 'kiêu căng', 'tham lam' và 'đam mê' cứ lắc đầu, ý nói chưa đến giờ họ phải ra đi..."

Nhóm du khách người "ồ...", kẻ "à...", tỏ vẻ thích thú, tán thưởng hoạt cảnh đầy ý nghĩa này. Riêng tâm tư của ông Nguyễn bỗng nhiên lưu lạc về pho giáo lý nhà Phật với bộ tam độc: tham, sân, si. Rồi ông tự hỏi: Phải chăng các tôn giáo trên thế giới tuy hành đạo khác nhau nhưng có cùng một chân lý? Nếu vậy thì tại sao người theo đạo Tin Lành và Công Giáo La Mã đã từng xung đột ở Bắc Ái-Nhĩ-Lan? Lý do gì hai phái Hồi Giáo SunnisShiites đã và đang giết hại nhau từ bao nhiêu thế kỷ? Chính trị? Quyền lợi riêng tư? Ông lắc đầu, ngao ngán.

Ông đưa mắt nhìn phong cảnh quanh tháp đồng hồ. Chưa tìm được một góc cạnh mang nét nghệ thuật nào để chụp một pô hình, ông chợt nhận thấy các bạn cùng nhóm du lịch với mình vẫn còn cùng nhau trò chuyện và chiêm ngưỡng ngọn tháp. Những người bạn này, cũng như ông, kẻ đầu bạc trắng, người tóc đã thưa, đang vào lứa tuổi hoàng hôn của cuộc đời. Ông lại tự hỏi: Phải chăng mình cũng đang lắc đầu với Thần Chết hay đang

 chạy nước rút vì quỹ thời gian không còn vô tận như ông đã từng hoang tưởng trong thời trai trẻ, khi mà "hoàng hôn chỉ là một buổi chiều tàn"? Thật vậy, ông bà cùng nhóm bạn thân đã đến những nơi xa lạ, ngoạn mục trong vòng mấy năm nay không ngoài mục đích tận hưởng những ngày còn lại. Bạn bè bảo nhau, phải đi cho biết đó biết đây trước khi sức khoẻ không cho phép nữa vì "đường xa quá ngại" và để khỏi phải giật mình, than thầm "ôi, chiếc lá thu phai..."

o0o

"Ủa, sao vậy? Sao anh không hăng hái chạy đây chạy đó săn ảnh như ở mọi nơi khác? Hay là hôm nay lội bộ từ sáng, đuối rồi?"
Bà Nguyễn vừa hỏi vừa kéo tay ông, lay mạnh, mang tâm tư ông trở về  phố cổ Praha. Ông thú nhận:
"Anh đang suy nghĩ vẩn vơ đến tiếng chuông báo tử của ông Thần Chết." rồi ông châm thêm câu nói đùa: "Chứ anh vẫn khoẻ như con bò kéo xe..." để chứng tỏ mình vẫn sống lạc quan. Ông  vừa nói đến đó, bà đã tiếp lời:
"Và... anh lắc đầu với ông ta?"
Ông dư biết bà đi guốc trong bụng ông, nhưng ông chưa chịu thua, đưa tay kéo bà sát vào người, trả lời:
"Ổng chưa có gọi tên anh. Nhưng nếu ổng đến gọi anh cũng lắc đầu vì ..."
"Ta còn nợ nhau?"
Bà Nguyễn vừa trả lời cho cả hai vợ chồng, vừa liếc mắt âu yếm nhìn ông. Ông siết vai bà, thầm tạ ơn Thượng Đế. Thật vậy, ở tuổi này mỗi ngày quả là một món quà vô giá của Ơn Trên.


đàoanhdũng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẠT NHÒA -Thơ Thái Huy và Thơ Họa (14 Bài )

  NHẠT NHÒA Ngó kìa cánh tuyết lửng lơ rơi Phủ ngập không gian cả đất trời Hơi gió lùa vô làm tái lạnh Nỗi buồn ập tới khiến chơi vơi Đang c...