Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Bí ẩn nhiều thành phố chìm dưới đáy biển: Cái nhìn mới về tổ tiên chúng ta

Họ nhận ra rằng con người đã nổi loạn nên đã quyết định tiêu diệt họ. Hàng nghìn con báo sư tử đã rời khỏi hang động và ngấu nghiến những ai cầu xin con quỷ cứu giúp. Nhưng con quỷ không thèm ngó ngàng gì đến những lời cầu xin của họ. Nhìn thấy điều này, Inti, vị thần Mặt Trời đã rớt nước mắt. Nước mắt của Thần nhiều đến nỗi chỉ trong vòng 40 ngày toàn bộ thung lũng đã bị chìm trong biển nước”.—Truyền thuyết về hồ Titicaca của người Inca.
Hãy xem xét một giả thuyết trong ngành nhân chủng học, rằng từng tồn tại một nền văn minh thời tiền sử sở hữu một trình độ phát triển công nghệ cao. Một số bằng chứng cho thấy con người cổ đại dường như đã tạo ra được một nền công nghệ tiên tiến hơn rất nhiều những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Hầu hết bằng chứng cho ý tưởng này đến từ việc đã phát hiện ra hàng chục thành phố cổ đại ngầm dưới các đại dương trên khắp thế giới.
Các trường hợp đáng kinh ngạc như của quần thể kiến trúc Yonaguni ở ngoài khơi Nhật Bản, hay “siêu đô thị” tình cờ được phát hiện ngoài khơi bờ biển phía đông bắc Cuba, vẫn tiếp tục cung cấp cho các nhà nghiên cứu các manh mối cho cái từng được đơn thuần nhìn nhận là truyền thuyết địa lý—những câu chuyện như của lục địa thất lạc Atlantis, MU, hay vùng đất Thule. Cứ sau khoảng vài năm một phát hiện mới dưới đáy biển lại cung cấp sự ủng hộ cho giả thuyết về sự tồn tại của các đế chế thời tiền sử này.


Reconstructed Image taken from the sonar scan of the sea floor off the coast of Cuba. Hình ảnh tái lập của kết quả chụp quét sonar thủy âm bề mặt đáy biển ở ngoài khơi Cuba.
Hình ảnh tái lập của kết quả chụp quét sonar thủy âm bề mặt đáy biển ở ngoài khơi Cuba.

Kiến trúc đô thị từ một thời kỳ không tưởng

Một ví dụ điển hình của các di tích khảo cổ như được miêu tả bên trên là một thành phố ngầm hơn 35 m dưới mực nước biển trong Vịnh Khambhat, nằm ngoài khơi bờ biển phía Tây Ấn Độ. Người ta ước tính rằng thành phố rộng lớn này, được tình cờ phát hiện trong một cuộc khảo sát ô nhiễm, có thể có niên đại khoảng tầm 9.000 năm.
Sử dụng một hệ thống định vị sonar, các nhà nghiên cứu đã có thể xác định được các cấu trúc hình học xác định tại độ sâu hơn 35 m. Tại khu vực này, họ đã tìm thấy được các vật liệu xây dựng, đồ gốm, một phần bức tường, các lòng chảo, đồ điêu khắc, xương, và răng người. Kết quả định tuổi bằng đồng vị cacbon cho thấy những mảnh hiện vật này đã có niên đại lên đến 9.500 năm tuổi.
Trước phát hiện này, các nhà nhân chủng họ cho rằng khu vực này chưa từng xuất hiện một nền văn minh mãi cho đến giai đoạn 2.500 TCN. Do đó, thành phố cổ đại này thậm chí còn cổ xưa hơn nền văn minh lưu vực sông Ấn (văn minh Harappa), vốn từng được cho là cổ xưa nhất trên tiểu lục địa Ấn Độ.


Painting by Grindlay's (1826-1830) of ‘The sacred town and temples of Dwarka.’ (Public Domain) Bức tranh ‘thị trấn và đền thờ thiêng liêng của Dwarka’ của họa sĩ Grindlay's. (Ảnh: Wikipedia)
Bức tranh ‘thị trấn và đền thờ thiêng liêng của Dwarka’ của họa sĩ Grindlay’s. (Ảnh: Wikipedia)

Một trường hợp thú vị khác đã xuất hiện vào năm 1967, khi Aluminaut—một tàu ngầm thám hiểm có khả năng lặn xuống sâu nhất vào thời đó—đã tình cờ phát hiện được một “con đường đá” ngầm dưới biển ngoài khơi thành phố Florida, bang Georgia, và bang South Carolina, Mỹ. Được phát hiện tại độ sâu khoảng 900 m, con đường này đã vạch một đường thẳng dài hơn 24 km.

Thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn khi con đường này được lát bằng một loại xi-măng tinh vi cấu thành từ nhôm, silicon, canxi, sắt và magiê. Bất chấp niên đại của nó, con đường này đã được phát hiện trong tình trạng không tạp lẫn các mảnh vụn đổ nát do có một luồng hải lưu lưu thông qua đây.

Con đường bị lãng quên này vẫn xứng đáng là một con đường thứ thiệt sau khi các bánh xe đặc biệt của con tàu Aluminaut đã thực sự lăn bánh trên con đường bí ẩn. Về sau, các nhà khoa học khám phá khu vực này đã phát hiện được hàng loạt công trình cự thạch tại một đầu cuối của con đường. Phải dùng đến công nghệ như thế nào thì mới có thể xây dựng một con đường lát đá dài vẫn duy trì được một tình trạng tốt như vậy sau 10.000 năm?.



Một phát hiện gần đây hơn thuộc loại này đã xuất hiện vào năm 2004, khi trận sóng thần tàn phá vùng duyên hải Đông Nam Á cũng đã dịch chuyển hàng tấn cát tại vùng duyên hải bang Tamil Nadu, Ấn Độ. Cơn bão đã dọn sạch nhiều lớp đất đá, dẫn tới việc phát hiện thành phố huyền thoại Mahabalipuram.

Theo truyền thuyết địa phương, thành phố Mahabalipuram đã hứng chịu một trận đại hồng thủy vào 1.000 năm trước, nhấn chìm nó chỉ trong vòng một ngày, khi các vị thần đố kỵ với vẻ đẹp của nó. Người dân địa phương kể lại rằng sáu ngôi đền đã bị nhấn chìm dưới nước, nhưng một bộ phận của ngôi đền thứ bảy vẫn còn đang nằm trên bờ. Một nhóm gồm 25 thợ lặn từ Cục Khảo cổ Ấn Độ đã khám phá khu vực rộng lớn với đầy các công trình nhân tạo, tại các mức độ sâu trong khoảng từ 4,5 – 7,5 m bên dưới mực nước biển.

Quy mô của các di tích ngầm dưới biển này trải dài khoảng vài kilomet vuông, cách bờ biển lên đến nhiều nhất khoảng 1,5 km. Theo một ước tính dè dặt, các công trình này có niên đại trong khoảng từ 1500 đến 1200 năm trước, tuy rằng một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng có thể xuất hiện từ 6000 năm trước.

Submerged Temple at Mahabalipuram (public domain) Ngôi đền bị nhấn chìm dưới nước ở Mahabalipuram. (Ảnh: Wikimedia)
Ngôi đền bị nhấn chìm dưới nước ở Mahabalipuram. (Ảnh: Wikimedia)

Quần thể kiến trúc Yonaguni


Được một số nhà khoa học gọi là phát hiện khảo cổ thế kỷ, quần thể kiến trúc được tình cờ phát hiện ngoài khơi hòn đảo Yonaguni của Nhật Bản này đã phô diễn nền kiến trúc cổ đại với các cột trụ, hình lục giác, cầu thang, con đường, hành lang mái vòm, và thậm chí một kim tự tháp bậc thang.

Tuy rằng theo giả thuyết thận trọng nhất, quần thể kiến trúc Yonaguni là kết quả của hoạt động địa chấn rõ rệt trong khu vực, nhưng góc cạnh chính xác của những tảng đá và bố cục của chúng trong mối liên hệ với nhau cho thấy đây có thể là tàn tích của một thành phố ngầm dưới biển.

Bằng chứng ủng hộ quan điểm này bao gồm cấu trúc hóa học của đá phấn (vốn không tồn tại một cách tự nhiên trong khu vực), hai khe hở rộng khoảng 2 m ngay sát quần thể kiến trúc—mà không một nhà khảo cổ nào dám xếp vào loại cấu trúc tự nhiên—và một tảng đá hình bầu dục dường như không thuộc về quần thể này, nhưng rõ ràng cho thấy một điểm hướng về phía bắc. Toàn bộ thành phố ngầm dưới biển Yonaguni đã được ước tính niên đại lên đến ít nhất 10.000 năm tuổi.

Underwater structures at Yonaguni, Japan Quần thể kiến trúc dưới đáy biển tại Yonaguni, Nhật Bản. (Ảnh: Internet)
Quần thể kiến trúc dưới đáy biển tại Yonaguni, Nhật Bản. (Ảnh: Internet)

Ngành khảo cổ học đại dương mới chỉ trở thành một ngành học thuật chính thức trong vòng 50 năm trở lại đây theo sau sự xuất hiện của bình lặn. Theo nhà khảo cổ học đại dương, TS Nick Flemming, có ít nhất 500 di chỉ ngầm dưới nước có chứa tàn tích của một vài dạng thức kiến trúc hay cổ vật nhân tạo nào đó đã được phát hiện trên khắp thế giới. Một số tính toán cho thấy gần 1/5 trong số các di chỉ này có niên đại hơn 3.000 năm tuổi.

Chắc chắn rằng, một số các di chỉ này đã bị các cơn lũ cuốn trôi đi, nhưng số khác đã kết thúc số phận của mình dưới đáy biển thông qua sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo. Vì rất nhiều những công trình này đều được xây dựng nguyên gốc trên vùng đất khô ráo, cứng chắc, nên Trái Đất có thể có một tính chất địa lý khá khác biệt trong từng thời kỳ so với những gì chúng ta biết ngày nay. Tương tự, những người này có thể đã đến từ một thời kỳ xa xôi hơn so với buổi đầu của nền văn minh như chúng ta vẫn nhìn nhận.

Vậy, phải chăng nền văn minh hiện tại của chúng ta là nền văn minh vĩ đại nhất nhân loại từng chứng kiến, hay chỉ đơn thuần là một đỉnh cao nhỏ bé trong số rất nhiều đỉnh cao như vậy trong một vòng tuần hoàn trải dài về thời quá khứ xa xôi? Câu trả lời này có thể được tìm thấy tại đáy các đại dương.


Tác giả: Leonardo Vintini, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đọc bản gốc
ở đây.
Quý Khải biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...