Dân trí Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Kỹ thuật phân giới và Công nghệ sinh học Fraunhofer (IGB) ở Stuttgart, Đức đã đưa ra một phương pháp mới để thu hồi phốt pho, thành phần chính của phân bón nông nghiệp, từ nước thải.
Phương pháp này sử dụng lò phản ứng thân thiện với môi trường mà
không phụ thuộc vào hóa chất và sẵn sàng để được tung ra thị trường.
Lò phản ứng có tên gọi ePhos, có thể
được lắp đặt tại các nhà máy xử lý nước nơi các nguyên liệu được thu gom
từ nước thải. Lò phản ứng sử dụng pin điện phân, cho phép khai thác
nitơ và phốt pho bằng điện cực magiê, cụ thể là thu hồi struvite
(magnesium ammonium phosphate) hoặc kali struvite. Vì đây là quy trình
điện hóa, do đó, không cần thêm muối hoặc dung dịch kiềm cũng như tích
trữ hóa chất.
Các thử nghiệm cho kết quả đáng khích lệ
vì quy trình này đã thu hồi thành công trung bình 85% lượng phốt pho.
Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu để cải tiến lò phản ứng bằng cách
bổ sung các môđun xử lý để các nhà máy thu hồi được cả amoni.
Phương pháp mới có thể đáp ứng nhu cầu
phốt pho gia tăng vì nguồn cung này đang trở nên hạn hẹp và đắt đỏ. Ví
dụ, châu Âu phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu phốt pho từ các khu vực
khác. "Điều kiện duy nhất cần có là nước được xử lý phải chứa nhiều phốt
pho", TS. Iosif Mariakakis, quản lý dự án nói.
Các nhà nghiên cứu đã ký thỏa thuận cấp
phép với nhà cung cấp hệ thống xử lý nước Ovivo ở Hoa Kỳ. Công ty này
đang tiếp thị công nghệ trong nước cũng như ở Canada và Mêhicô. Công
nghệ đã được giới thiệu tại IFAT, hội chợ thương mại về quản lý nước,
nước thải, chất thải và nguyên liệu diễn ra tại Munich, Đức từ ngày 30/5
- 3/6/2016.
N.P.D-NASATI (Theo Gizmag)
Bản đồ gây sốc về mức độ ô nhiễm ánh sáng trên toàn cầu
Dân trí Nếu bạn từng nhìn lên bầu trời vào ban đêm để xem những trận mưa sao băng, bạn sẽ thấy những ngôi sao biến mất trong những đám mây mù do ánh đèn thành phố. Các chuyên gia đã tiết lộ rằng, một số người không thể nhìn thấy sông sao rực rỡ tạo nên thiên hà Milky Way, trong đó có 80% người Mỹ, do ô nhiễm ánh sáng.
Bản đồ toàn cầu tiết lộ tình
trạng ô nhiễm ánh sáng trên toàn thế giới. Một nhóm nghiên cứu quốc tế
đã sử dụng dữ liệu vệ tinh độ phân giải cao và các số đo mức độ sáng
trên bầu trời từ khắp mọi nơi trên thế giới để xây dựng tập bản đồ toàn
cầu về ô nhiễm ánh sáng.
Họ đã xây dựng tập bản đồ về ô nhiễm ánh
sáng toàn cầu để chỉ ra nơi bạn có thể dễ nhìn thấy nhất những dải băng
mờ rực sáng trên bầu trời.
Ô nhiễm ánh sáng là một vấn đề ngày càng
tăng ở hầu hết các nước phát triển, những nơi không ngừng thắp sáng
thành phố, tạo ra màn sương sáng chói, hay “skyglow” (bầu trời rực sáng)
tràn ngập phủ khắp những ngôi sao và chòm sao trên bầu trời đêm.
Chris Elvidge, một nhà khoa học thuộc
Trung tâm quốc gia NOAA về thông tin môi trường ở Boulder, Colorado cho
biết, có nhiều thế hệ người dân Hoa Kỳ chưa từng bao giờ nhìn thấy dải
thiên hà Milky Way, đó là một phần quan trọng để kết nối giữa chúng ta
với vũ trụ - và nó đã bị mất.
Tiến sĩ Elvidge đã sử dụng số liệu vệ
tinh có độ phân giải cao và các số đo ánh sáng chính xác trên bầu trời
để xây dựng tập bản đồ về ô nhiễm ánh sáng trên toàn cầu mà nhóm nghiên
cứu của ông tuyên bố đó là đánh giá chính xác nhất.
Việc sử dụng hình ảnh ánh sáng yếu qua
vệ tinh quốc gia quay quanh quỹ đạo mặt trời Suomi và những quan sát mặt
đất từ 20.865 địa điểm trên khắp thế giới, nhóm nghiên cứu quốc tế đã
phát hiện ra tình trạng ô nhiễm ánh sáng diễn ra phổ biến nhất ở các
nước như Singapore, Ý và Hàn Quốc.
Fabio Falchi thuộc Viện Khoa học và Công
nghệ Ô nhiễm ánh sáng Ý, cho biết, các tập bản đồ mới cung cấp nguồn dữ
liệu quan trọng của quốc gia về môi trường ban đêm khi toàn thế giới
đang trong quá trình chuyển đổi sang công nghệ LED, trừ khi nghiên cứu
kỹ các mức độ màu sắc và ánh sáng của đèn LED. Điều đáng tiếc là sự
chuyển đổi này có thể dẫn đến việc tăng “skyglow” lên từ 2-3 lần trong
những đêm sáng”
Tập trung vào ô nhiễm ánh sáng ở các
nước G20, các chuyên gia phát hiện ra rằng những khu vực bị ô nhiễm nhất
gồm Ý và Hàn Quốc. Canada và Úc ít ô nhiễm nhất. Cư dân của Ấn Độ và
Đức có nhiều cơ hội nhìn thấy thiên hà Milky Way nhất từ nhà của họ,
trong khi những người dân ở Ả Rập Xê Út và Hàn Quốc ít có cơ hội nhìn
thấy hơn.
Ở Tây Âu, chỉ có những khu vực nhỏ trên
bầu trời đêm, chủ yếu ở Scotland, Thụy Điển và Na Uy vẫn không giảm, còn
những vùng hoang dã ở Tây Ban Nha và Áo có nhiều cơ hội ngắm sao.
Tiến sĩ Falchi người đứng đầu nghiên cứu
mà đã được công bố trên tạp chí Science Advances cho biết: "Tôi hy vọng
rằng tập bản đồ này cuối cùng sẽ cho mọi người thấy được tình trạng ô
nhiễm ánh sáng". Mặc dù không gian mở ở phía tây nước Mỹ rất rộng lớn,
tuy nhiên gần một nửa diện tích đang trải qua những đêm ô nhiễm ánh
sáng.
Đồng tác giả Dan Duriscoe thuộc Dịch vụ
Vườn quốc gia cho biết: "Ở Mỹ một số vườn quốc gia của chúng tôi sắp là
nơi ẩn náu cuối cùng của bóng tối - những nơi như Yellowstone và phía
tây nam sa mạc”. "Chúng tôi may mắn có rất nhiều đất công, cung cấp
những vùng đệm cho các thành phố lớn”.
Theo nghiên cứu, 80% người Mỹ không thấy
dải hiên hà Milky Way do ô nhiễm ánh sáng. Trên bản đồ toàn cầu, những
khu vực sáng chỉ ra nơi mà “bầu trời rực sáng” từ ánh sáng nhân tạo che
lấp những ngôi sao
Ô nhiễm ánh sáng cướp đi của con người
cơ hội ngắm bầu trời đêm. Anh sáng nhân tạo có thể làm lạc hướng hoặc
gây nguy hiểm cho các loài động vật hoang dã như côn trùng, chim và rùa
biển, với những hậu quả thường là tử vong. Ví dụ, một nghiên cứu gần đây
cho thấy ô nhiễm ánh sáng gây lạc hướng cho loài rùa con lần đầu tiên
ra biển, làm cho chúng bị đe dọa bởi những kẻ thù.
Điều thuận lợi là ô nhiễm ánh sáng có
thể kiểm soát được bằng cách chắn ánh sáng nhằm hạn chế chiếu sáng đến
vùng mắt, giảm ánh sáng ở mức tối thiểu cần thiết, hoặc chỉ đơn giản
bằng cách tắt đèn điện, tuy nhiên điều này đòi hỏi sự thay đổi hành vi
của con người mà khó có thể đạt được.
Theo báo cáo, Ý là là một trong những nơi ô nhiễm ánh sáng nhất. Đây là bức ảnh toàn cảnh bầu trời về đêm ở Naples
Tiến sĩ Falchi cho rằng: "Có một vấn đề
khác, hiện nay những lắp đặt ánh sáng LED mới chỉ hướng đến một mục tiêu
đó là: hiệu quả năng lượng. Chúng ta không thể coi vào hiệu quả năng
lượng là "chiếc chén thánh".
"Hiệu quả lớn nhất hiện nay thu được từ
đèn LED màu trắng lạnh, chính xác là loại đèn LED có màu xanh blue, và
chính ánh sáng màu xanh này gây hậu quả lớn nhất đối với bầu trời và
nhịp sinh học của chúng ta.
Tuy nhiên Falchi cho rằng: "Vấn đề không
phải là bản chất của đèn LED, mà chúng ta có thể nhận được ánh sáng màu
trắng ấm hơn và thoải mái hơn từ đèn LED (không phải màu xanh blue). Ví
dụ đèn LED màu hổ phách (màu vàng) PC”, mặc dù hiệu quả giảm hơn một
chút.
Minh Trang (Theo Dailymail)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét