Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

CHỮ NHO DỄ HỌC ...(MÀ HỌC KHÔNG DỄ) Bài 13 - Đỗ Chiêu Đức

  CHỮ NHO... DỄ HỌC (Bài13)
                           Các Bộ 4 Nét
                         
                             
                            
       Trước khi đề cập đến bài mới, ta giải đáp câu đố chữ của bài trước nhé !
  Nhất tịch linh quang chiếu thái hư, 一夕靈光照太虛,
  Hóa thân nhân khứ dã hà như ?     化身人去也何如?
  Sầu lai thối khước tâm đầu hỏa,     愁來退卻心頭火,
  Tu đắc phàm tâm nhất điểm vô!     修得凡心一點無 !
Giải đố :
     Câu 1. Lấy chữ NHẤT TỊCH 一夕, ghép thành bộ ĐÃI .
     Câu 2. Lấy chữ HÓA 化, NHÂN KHỨ là bỏ chữ NHÂN đi. Chữ HÓA mà bỏ chữ NHÂN, chỉ còn lại bộ CHỦY .
     Câu 3. Chữ SẦU 愁 mà bỏ đi (thối khước) chữ TÂM và chữ HỎA, chỉ còn lại có bộ HÒA .
     Câu 4. Chữ PHÀM 凡 mà Nhất Điểm Vô là Không có một Chấm thì chỉ còn lại bộ  KỶ .
         * Ghép bộ ĐÃI của câu 1, và bộ CHỦY của câu 2 lại, ta có chữ TỬ  là Chết.
         * Ghép bộ Hòa của câu 3, và bộ KỶ của câu 4 lại, ta có chữ THỐC 禿 là Đầu Trọc.
         * Ghép chữ TỬ và chữ THỐC 禿 lại, ta có từ :
            TỬ THỐC  禿 : là Thằng Trọc Chết Bầm ! Từ dùng để mắng các sư Hổ Mang, các nhà sư "dõm", trọng phú khinh bần, đội lớp tu hành để dối đời làm bậy!
11. BỘ CÂN  :
      CÂN  : là Cây RÌU, cây CÂN, theo diễn tiến Tượng Hình để Chỉ Sự của chữ viết như sau :
Giáp Cốt Văn  Kim Văn    Đại Triện    Tiểu Triện    Lệ Thư
甲骨文金文金文大篆小篆繁体隶书
Ta thấy :
    Giáp Cốt Văn là hình của cây Rìu có lưỡi quặp xuống, qua Kim Văn và Đại Triện thì ngoài lưỡi rìu ra, còn có phần cán riêng trông giống như hình cây cân cầm tay ngày xưa, nên CÂN 斤 là Cây RÌU mà cũng là Cây CÂN nữa!
           Image result for 斧頭      
     Danh từ thì CÂN 斤 là đơn vị đo lường ngày xưa. MỘT CÂN tương đương với 600gr Tây bây giờ. Một Cân có 16 lượng (lạng). Nên ta có thành ngữ :
      BÁN CÂN BÁT LƯỢNG 半斤八兩 : Ta nói là Nửa Cân với Tám Lượng. Dùng để so sánh các mặt của 2 bên tương đương với nhau: Giỏi ngang nhau, Lợi hại ngang nhau, Chanh chua, đanh đá ngang nhau... đều có thể dùng thành ngữ nầy để diễn tả.
       CÂN CÂN KẾ GIẢO 斤斤計較 : là Tính Toán từng Cân một. Có nghĩa là: Ke re cắc rắc, tính toán với nhau từng chút một!
       Tiêu biểu cho bộ CÂN có chữ :
   PHỦ 斧 : là Cây BÚA. Một loại vũ khí ngày xưa. Đọc truyện Thuyết Đường ai cũng biết nhân vật Trình Giảo Kim cầm cây Tuyên Hoa Phủ 宣花斧 và chỉ chém được 3 búa đầu rất lợi hại, sau 3 búa đó thì những đường búa khác lại rất tầm thường!
                   



        Trình Giảo Kim với cây Tuyên Hoa Phủ trong phim.

         Tiêu biểu cho bộ CÂN còn có chữ :
    ĐOẠN 斷 : là ĐỨT. Ta có từ kép Đứt Đoạn. Chữ Đoạn nầy có 18 nét, được viết gọn lại thành giản thể còn 11 nét như sau 断. 4 chữ YÊU 幺 và chữ Nhất 一 được viết gọn lại thành chữ MỄ 米.
    ĐOẠN TUYỆT 斷絕 : là Cắt Đứt luôn, Cắt Đứt hẵn.
    ĐOẠN TRƯỜNG 斷腸 : là Đứt Ruột. Chỉ rất đau lòng, rất bi thương, theo tích: Lưu Nghĩa Khánh đời Nam Tống, viết trong "Thế thuyết Tân Ngữ "  南朝 宋 劉義慶 "世說新語‧黜免" :
          Tề Hoàn Công vào đất Thục, đến Tam Giáp, nghe trong đám lính dưới thuyền, có người bắt được một vượn con, vượn mẹ chạy theo trên bờ, suốt cả trăm dặm. Cuối cùng nhảy đại lên thuyền rồi chết. Mổ bụng ra, thấy ruột đứt từng đoạn một. Hoàn Công nghe chuyện rất giận, bèn bãi chức và đuổi người đó đi... Nên...
     ĐOẠN TRƯỜNG VIÊN  斷腸猿 : là Con Vượn đứt ruột, chỉ sự thương con đau lòng đến đứt từng khúc ruột của các bà mẹ nói chung. Sau này dùng rộng ra, ĐOẠN TRƯỜNG chỉ chung cho sự đau lòng đến cực điểm, như trong Truyện Kiều tả lúc Thúc Sinh tưởng Kiều đã chết, cụ Nguyễn Du đã hạ câu :
   ĐOẠN TRƯỜNG ai có qua cầu mới hay! 

   ... Và Truyện Kiều được Cụ Nguyễn Du đặt tên lại là " Đoạn Trường Tân Thanh ", có nghĩa là " Tiếng kêu mới nghe mà đứt ruột!"
12. BỘ MAO :
      MAO : là Những vật như tơ mọc trên bề mặt của Động Thực Vật, là LÔNG, là TÓC, là CỎ. Theo diễn tiến Tượng Hình của chữ viết như sau :
金文金文大篆小篆繁体隶书

Ta thấy :
     Từ Kim Văn diễn tiến đến hình thành chữ viết, đều là Tượng  Hình của cọng Cỏ non, cọng Cỏ nầy mọc trên mình động vật thì là Lông là Tóc, nên, MAO còn có nghĩa là NHỎ là NHẸ, như :
     MAO BỆNH 毛病 : là Bệnh Nhẹ, là Tật xấu.
     MAO VŨ 毛雨 : là Mưa lất phất, là Mưa Phùng.
     MAO TẶC 毛賊 : là Giặc Cỏ, là Ăn Cướp vặc. 
     HỒNG MAO 紅毛 : là Lông Đỏ, là từ của ông cha ta ngày xưa dùng để gọi người da trắng là Dân Hồng Mao, vì họ có lông tóc màu vàng ửng đỏ nâu.
    Thành ngữ có liên quan giữa tiếng nói Hoa Việt là:
     XUY MAO CẦU TÌ 吹毛求疵 : là Thổi lông cho vạt ra để thấy được cái thẹo bên trong. Ta nói là "Bới Lông Tìm Vết."
     MAO VŨ VỊ PHONG 毛羽未豐 : Mao là Lông Mao, Vũ là Lông Ống, VỊ PHONG là chưa phong phú, chưa đầy đủ. Ta nói là "Chưa đủ Lông, chưa đủ Cánh."
     MAO 毛 : là Một XU trong đơn vị tiền tệ. Ta lại có thành ngữ :
     NHẤT MAO BẤT BẠT 一毛不拔 : là Một sơi lông cũng không chịu nhổ, ý muốn nói : Keo kiệt đến nỗi "Một Xu cũng không chịu xuất ra!" Điển nầy xuất từ sách "Mạnh Tử, chương Tận Tâm thượng", như sau: 
      Trong thời Chiến Quốc, trong số Bách Gia Chư Tử có...
      Dương Tử, tức Dương Chu, chủ trương thuyết "Vị Ngã" là Vì Mình, đã nói rằng: "Nhổ một sợi lông để làm lợi cho thiên hạ, ta cũng không làm!"  Còn Mặc Tử, tức Mặc Địch, thì chủ trương thuyết "Kiêm Ái" là Yêu Thương Tất Cả mọi người, thì nói rằng: "Chỉ cần làm lợi cho thiên hạ, thì dù có mài trọc cả đầu, đi sưng cả chân, ta cũng không từ chối!"
       Trong tác phẩm " SÃI VÃI " của Nguyễn Cư Trinh, ông đã luận về đaọ TU của 2 nhân vật trên như sau :
                 Kìa như Mặc Địch Dương Chu, Tu một việc vị nhơn, vị ngã.                  Nhổ mảy lông, mà lợi cả thiên hạ, thì Dương Chu tu một sự chẳng vui.
                 Mài hết trán, mà lợi có một người, thì Mặc Địch tu một lòng chẳng nại.

      Tiêu biểu cho bộ MAO là chữ :
   BÚT 笔 : là Cây Viết. Ngày xưa là cây Bút Lông, chữ nầy gồm có bộ TRÚC ở trên là cái Cán Viết bằng Tre trúc, phía dưới là bộ MAO là Lông. Một chữ rất tiêu biểu cho bộ MAO nữa, đó là chữ :
    THÚY 毳 : là Lông măng, lông tơ. Gồm có ba chữ MAO chồng lên nhau, chỉ tất cả những lông trên mình con chim, trừ Lông Ống, và tất cả những lông trên mình con người, ngoại trừ Râu, Tóc, Lông Nách và Lông của những chỗ kín ra...
13. BỘ MỘC  :
      MỘC  : là CÂY, là chữ Tượng Hình tiêu biểu cho Cây theo diễn tiến của chữ viết như sau :
甲骨文金文金文大篆小篆繁体隶书
Ta thấy :
     Từ Giáp Cốt Văn đến Tiểu Triện đều thể hiện rõ những nét tiêu biểu cho cho Thân Cây, Cành nhánh ở trên và Gốc rể ở dưới. MỘC 木là từ gọi chung cho các loại CÂY, từ kép của MỘC là :
     THỌ MỘC 樹木 : là Cây Cối. Nhưng nếu chữ THỌ là Động từ, thì...
     THỌ MỘC 樹木 : là Trồng Cây, như trong câu "Thập Niên Thọ Mộc 十年樹木" mà ta đã biết là "Vì lợi ích cho mười năm, thì nên trồng cây."
     Các thành ngữ có liên quan đến chữ MỘC rất nhiều như :
     MỘC BỔN THUỶ NGUYÊN 木本水源 : Ta nói là: "Cây có Cội, Nước có Nguồn ".
     MỘC DĨ THÀNH CHU 木已成舟 : là Cây đã thành Thuyền, ta nói là "Ván đã đóng thuyền!"  Câu nầy làm ta nhớ đến một câu tương tự là MỄ DĨ THÀNH PHẠN 米已成飯 : là "Gạo Đã Thành Cơm!"
               Image result for 米已成飯
     Cha của Thuý Kiều là Vương Viên Ngoại đã mượn ý nầy để dỗ dành khuyên giải Kim Trọng khi chàng trở lại Vườn Thúy để tìm Thúy Kiều:
      Bây giờ VÁN ĐÃ ĐÓNG THUYỀN,
  Đã đành phận bạc khôn đền tình chung!

     Ta còn có các từ như :
     MỘC NGẪU 木偶 : là Hình Cây, có nghĩa là Bù Nhìn, người không linh động, phải giựt dây mới nhúc nhít.
      MỘC NGƯ 木漁 : không phải là "Cá Cây" mà là Cái Mỏ của các nhà sư.
      MỘC NHĨ 木耳 : không phải là Lổ Tai Cây, mà là Nấm Mèo.
             Image result for 木耳   
      Tiêu biểu cho bộ MỘC có chữ :
      LÝ 李 : là Cây Lý, là Trái Lý, là Họ Lý. Đọc Lịch Sử Việt Nam qua các đời Đinh, Lê, Lý, Trần... Ta nhớ đến 2 câu  trong bài thơ sấm trên cây gạo làng Diên Uẫn là :
                 Hòa đao mộc lạc,      禾刀木落,
                 Thập bát tử thành.    十八子成.
Có nghĩa :
     Chữ Hòa (禾) + chữ Đao (刀) + chữ Mộc (木) ghép lại thành chữ Lê 梨 là Cây Lê, đồng âm với chữ Lê là Họ Lê (黎). Câu nầy tiên đoán cây ngã (Mộc Lạc), là nhà Tiền Lê mất.
     Chữ Thập (十) + chữ Bát (八) + chữ Tử (子) ghép lại thành chữ Lý (李). Câu nầy tiên đoán nhà Lý lên thay nhà Tiền Lê.
14. BỘ NGƯU   :
      NGƯU   : là Con TRÂU. Chữ Tượng Hình với các nét theo diễn tiến sau đây:
甲骨文金文金文大篆小篆繁体隶书
Ta thấy :
     Hình con trâu được vẽ từ mặt tiền với 2 cái sừng nhô cao lên 2 bên. NGƯU 牛 được phân biệt làm hai loại :
     THUỶ NGƯU 水牛 : là Con Trâu (nước), con Trâu Cui.
     HUỲNH NGƯU 黃牛 : là Con Bò (vàng), con Bò Sữa.
     NGƯU ĐẨU 牛斗 : là Sao Ngưu và Sao Đẩu trong Nhị Thập Bát Tú. Ngoài ra ta còn có KHIÊN NGƯU tinh, và CHỨC NỮ tinh. Ta gọi là SAO NGƯU và SAO CHỨC, chỉ Ả Chức với Chàng Ngưu theo tích Ngưu Lang Chức Nữ mà dân gian ai cũng biết. Trong Lục Vân Tiên của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu có câu:
       Hữu tình chi bấy Ngưu Lang,
   Tấm lòng Chức Nữ vì chàng mà nghiêng! 
      NGƯU TỬ 牛仔 : là Cow-boy, là Cao Bồi. Nên...
      NGƯU TỬ KHỐ 牛仔褲 : là Quần của Cao Bồi mặc, tức là quần "zin" (jeans) đó.
      NGƯU TỊ TỬ 牛鼻子 : là Lổ Muĩ Trâu, thường dùng để gọi các  Đạo Sĩ với ý miệt thị, vì họ thường búi một búi tóc ở giữa đầu trông giống như cái Lổ Mũi con Trâu vậy, nên thường bị gọi là: "Tên đạo sĩ mũi trâu!"            
      Thành ngữ có chữ NGƯU trong văn học cũng rất nhiều, như:
    NGƯU ĐẦU MÃ DIỆN 牛頭馬面 : là Đầu trâu mặt ngựa, vốn là Quỷ sai dưới Âm Phủ chuyên đi bắt hồn người chết. Bây giờ dùng để chỉ những kẻ làm tay sai hay dựa vào quyền thế ức hiếp dân lành.
    ĐỐI NGƯU ĐÀN CẦM 對牛彈琴 : Ta nói là Đàn Khải Tai Trâu!


          
    NGƯU ĐAO TIỂU DỤNG 牛刀小用 : Dao mổ trâu là dao lớn, mà lại  dùng vào việc nhỏ. Ta nói là: Cắt cổ gà mà phải xài đến dao trâu!
        Khi dùng để ghép với bộ khác để thành lập chữ mới, thì bộ NGƯU được viết với hình thức nầy 牜, Ví dụ như chữ :
    SINH (SANH) 牲: là Gia súc nuôi trong nhà, ta thường gọi là SÚC SINH 畜牲, và từ nầy thường cũng được dùng để mắng người khác khi có hành động trái với luân thường đạo lý của con người: "Đồ Súc Sinh chớ không phải con người!"
     TAM SINH 三牲 : hay TAM SANH, ta lại đọc trại thành TAM SÊN: là 3 con vật dùng trong cúng tế ngày xưa là Trâu, Dê và Heo. Nhưng theo dân gian xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh thì cúng TAM SÊN phải có: Một cái Trứng, một con Tôm, một miếng Thịt ba rọi (Không có Tôm có thể thay bằng Khô Mực, không có Thịt ba rọi, có thể thay bằng thịt Gà hoặc Vịt gì cũng được!)
      Ta cũng cần phân biệt từ :
      TAM SINH 三生 : Theo Phật Giáo là 3 kiếp sống của con người: Kiếp trước, kiếp nầy và Kiếp sau, nói theo chữ là: Tiền sinh, Kim sinh và Lai sinh. Ta có thành ngữ TAM SINH HỮU HẠNH 三生有幸 : HẠNH ở đây là may mắn, là Hân Hạnh nên TAM SINH HỮU HẠNH là Cái may mắn của 3 kiếp người. Ý chỉ "Rất là May Mắn!" Ta thường nghe nói: "Gặp được Ngài, thật là Tam Sanh Hữu Hạnh!"  
           Image result for 三生有幸      Image result for 三牲的意思
         Tam Sanh Hữu Hạnh    Tam Sên : Heo, Bò và Dê.
15. BỘ TƯỜNG :
      TƯỜNG  : còn đọc là BẢN, là Miếng Ván, miếng Gỗ xẻ đôi, miếng bên trái gọi là BẢN 爿, miếng bên phải gọi là PHIẾN 片. Từ thường gặp là :
     TRÚC BẢN 竹爿 : là Nẹp Tre.
     SÀI BẢN 柴爿 : là Ván gỗ, là Nẹp cây.
     BẢN còn là Mạo từ, như :
     NHẤT BẢN ĐIỀN 一爿田 : là Một Mảnh Ruộng.
     NHẤT BẢN ĐIẾM 一爿店 : là Một Căn Tiệm.
     Tiêu biểu cho bộ TƯỜNG nầy, còn có chữ TƯỜNG phồn Thể như sau 牆 TƯỜNG : là Cái Vách, xưa đóng bằng cây ván hoặc đắp bằng đất nên chữ TƯỜNG cò được viết bằng bộ THỔ như sau: 墙.
      Chữ TƯỜNG làm ta nhớ đến câu: "Tường Đông ong bướm đi về mặc ai" trong Kiều và 2 câu thơ trong Tây Sương Ký là :
      Cách Tường hoa ảnh động,   隔牆花影動,
      Nghi thị ngọc nhân lai.         疑是玉人來.
Có nghĩa :
     Cách bức tường thấy bóng hoa lai động, nên...
     Ngỡ là người ngọc đang đi đến bên ta.

            
      Tiêu biểu nhất cho bộ TƯỜNG nầy còn có chữ:
   SÀNG 牀 : là Cái Giường nằm. Ghép bởi Tường  (Bản) là Ván và Mộc là Cây. Đây có thể là cái giường nằm ngủ sơ khai nhất của con người từ xưa đến nay: Giường Ngủ bằng Cây, lót vạt Ván. Một hình thức khác nữa của chữ SÀNG như sau: 床. Chữ SÀNG nầy được ghép bởi bộ AM 广 là Mái Nhà và bộ MỘC 木 là Cây Gỗ mà thành, ý nói: Ván Gỗ được lót dưới mái nhà, tức là cái Giường nằm đó vậy. Ta hay nghe nói từ :
    ĐÔNG SÀNG 東床 : là Cái Giường ngủ được đặt ở dưới mái nhà phía Đông. Lấy tích ở đời Đông Tấn, Thái Úy Hy Giám có cô con gái  đẹp người đẹp nết, nên muốn kén một chàng rể qúy cho con gái, mới ngỏ ý với Thừa Tướng đương triều là Vương Đạo, muốn kén một chàng rể trong đám con cháu của ông ta. Vương Thừa Tướng rất vui lòng chấp nhận. Hôm Hy Giám mang hậu lễ đến ra mắt để chọn rể, thì hơn hai mươi chàng trai tuấn tú trong đám con cháu của Thừa Tướng đã tề tựu đầy đủ, người người ăn mặc chỉnh tề chải chuốc  đều mong mình được trúng tuyển, chỉ riêng có một chàng vẫn dửng dưng nằm đọc sách và phơi bụng ra ngủ trên giường ở mái hiên đông nhà. Thái Uý Hy Giám bèn chấm ngay chàng ta làm rể của mình. Qủa nhiên không sai, chàng trai đó sau nầy trở thành một nhà  thư pháp lớn chẳng những của thời Đông Tấn mà còn nổi tiếng mãi cho đến hiện nay với Thiếp Lan Đình, mà Cụ Nguyễn Du nhà ta đã mượn để cho Hoạn Thư khen Kiều khi cô phải ra chép kinh ở Quan Âm Các là :
              Khen rằng bút pháp đã tinh,
       So vào với Thiếp Lan Đình nào thua!
      Vâng, đó chính là Nhà Thư Pháp Vương Hi Chi đó vậy !
   Vì tích trên, nên sau nầy mới có câu "Kén rể Đông Sàng", và từ Đông Sàng  còn có ý chỉ "Chàng Rể Qúy!"   
            


              Nhà thư pháp Vương Hy Chi đời Đông Tấn
16. BỘ  PHIẾN :
      PHIẾN  : là MIẾNG, là MẢNH, là TẤM, là Phần bên phải của mảnh gỗ chẻ đôi, (Phần bên trái là BẢN (TƯỜNG) 爿 như đã trình bày ỏ trên), thường được dùng làm Mạo Từ (Article) như :
      NHẤT PHIẾN BĂNG TÂM 一片冰心 : là Một Tấm lòng trong trắng như gương. BĂNG là Nước đá trắng tinh trong suốt, chẳng chút bợn nhơ, như thơ của Vương Xương Linh :
         NHẤT PHIẾN BĂNG TÂM tại ngọc hồ! 
            一片冰心在玉壺 !
Có nghĩa :
     Một tấm lòng trong trắng như băng ở trong bình ngọc cũng trong trắng như thế (không chút bợn nhơ của thế tục!)
      NHẤT PHIẾN NGUYỆT 一片月 : là Một Mảnh Trăng làm ta nhớ đến bài Văn Tế Công Chúa nhà NGUYÊN của Lưỡng Quốc Trạng Nguyên MẠC ĐĨNH CHI (莫挺之 1280–1346) khi đang đi sứ nơi đây đã làm kinh ngạc vua quan nhà Nguyên khi chỉ đưa cho ông có 4 chữ NHẤT để làm bài văn tế nầy. Ông đã ứng khẩu đọc một bài văn tế rất hay với 4 chữ NHẤT đó như sau :
       Thanh thiên nhất đóa vân,      青天一朵雲,
       Hồng lô nhất điểm tuyết,        紅爐一點雪,
       Thượng Uyển nhất chi hoa,     上苑一枝花,
       Dao Trì NHẤT PHIẾN NGUYỆT. 瑤池一片月
       Y! Vân tán, Tuyết tiêu, Hoa tàn, Nguyệt khuyết!
           噫! 雲   散,  雪   銷,    花   殘,    月      缺
Có nghĩa :
     Một đóa mây trên bầu trời xanh. 
     Một điểm tuyết bên lò lửa đỏ.
     Một cành hoa trong vườn Thượng Uyển.
     Một mảnh trăng nơi cung Dao Trì.
Ôi ! Mây đã rã, Tuyết đã tan, Hoa đã tàn, Trăng đã khuyết!


        
      Tiêu biểu cho bộ PHIẾN có chữ :
   BÀI 牌 : là THẺ, ta có từ kép THẺ BÀI.
   LỆNH BÀI 令牌  : là Cái thẻ bài dùng để ra lệnh của ngày xưa.
   KIM BÀI 金牌 : là Cái thẻ bài bằng vàng hoặc được mạ vàng. Ngày xưa khi lập được công lớn sẽ được vua ban cho cái MIỄN TỬ KIM BÀI 免死金牌, ta gọi là Kim Bài Miễn Tử, là cái Thẻ Vàng được miễn cho tội chết.
    MIỄN CHIẾN BÀI 免戰牌 : Từ thường thấy trong các truyện Tàu ngày xưa, hễ đánh không lại thì treo Miễn Chiến Bài để tìm kế sách hay đợi viện binh.
    MÔN BÀI 門牌 : là Cái Bảng Hiệu Tiệm, còn gọi là CHIÊU BÀI 招牌, nhưng trong thủ tục hành chánh thì Môn Bài là Cái Giấy Phép cho phép hành nghề.
    BÀI VỊ 牌位 : là Miếng gỗ có viết hoặc khắc tên người chết để trên bàn thờ để thờ phượng.
    LỘ BÀI 路牌 : là  Bảng hướng dẫn chỉ đường.
    ĐẢ BÀI 打牌 : là Đánh Bài, như Đánh bài Tây, Tứ sắc...
17. BỘ PHỐC  (攵) : Còn đọc là PHỘC, là PHÁC.
      PHỐC  (攵) : là Gỏ nhẹ, là Đánh khẽ. Tiêu biểu cho bộ PHỐC là chữ :
    SAO 敲 : là Gỏ, là Khỏ, như SAO MÔN 敲門 : là Gỏ Cửa. Từ nầy làm ta nhớ đến Giả Đảo  賈島, một nhà thơ thuộc hệ phái quái đản đời Đường. Tương truyền, khi làm bài thơ "Đề Lý Ngưng U Cư 題李凝幽居" viết đến 2 câu :
        Điểu túc trì biên thọ,           鳥宿池邊樹,
        Tăng SAO nguyệt hạ môn.   僧敲月下門
Có nghĩa :
     Chim ngủ trên cây cạnh bờ ao, còn ...
     Nhà sư thì đang GỎ cửa ở dưới ánh trăng.
thì... Giả Đảo không biết là nên dùng từ SAO 敲 là GỎ, hay dùng từ THÔI 推 là ĐẨY. "Nhà sư GỎ CỬA dưới trăng" nên thơ, hay là "Nhà sư ĐẨY cửa dưới trăng" nên thơ hơn. Do dự mãi không biết nên HẠ chữ nào mới hay, nên vừa đi vừa suy nghĩ, vừa làm động tác GỎ hay ĐẨY cửa, mà lơ đễnh đến nỗi đâm vào đầu ngựa của Hàn Dũ là Tể Tướng lúc bấy giờ. Sau khi bị quân lính bắt lại và hỏi rõ sự tình. Hàn Dũ rất lấy làm lý thú, cho biết là dùng từ THÔI hay SAO gì câu thơ đều hay cả, nhưng theo ý ông thì nên chọn từ SAO là GỎ cho có vẻ thi vị hơn. Vì tích nầy mà hình thành thêm được một từ mới là: THÔI SAO 推敲 có nghĩa là : Cân nhắc một cách qúa đáng! và thành ngữ BẤT TẤT THÔI SAO 不必推敲 : là Không Cần phải Cân Nhắc một cách qúa đáng như thế!
           Image result for 鳥宿池邊樹 僧敲月下門。    Image result for 鳥宿池邊樹 僧敲月下門。
        Tiêu biểu cho bộ PHỘC 攵 còn có chữ :
     SẮC 敕 : Từ kép là Sắc Lệnh 敕令 : là Chiếu thư của Vua Chúa hay Thần Thánh ban ra, như SẮC CHỈ 敕旨, SẮC PHONG 敕封... Một hình thức khác nữa của chữ SẮC là do chữ LAI 來 và chữ LỰC 力 ghép lại mà thành 勑. Chữ SẮC 勑 nầy lại làm ta nhớ đến câu truyện của Ông Đào Duy Từ thời Trịnh Nguyễn như sau :
  Năm 1627, chúa Trịnh Tráng muốn lấn vào Nam bèn sai Nguyễn Khắc Minh đi sứ, mang tiếng là phong tước cho chúa Nguyễn nhưng đồng thời cũng để dò xét tình hình đàng trong. Lúc bấy giờ Đào Duy Từ là Tham Tán bèn khuyên chúa Nguyễn che giấu lực lượng và tạm nhận phong để hòa hoãn với chúa Trịnh. Chúa Trịnh cũng đồng thời đòi chúa Nguyễn cho con ra Bắc chầu, nộp 30 voi đực và 30 chiến thuyền để đi cống nhà Minh bên Trung Quốc, Duy Từ khuyên là không thực hiện rồi bày kế cho chúa Nguyễn đắp lũy Trường Dục để phòng thủ. Chúa Nguyễn nghe theo và thực hiện ngay.
       Về việc sắc phong, vào năm 1630 Duy Từ cho người làm một cái mâm đồng hai đáy bên trong đựng sắc của chúa Trịnh, trên phủ lụa vàng rồi sai Trần Văn Khuông đi sứ. Trần Văn Khuông theo lời Duy Từ dặn dò, đối đáp, dâng mâm cho chúa Trịnh, rồi kiếm cớ trốn về. Chúa Trịnh thấy sứ đoàn vội vã đi về, sinh nghi, bèn cho lục mâm đồng thì thấy tờ sắc của mình trước đó còn có kèm theo một bài thơ như sau :
                  Mâu nhi vô dịch,          矛而無剔,
                  Mịch phi kiến tích.        覔非見迹.
                  Ái lạc tâm trường,        愛落心腸,
                  Lực lai tương địch!        力來相敵 !
Có nghĩa :
     Cây mâu mà không đâm, không khều.
     Tìm mãi mà không thấy tung tích gì cả.
     Thương đến nỗi rớt cả lòng dạ ruột gan.
     Nếu dùng sức mạnh đến đây, thì sẽ đối địch với nhau mà thôi!

     Cả triều không ai hiểu là ý muốn nói gì?! Giai thoại kể rằng:
Chúa Trịnh cho mời Phùng Khắc Khoan(1528 -1613, trong khi sự kiện này xảy ra năm 1630 nên không chính xác) đến hỏi thì mới vỡ lẽ, trong chữ Hán cổ, chữ MÂU viết không có dấu phết thì thành chữ DƯ 予, nghĩa là ta; Chữ MỊCH  mà bỏ chữ KIẾN chỉ còn lại chữ BẤT 不 nghĩa là không. Chữ ÁI 愛  nếu viết thiếu chữ TÂM  thì ra chữ THỤ 受 nghĩa là nhận. Chữ LỰC ghép với chữ LAI sẽ thành chữ SẮC 勑  sắc phong. Ghép 4 chữ của bốn câu trên lại ta có câu :
      Dư Bất Thụ Sắc 予 不 受  (Có nghĩa là: Ta không nhận sắc phong). Chúa Trịnh hiểu ý là Chúa Nguyễn trả lại sắc phong, nổi giận, cho người đuổi theo sứ đoàn của Chúa Nguyễn, thì cả sứ đoàn của Trần Văn Khuông đã đi xa rồi!  
Di tích nhà thờ Đào Duy Từ tại Hoài Nhơn
 














18. BỘ KHÍ   :
       KHÍ   : là HƠI. Chữ KHÍ phồn thể được viết như thế nầy 氣, KHÍ là Hơi của con người và của cả trời đất, như KHÍ SẮC 氣色, KHÍ HUYẾT 氣血, KHÍ HẬU 氣候, KHÍ TƯỢNG 氣象 ... KHÍ là thể Hơi, không có hình dáng nhất định, nhiều loại KHÍ không có cả mùi vị và không... trông thấy được như KHÔNG KHÍ 空氣, HOÀ KHÍ 和氣 ...
       KHÍ là loại chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết như sau :
甲骨文金文金文大篆小篆繁体隶书
Ta thấy :
     Giáp Cốt Văn là hình của những làn hơi từ dưới bốc lên, rồi mới diễn biến lần lần thành BỘ 气 và CHỮ KHÍ 氣 như hiện nay.
     Khí còn là Cái Hơi toát ra từ phong cách của một con người, nên mới có câu :
                Đồng thanh tương ứng,     同聲相應,
                Đồng KHÍ tương cầu.         同氣相求。   
Có nghĩa :
     Cùng tiếng nói, tiếng kêu, tiếng hót... thì ứng tiếng với nhau.
     Cùng một khí chất, cốt cách, giọng điệu... thì cùng cầu cạnh nhau, cùng đến với nhau.
     Ta nhớ trong Kiều, lời của con ma Đạm Tiên trách cô Kiều khi Kiều hỏi cô "Đào Nguyên lạc lối đâu mà đến đây?" là:
         Thưa rằng: THANH KHÍ xưa nay,
     Mới cùng nhau lúc ban ngày đã quên?!

        Ta có thành ngữ :
    HÒA KHÍ SANH TÀI 和氣生財 : là Cái không khí hòa thuận của gia đình, của anh em, của bạn bè, của bạn cùng làm ăn với nhau... mà có hòa thuận vui vẻ thì mới phát tài được! Cũng đúng thôi, tối ngày cứ cãi nhau ỏm toỉ, nghịch mười hai, thì làm sao mà làm ăn khá cho được, chứ đừng nói chi làm giàu!
         Tiêu biểu cho bộ KHÍ có chữ :
    DƯỠNG 氧 : là Dưỡng Khí, là OXY.
    DƯỠNG HÓA 氧化 : là Oxyt-hóa. Bị Rỉ sét.

     
 19. BỘ KHIẾM  :
       KHIẾM   : là THIẾU, là NỢ.
       KHIẾM KHUYẾT 欠缺 : là Thiếu Thốn, là Sứt mẻ, là Cái gì đó không được trọn vẹn. Còn KHIẾM KHUYẾT là còn chưa đầy đủ, chưa Hoàn chỉnh, còn cần phải bổ sung.
       KHIẾM THỊ 欠視 : là Thiếu về Thị giác, là Mắt kém, Mắt mờ.
       KHIẾM NHÃ 欠雅 : là Thiếu Trang Nhã, là Bất Lịch Sự.
       KHIẾM AN 欠安 : là Thiếu Bình An, là Không Khỏe, là Bị bệnh.
       KHIẾM TRÁI 欠債 : là Thiếu Nợ, là Mắc Nợ.
       ĐẢ A KHIẾM 打呵欠 : là Ngáp, là Vươn Vai để Ngáp.
 Đây là  nghĩa gốc của chữ KHIẾM với diễn tiến Tượng Hình để Chỉ Sự như sau đây : 
甲骨文金文金文大篆小篆繁体隶书
Ta thấy :
     Giáp Cốt Văn là hình người cong mình hả họng để NGÁP, đến Tiểu Triện thì phía dưới là bộ NHÂN là người, phía trên 3 vạch là tượng trưng cho cái hơi của người đó thở ra, nên KHIẾM có nghĩa gốc ban đầu là NGÁP do cơ thể mỏi mệt không khỏe mà ra.
      
        Như thường lệ, trước khi kết thúc bài viết nầy, mời tất cả cùng đoán một câu Đố Chữ rất thú vị sau đây:
                Gia hữu tứ thất ti,            家有四匹絲,
                Tàng tại phá quỷ lý.         藏在破櫃裡。
                Túc túc nhất cân trọng,    足足一斤重,
                Cấp thời khả hoán mễ.     急時可換米。
Có nghĩa :
                 Nhà có 4 xấp tơ,
                 Cất trong ngăn tủ bể.
                 Cân đúng đủ một cân,
                 Khi gấp rút có thể đem đổi thành... mễ (là GẠO).
      Bốn câu trên ghép lại thành Một Chữ mà ta đã học qua rồi!
            (Xin hẹn bài viết tiếp) 
                                 Đỗ Chiêu Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...