” Chúng ta với tất cả những cái tâm và việc tốt của mình cũng nên có những ý thức về mối nguy như thế. Tôi nói ví dụ, khi chúng ta đem những cái quần áo ở dưới xuôi hay những cái quần áo có design ở nước ngoài đến và đưa cho người dân tộc ở chẳng hạn. Rồi khi người đó mặc, về mặt lâu dài người ta sẽ đánh mất bản sắc văn hóa của họ. Thay vì mặc những đồ thổ cẩm hay những thứ của họ thì họ sẽ mặc quần áo của bên xuôi và đó là tiềm năng để gây hại và chúng ta cần ý thức rất là rõ về chuyện đấy thay vì chúng ta cứ làm theo 1 cách vô tư.”Mình chia sẻ trọn câu nói của ông ở đây là để các bạn có cái nhìn trực quan và chính xác nhất. Ở đây, ông Giang hoàn toàn không hề nói về việc mọi người làm từ thiện là xấu vì mình biết các bạn khi làm từ thiện dù là để PR, thể hiện “quyền lực”, cái tôi hay vân vân và mây mây các thứ tiêu cực mà các ông Tiến Sĩ “Giấy” Việt Nam có thể nghĩ ra, thì các bạn trên hết, vẫn có một cái tâm tốt. Vì nếu không có một cái tâm tốt, bạn có thể PR bằng những cách khác như “Chụp ảnh bảo vệ môi trường”, thể hiện cái tôi bằng nhưng hành động ích kỷ không quan tâm đến cảm xúc của người khác.Quan điểm của mình là hoàn toàn ủng hộ việc làm từ thiện.
Ý ông Giang ở đây theo mình hiểu là bạn làm cái gì cũng vậy, phải ý thức được là việc mình có ảnh hưởng gì đến người khác về mặt “lâu dài” không? Không phải việc gì cứ có “ý tốt” có nghĩa là nó “tốt”.
1/ Ý tốt và làm sai
Có những việc các bạn làm mặc dù có “ý tốt” nhưng thực ra nó ảnh hưởng “không tốt” cho xã hội. Mình xin chia sẻ cho các bạn về bài viết “Một góc nhìn về cơm 2000 đồng”:Việc các bạn tạo ra những quán cơm 2000đ thực sự không giúp gì nhiều cho xã hội cả. Những người lao động nghèo có lẽ sẽ đỡ khó khăn hơn trong việc mưu sinh ở thành phố và họ vẫn sẽ làm nông dân, công nhân, lao động tay chân. Nhưng hệ quả sau đó thì sao:
– Những tiệm cơm xung quanh đương nhiên là sẽ mất doanh thu trầm trọng dẫn đến sự phá sản của chủ doanh nghiệp kéo theo những lao động khác và lại sinh ra thêm người nghèo.
– Bạn đang sử dụng thời gian, tiền bạc không những của chính mình mà còn của người khác một cách không hiệu quả.
– Những người được từ thiện sẽ sinh ra tâm thế là ỷ lại (Mình chỉ nói một số), và khi bạn đã đáp ứng đủ nhu cầu vật chất cho người ta rồi, việc gì họ lại phải đi làm !!??
Và có bao giờ các bạn tự hỏi? Điều gì sẽ xảy ra khi một trong các nhà từ thiện hết tiền? Kết quả là “Mèo vẫn hoàn mèo” mà thậm chí có thể còn tệ hơn trước kia.
2/ Ý tốt và làm đúng
Có lẽ giờ bạn đang thầm chửi, thằng biên bài thật lắm chuyện hay những từ ngữ vô cùng “hay ho” khác mà tôi mạn phép ko dám đưa vào đây. “Vậy tôi phải làm từ thiện sao mới đúng (mới vừa lòng thằng biên bài)?” Nếu bạn đã có thể đặt câu hỏi như vậy thì xin chúc mừng, bạn đang đi đúng đường rồi đấy.Việc các bạn đưa cho người nghèo “con cá” hoàn toàn không thay đổi được gì cả ngoài việc kéo họ duy trì tình trạng nghèo khó lâu hơn. (Ko xét đến trường hợp họ đang chết đói, hay các vấn đề đang cấp thiết khác)
Vậy từ thiện ra sao mới đúng? Mình xin đưa ra vài đề xuất sau đây:
A- Chăm sóc và giáo dục sức khỏe cho họ
Chắc chắn rằng ưu tiên của bạn phải là sức khỏe cho trẻ em và thanh niên trước.Cung cấp thiết bị và giáo dục kiến thức để họ có thể bảo đảm sức khỏe để sống và phát triển
B- Tập trung vào phụ nữ
Cung cấp các kiến thuật về kỹ thuật, định hướng nghề nghiệp, dạy nghề và tìm việc làm cho họ. Và bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng của họ đấy
C- Quyên góp xây dựng trường học
Và đây sẽ là “cần câu” giúp họ thoát nghèo. Với lượng kiến thức có được, họ sẽ tự hiểu làm thế nào để đảm bảo nhu cầu vật chất cũng như tinh thần cho chính mình.
Vậy, hãy tự hỏi “động cơ” của việc bạn làm từ thiện cho người nghèo là để làm gì?
– Giúp họ thoát nghèo hay duy trì tình trạng đó dài hơn.
Lựa chọn là ở bạn.
Võ Văn Minh Tuấn.
(cafeKuBua.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét