Khẩu
nghiệp là gì?
Theo lời Đức Phật dạy, con người chúng
ta có ba nghiệp: Thân nghiệp, Khẩu nghiệp và Ý nghiệp; trong đó khẩu nghiệp dễ
tạo phước và ngược lại cũng dễ tạo ra tội. Vì vậy bài chia sẻ Tội Khẩu Nghiệp
sẽ giúp cho chúng ta ý thức hơn về việc tu tập để làm sao tận dụng được lợi ích
tích cực và hạn chế tối đa những mặt tiêu cực của cái miệng để không gây khổ
đau cho mình và cho người, thậm chí từ một đến nhiều đời về sau nữa.
Vì sao chúng ta dễ mắc tội khẩu nghiệp?
Chúng ta ít để ý khẩu nghiệp là vì ngôn
ngữ không có hình tướng! Ví dụ như giờ chúng ta đấm ai hay là chúng ta sát
thương ai thì dễ dàng thấy được hình ảnh của vết thương đã gây ra đó. Nhưng một
lời nói cay độc sẽ là vũ khí vô hình sát thương người ta đến chết mà đôi khi
chúng ta không ngờ đến, không thấy rõ!
Trong ba nghiệp Đức Phật dạy là: Thân nghiệp - Khẩu nghiệp - Ý nghiệp thì
Ý nghiệp dẫn đầu các hành động về
thân và miệng. Tuy nhiên, khi ý nghĩ đó biểu hiện thành ngôn ngữ hay những hành
động thì sự tạo nghiệp đó mới rõ ràng. Còn nếu nó vẫn nằm trong suy nghĩ, trong
đầu thì “Tội từ tâm sinh do tâm diệt”.
Cho nên chúng ta biết rằng khi đã biểu hiện thành hành động thì bắt đầu có oan
trái. Ngôn ngữ cũng vậy!
Trong năm giới mà Đức Phật khuyên chúng ta nên
giữ, có giới không nói dối. Cụ thể là chúng ta không nên biến nó thành bốn
vấn đề:
Ác khẩu:
tức là lời nói cay độc, hung ác.
Ỷ ngữ:
tức là lời nói hoa mỹ với mục đích lừa đảo.
Vọng ngôn: tức là trái với sự thật, không nói có, ít nói nhiều, diễn
dịch sai sự thật.
Lưỡng thiệt: tức là nói “Đâm bị thóc thọc bị gạo”, nói ba
phải.
Tội khẩu nghiệp có hai loại:
Người xưa có nói rằng là: Của cải vật
chất chúng ta có chất như núi nhưng mà miệng ăn hoài nó cũng sẽ hết; Công đức
chúng ta làm cả đời rất cực khổ nhưng mà miệng chỉ trích, mỉa mai, thị phi, ác
khẩu – nó cũng làm tan hoang như cái miệng ăn hết của cải vậy. Hai
ý này cho thấy rằng: Sự thành bại, tội
phước chủ yếu từ miệng mà sinh ra.
Thức ăn là một nhu
cầu không thể thiếu đối với con người, không thể sống trên cuộc đời mà không có
ăn được. Nhưng mà cái ăn này nó cũng đem đến cho chúng ta những cái oan trái
khôn lường.
Người ta từng nói rằng: “Cái bao
tử chúng ta là một nghĩa địa di động”. Bao tử chúng ta không lớn nhưng cả
đời, nó chứa cả kho thịt động vật như: heo, bò, gà, vịt…được đưa vào từ cái miệng
của chúng ta. Cũng từ cái cửa miệng đó những chất độc ác nghiệt cũng được phun
ra.
Đức Phật từng nói: “Sự sống chúng sinh sống bằng sự chết”.
Khi đưa ra giới không sát sanh, Đức
Phật không ngăn cấm chúng ta ăn mặn mà Ngài thấy được nhân quả từ việc vay trả
nợ máu qua cách ăn uống này, Ngài khởi lòng thương xót nên khuyên Phật tử nên
hạn chế hoặc tốt nhất là ngưng lại.
Tuy nhiên, thực tế con người vì muốn an
tâm hơn và bớt đi sự mặc cảm về tội lỗi, lo lắng nên tự cho rằng: Vật dưỡng
nhơn và nhiều quan điểm khác. Nhưng luật nhân quả là quy luật sòng phẳng, nó
không hình thành do lời nói của ai hay quan điểm của ai mà nó vốn tồn tại một
cách khách quan trong vũ trụ mà Đức Phật đã nhìn ra được.
Cuộc đời chúng ta cứ sòng phẳng, thoải
mái – Vay nợ máu của chúng sinh rồi chúng ta cũng tái hiện lại hình thái đó để
chúng sinh vay lại để tồn tại, thay nhau mà tồn tại trên cuộc đời này, đó là
chuyện bình thường.
Chúng ta nhìn trên các video clip đăng
tải những lò sát sinh, thật sự đáng kinh sợ. Và có bao giờ chúng ta nghĩ rằng:
Một giai đoạn nào, một kiếp nào chúng ta là những loại chúng sinh như vậy
không? Cho nên đây là điều mà chúng ta thấy rằng: May mắn học được chân lý, còn
làm được hay không là việc của chúng ta! Đó là một phần cơ bản mà về tội
khẩu nghiệp thông qua việc ăn uống.
Người xưa từng nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” – tức là chúng ta
nói cái cách gì cũng được. Một người có tu tập như thế nào đi chăng nữa mà khi
nói ra những lời rơi vào trong bốn trường hợp: Vọng ngôn – Ác khẩu – Lưỡng
thiệt – Ỷ ngữ cũng đem oan trái đến cho chúng ta và tất cả mọi người.
Người xưa từng nói rằng: “Nhất ngôn khả dĩ hưng bang – Nhất ngôn khả
dĩ tán bang” nghĩa là “Một lời nói có thể làm hưng thịnh một
đất nước nhưng mà cũng một lời nói làm tiêu tan đi một đất nước”. Có những khi
chúng ta nói sự thật, nhưng mà sự thật đó làm đau khổ người khác. Ví dụ khi
thấy một người có tật ở chân trong một nơi tập thể đông người thì có người nói “Anh
què nào đó lên đây coi!…”. Anh ta nói thật nhưng mà nói như vậy không phù
hợp và dễ dàng đem đến sự tổn thương của một người khác, sẽ tạo nên oan trái.
Cho nên nói
thật không có nghĩa là muốn nói gì nói mà có những điều thật mà gây nguy hiểm,
tai họa khôn lường. Phải thật cẩn trọng
không nên nói điều gây tổn thương cho người khác!
Cái miệng nói của chúng ta rất là nguy
hiểm. Khi thương thì người ta nói theo hướng tích cực, khi ghét thì người ta
nói những lời cay độc. Vì thế thật sự mà nói: Cơ bản không tin vì họ chưa
chứng Thánh nên họ có thể thay đổi ngôn ngữ và quan điểm của chính mình. Con
người ở đời là như vậy! Không có một cái gì gọi là bền chắc, không có một cái
gì thật sự tin cậy được.
– Đối
với người có trí hay là người có bản lĩnh không quá quan trọng việc khen nhưng
mà cũng không quá bận lòng việc chê.
– Còn
người thường quá quan trọng việc khen thì lại rất khổ tâm vì chê. Khi được khen
mà thấy thích thú hảnh diện và khi bị chê thì cũng chịu tác động lớn hơn về
tinh thần.
Chúng ta
nên nhớ: Ở đời khen chê là chuyện bình thường. Khi người ta thích người ta nói
như vầy – Khi không thích người ta nói thế kia. Đừng có nghe người ta nói như
vậy mà tin rằng mọi việc nó sẽ là như vậy!
Trong sinh hoạt hằng ngày có 4 hạng
người chúng ta nên tránh tiếp xúc:
1/ Hay nói lỗi kẻ khác.
2/ Hay nói chuyện mê tín,
tà kiến.
3/ Miệng tốt, bụng xấu
(khẩu Phật, tâm xà).
4/ Làm ít kể nhiều. Từ cái
miệng mà ta có thể biết tâm ý và đánh giá được người khác, để có cách ứng xử
thích nghi.
Nên cẩn ngôn khi nói:
Lời nói không phải là tên bắn, cũng
không phải là dao đâm nhưng mà chúng ta thấy nó vẫn có cái tác hại nguy hiểm
như là tên bắn, như là dao đâm, có khi còn độc ác hơn nữa. Cho nên người tu học
cần phải nên cẩn thận trong bốn trường hợp: Vọng ngôn – Ỷ ngữ – Ác khẩu – Lưỡng
thiệt, bởi “Cái miệng còn nhanh hơn cái đầu” – tức là ý nghĩ không kịp để chúng
ta nói để kiểm soát thành ra chúng ta dễ dàng dẫn đến sự sai quấy này, tạo
nghiệp khôn lường.
Trong Phật Giáo có một câu truyện răn
đe cho những người truyền bá, giới thiệu Đạo Phật. Đó là câu chuyện của Ngài
Bách Trượng và một con chồn. Con chồn đó là hóa thân của một vị tỳ kheo bị đọa
500 kiếp do một lần thuyết pháp sai hại đến đại chúng mà không hay biết. Chúng
ta thấy: Một lời nói sai với chân lý thì trả cái giá như vậy!
Bản thân của những thầy tu phạm giới
thì ở trong Luật Đạo cho rằng đó là chuyện nhỏ. Nhưng mà dạy sai mọi người để
làm ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng – đó là cái tội lớn. Cho nên người ta
nói “Đa ngôn đa quá – Nói
nhiều lỗi nhiều”. Dĩ nhiên trong vô vàn lời nói chúng ta có những
cái sai nhưng mà chúng ta không kiểm soát hết được. Ngày xưa khi truyền đạo,
những người ngoại đạo nói xấu Đức Phật hay là mỉa mai Đức Phật hay là nói những
điều không phù hợp thì Đức Phật không có trả lời mà im lặng. Vì vậy lời Đức Phật
dạy cho các đệ tử cũng như vậy và khuyến khích những người Phật tử tại gia là:
“Nếu cần thì trả lời một cách phù hợp một
sự chân thật; còn không thì ở đây chúng ta cứ im lặng”(Thật là hay!)
Người có lòng chân thật, khi người ta
nói mình nói sai thì mình thừa nhận và sửa sai. Còn đa phần những người tầm
thường là khi nghe người ta nói mình sai mình nhận sai mình sợ mình thấp kém,
sợ hổ thẹn, mắc cỡ nên sẽ chối hoặc cãi lại. Nên khi một con người nói lời chân
thật thì điều này đánh giá được giá trị của con người đó.
Trong Kinh Thập Thiện
– Đức Phật có nói với Long Vương về lợi ích của những người nói lời chân thật:
Thứ
nhất là: Miệng người
này trong sạch- thường tỏa mùi thơm ưu bát .
Hai là: Những người này được mọi người cung kính, tin dùng.
Ba là: Được những lời mà tín thuận này được Nhân Thiên cung kính.
Bốn là: Dùng những lời hòa ái này để mà an ủi chúng sinh.
Năm là: Trí tuệ của người này sắc bén, biện tài, vô ngại v.v…
Vì vậy, ở đời có người nói mà không ai
tin thì biết rằng tại họ đã từng nói dối, có thể không kiếp này thì những kiếp
khác. Cho nên cùng là một vấn đề nhưng mà một người này nói thành, một người
này nói lại không thành. Muốn thay đổi lời nói không phải dễ bởi vì nó là
những cái điều mà chúng ta không thấy. Nhưng Đạo Phật luôn khẳng định rằng tất
cả nghiệp nói chung hay khẩu nghiệp nói riêng đều có thể chuyển được. Điển hình
như tổng thống Roosevelt, vốn là người bị tật nói ngọng từ nhỏ nhưng bằng
sự nổ lực, ông trở thành một người học trường Luật và ra làm Tổng Thống nước Mỹ.
Đây là sự cố gắng để chuyển nghiệp.
Vì vậy, một người khi biết mình mắc tội
khẩu nghiệp thì nên hạn chế nói ít lại, khi muốn phát ngôn phải xem xét lời nói
đó có gây ảnh hưởng gì không? Học hỏi, trao dồi thêm kỹ năng kèm theo đó là cách
để sám hối. Với sự quyết tâm như thế thì tội khẩu nghiệp sẽ được chuyển hóa.
Kết cục thì: Tu sửa cái miệng là cách tu sửa khó nhứt trong đường tu.
Bởi đó nên: Lời nói
không mất tiền mua,
Lựa
lời mà nói cho vừa lòng nhau. (Ca dao)
Hay: Cẩn ngôn cẩn
hạnh là tánh người TU.
(Tài liệu do HX sưu tầm và
chịu trách nhiệm)_
Xem Thêm :Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.
Xem Thêm :Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.
Không nên nói để làm tổn thương người khác
Trả lờiXóa