Bữa đi Duyên hải, trong lòng mình thấp thoáng lờ mờ rằng :
Xứ này có một đặc sản chỉ xuất hiện riêng ở Ba động..?
Lục lọi mãi trong trí mới nhớ ra : Đó là con Chù ụ..
Thực ra , Chù ụ là tên của một loại giáp xác thuộc họ cua , Thoạt
nhìn, Chù ụ có hình dáng tương tự con cua đồng nhưng hai cái càng của
nó thì to đùng, bự chảng, nhìn u nu ú na..rất đã
Còn khi khìn trên lưng, điểm khác biệt của Chù ụ là có những hoa văn nổi lên rất ngộ..
Ngắm hoa văn này, có người tưởng tượng ra đó là mặt người, mặt ông già hoặc mặt ma quỷ hay nhăn nhó tùm lum tùm la ..
Với tưởng tượng rằng:
Chù ụ là kiếp báo quả của những linh hồn ngư dân có tâm tính chưa lành nên khi chết đi. Họ bị trời phạt biến thành một con cua gắn gương mặt buồn thảm trên lưng.
Tối ngày chui nhủi trong lớp bùn phù sa của sông và biển hòa trộn...Với cái cảnh lưu lạc giữa hai bờ mặn - ngọt. Vì thế, mặt những chú cua này luôn nhăn nhó.
Đặc biệt hơn, cái màu đỏ rực lại được lý giải như sau:
Do các linh hồn bị đày này buồn giận bởi trong cái kiếp bị bắt làm
đời 1 con vật.. Chúng vẫn không hiểu nổi: mình thuộc động vật thuộc sông hay biển ..
Có lẽ từ lời giải thích rất mộc mạc.
Cư dân Trà vinh xưa đã đặt tên cho loài cua này cái tên “Chù ụ” ngồ ngộ..
Nhằm phân biệt chúng với các loài tám cẳng hai càng khác như cua,còng, ba khía.
Tuy cùng họ nhưng lại ổn định tại những vùng biển khác trên vùng đất tây nam..
Lang thang trên bãi biển buồn này..
Mình nghe vài hồi ức của cư dân như sau:
Ngày xưa ...
Ở biển Ba động ..Chù ụ nhiều vộ kể, chúng bò lổm ngổm trên bờ cát và đeo đặc những rễ cây mắm, đước tại những bãi bùn đặc quánh phù sa,
Hồi nẫm, chủ yếu người dân bắt Chù ụ để làm mắm, ăn kèm cơm nguội và bún mỗi khi trái gió trở trời, biển động không dong ghe đi lưới được..
Mắm chù Ụ trộn với đu đủ hoặc dưa leo sống, chanh me, tỏi ớt , đường,rau thơm, đậu phọng rang cùng tôm khô thì ngon bá cháy, Ăn nứt bụng vẫn còn thèm chảy dãi lun á..
Nói hổng ngoa, mắm Chù Ụ cũng là món nhậu bắt mắt cho mấy chàng ngư dân miền quê buồn tẻ này .
Bởi sau một ngày lao động cực nhọc trên biển cả bao la, khi thảnh thơi tụ họp, tào lao tán gẫu cùng nhau.
Có lẽ , ngoài chai rượu đế Xuân Thạnh ngâm thêm trái Quách làm vị đưa cay, thì món Mắm chù ụ cùng khô chiên bằm xoài luôn là món chủ lực của vùng biển lặng nơi cuối trời Tây nam tổ quốc
..
Hôm nay, ...
So với hơn 8 năm về trước mà mình từng ghé thăm..
Ba động trong mắt mình..
Nay đã lạ lẫm khá nhiều với ký ức
Và Chù ụ cũng biến mất quá nhiều bởi chúng bị chết hàng loạt bởi sự ô nhiễm và biển đổi khí hậu gắt gay..
Ghé một quán nghèo, gọi món chù ụ rang me, cô chủ bưng ra đĩa đồ ăn với lời ta thán..
Sao ông Trời bây giờ gắt quá cô hai..
Cá tôm bữa nọ chết tấp bờ nhiều lắm nè.
Chù ụ cũng vậy, vác vá đi thọc bùn bắt Chù ụ ,đào hết hơi mới bắt được nó ..
Giật mình, không muốn ăn nữa..
mình bước ra ngắm biển..
Ngoài kia, sóng vẫn vỗ rì rào..
Nhưng dường như trong tiếng sóng, có cả tiếng kêu than của bao sinh vật : từ cá, mực, cua,tôm..
Chúng đang đồng thanh kêu gào..
Vì sao chúng tôi lại chết hàng loạt..?
Mình không biết gì về điều này ...
và những ngư dân cũng không hiểu tại sao..?
Chợt nhớ tới câu chuyện từng chép trong kinh thánh cựu ước về 7 điềm lạ.
Khi Moses vâng lệnh Thiên Chúa đến báo cho Pharaon rằng...Hãy trả tự do dân tộc Israel sau nhiều năm họ đã sống đời nô lệ tại Ai cập kinh thành qua vài thế kỷ...
Bởi kiêu hãnh và ngoan cố nên Pharaon từ chối....
Hậu quả xảy ra đúng như 7 điềm báo mà Moses đã cảnh tỉnh người anh trai tự mãn khi tự cho mình là đệ nhất thiên hạ trong vòm trời bao la..
.Trong đoạn kinh thánh ấy, có câu chuyện về nước sẽ biến thành máu,cá tôm cua ếch nhảy lên bờ ..và gục chết tràn lan..
Bây giờ ngồi viết lan man..
Tự nhiên lòng mình xon xót ,lo lo..
vì sợ con cháu chúng ta sau này
Nếu thế hệ hậu duệ Việt đến Ba động tìm Chù ụ..
Thì chú cua này chỉ còn là 1 bức hình trong tờ giấy...
(Hoa Huỳnh chuyển)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)
Tạp Ghi và Phiếm Luận : Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ Ăn x ổi ở th ì,...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Nội dung bài viết rất hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa