Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Nơi lạnh nhất thế giới với nhiệt độ xấp xỉ -100 độ C khủng khiếp như thế nào? (Từ ttvn )

Các nhà khoa học mô tả nơi lạnh nhất thế giới vừa được tìm thấy mới đây tại Nam Cực giống như một “hành tinh khác” ngoài Trái Đất, thậm chí việc hít “thở” thôi cũng đủ để giết chết bạn.

Theo PopSci, các nhà nghiên cứu đã đo được nơi lạnh nhất thế giới hiện nay qua vệ tinh khi nó đi ngang qua dải băng sâu nhất ở Nam Cực.
Nơi lạnh nhất thế giới với nhiệt độ xấp xỉ -100 độ C khủng khiếp như thế nào? - Ảnh 1.
Mức nhiệt độ lạnh nhất ghi nhận là -97,7 độ C, tức gần 100 độ C. Nhà nghiên cứu Ted Scambos thuộc Trung tâm Dữ liệu băng tuyết quốc gia (NSIDC) tại Đại học Colorado thậm chí phải thốt lên rằng: “nơi đó giống như một hành tinh khác vậy”.
Nhiệt độ thấp nhất trước đó từng được ghi nhận thông qua các trạm khí tượng trên Trái Đất là -89 độ C tại trạm Vostok, Nga hồi năm 1983. Tới năm 2013, các nhà khoa học NASA và Cục khảo sát địa chất Mỹ (USGS) đã tìm được nơi có nhiệt độ lạnh nhất, lên tới -93,2 độ C ở một số cao nguyên phía đông Châu Nam Cực.
Tại nơi lạnh nhất thế giới từng được ghi nhận tại Vostok, Nga, các nhà khoa học Nga thậm chí phải đeo mặt nạ làm ấm không khí trước khi họ hít thở. Bởi nếu không cẩn thận hít phải không khí quá lạnh có thể khiến phổi người bị xung huyết.
Nhưng đó là tại các trạm đo khi con người có thể tiếp cận. Ở những nơi khó khăn hơn, con người buộc phải sử dụng vệ tinh để đo nhiệt độ bề mặt băng.
Theo Newatlas, nhóm của Ted Scambos đã thu thập dữ liệu vệ tinh Terra và Aqua của NASA và một số vệ tinh môi trường của NOAA về mùa đông ở Nam Bán Cầu trong suốt giai đoạn 2004-2016. Mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm kiếm xem còn nơi nào lạnh nhất trên thế giới hay không.
Sau quá trình phân tích khá kỳ công, cuối cùng nhóm của Ted Scambos cũng tìm thấy nơi có nhiệt độ lạnh nhất xuất hiện ở vùng trũng ở dải băng Nam Cực, vị trí khó có thể quan sát bằng mắt thường và thường ẩn trong các thềm băng.
Nơi lạnh nhất thế giới với nhiệt độ xấp xỉ -100 độ C khủng khiếp như thế nào? - Ảnh 2.
Mặc dù vậy để đạt được mức nhiệt độ này cần tới một số điều kiện kết hợp, ví dụ như thời tiết phải vào giữa mùa đông, khi xảy ra hiện tượng ban ngày vùng cực (đêm trắng), không khí phải thật tĩnh lặng và bầu trời trong xanh.
Cao nguyên ở phía đông Châu Nam Cực khá rộng lớn, kích thước gần ngang ngửa nước Úc. Đặc trưng ở đây là địa hình cao nguyên với không khí vô cùng khô và lặng gió.
Cũng chính bởi lặng gió nên nhiệt lượng từ băng dễ dàng bị bay vào trong không khí dẫn tới hiện tượng nhiệt độ bề mặt băng rất thấp. Cần chú ý, dữ liệu vệ tinh thu thập chính là nhiệt độ bề mặt băng tuyết. Để đo được nhiệt độ không khí sẽ cần tới một trạm thời tiết trên mặt đất.
Nhằm tìm kiếm một con số chính xác nhất, các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch tìm kiếm thêm một số địa điểm khác ở Nam Cực để đo đạc thêm nhiệt độ không khí.
Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Geophysical Review Letters mới đây.
Tham khảo PopSci

1 nhận xét:

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...