Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

Thơ Phạm Đình Hổ- Bài " Quá Kim Liên Tự " và "Đông Ngạc Lữ Trung" (Đỗ Chiêu Đức chú thích)

                                           
            Phạm Đình Hổ (chữ Hán: 范廷琥, 1768-1839) tên chữ là Tùng Niên (松年), Bỉnh Trực (秉直), hiệu: Đông Dã Tiều (東野樵), tục gọi là Chiêu Hổ. Ông là nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn và nhà thơ của Việt Nam ở khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19.
           Phạm Đình Hổ sinh năm Mậu Tý (1768), người làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương).
Sinh trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Dư, đậu cử nhân, làm Hiến sát Nam Định, thăng Tuần phủ Sơn Tây, rồi cáo quan về ở phường Hà Khẩu (Hàng Buồm) năm Giáp Ngọ (1774).
          Ngay từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ chí rằng: Làm người con trai phải lập thân hành đạo...Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời...[1]. Tuy học & đọc nhiều sách (năm 9 tuổi, ông đã học sách Hán thư), nhưng ông chỉ đỗ đến sinh đồ (tức tú tài) vào khoảng cuối đời Chiêu Thống.
          Gặp buổi loạn lạc, vua Lê Chiêu Thống cho người chạy sang cầu viện nhà Thanh, rồi triều đình Lê Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên cầm quyền... Suốt quãng thời gian này, Phạm Đình Hổ sống đời cơ hàn dạy học ở quê.
          Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục lại việc học hành thi cử; ông có đi thi Hương ba lần, nhưng đều không đỗ. Hồi ấy ông đang dạy học ở phường Thái Cực, huyện Thọ Xương trong thành Thăng Long, hằng ngày rèn luyện học trò và biên soạn sách. Tại đây, ông kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
          Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được.
          Năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng ra Bắc. Khi ấy, Phạm Đình Hổ ở tuổi 53, được vời ông đến hỏi về học vấn, thi cử và tình hình nhân tài đất Bắc. Lại khuyên hễ có những sách tiền triều, sách trước thuật... nên đem tiến trình. Ông bèn dâng lên nhà vua những sách do mình biên soạn, bèn được triệu vào Huế làm Hành tẩu Viện Hàn lâm, được ít lâu, ông xin từ chức.
          Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại triệu ông, cho làm Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, tiếp đến làm Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm sau, xin nghỉ bệnh rồi từ chức. Sau, ông lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ.
         Năm Nhâm Thìn (1832), ông xin về hưu luôn. Năm Kỷ Hợi (1839), Phạm Đình Hổ mất, thọ 71 tuổi. Ông để lại rất nhiều bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu như các bài sau đây :


1. Bài thơ "Qúa Kim Liên Tự 過金蓮寺 ":

        Image result for Qua Chùa Kim Liên

   過金蓮寺                 Quá Kim Liên Tự

萍梗漂浮客故京     Bình ngạch phiêu phù khách cố kinh           
金蓮寺裡幾回經     Kim Liên tự lý kỷ hồi kinh           
三秋樹色連村翠     Tam thu thụ sắc liên thôn thuý            
萬頃湖光一鏡平     Vạn khoảnh hồ quang nhất kính bình              
瓦雀巢邊參定相     Ngoã tước sào biên tham định tướng             
石榴叢畔渡經聲     Ngoã tước sào biên tham định tướng                 
浮生自是多勞漉     Phù sinh tự thị đa lao lộc        
時向空門得靜名。  hướng không môn đắc tĩnh danh.               
              範廷琥                               Phạm Đình H
              1768 - 1839




 CHÚ THÍCH :
    * Kim Liên Tự 金蓮寺 : Là ngôi chùa nổi tiếng ở Thăng Long, nằm sát bên Hồ Tây, nay thuộc phường Quảng Bá, quận Tây Hồ, Hà Nội.
    * Bình Ngạnh 萍梗 : Bình là Bèo, Ngạnh là Cành Nhánh; nên Bình Ngạnh là Cánh bèo có rể mà không nơi bám, thường dùng để ví với những người sống rày đây mai đó, không có chỗ ổn định.
    * Phiêu Phù 漂浮 : Phiêu là Trôi, Phù là Nổi; nên Phiêu Phù có nghĩa là Trôi Nổi Nôi Trôi.
    * Vạn Khoảnh 萬頃 : Một trăm mẫu là một KHOẢNH, nên Vạn Khoảnh là chỉ không gian hoặc mặt bằng rất to lớn.
    * Ngõa Tước 瓦雀 : Ngõa là Ngói, Tước là Chim Se Sẻ; Ngoã Tước là tên riêng của Chim Sẻ, vì loại chim này hay làm ổ và sống ở giữa rường nhà và mái ngói mà có tên Ngõa Tước. Nên, Ngõa Tước Sào chỉ có nghĩa là Tổ Chim Sẻ mà thôi.
    * Tham Định 參定 : là Tham thiền nhập định.
    * Thạch Lựu 石榴 : là Cây Lựu, Trái Lựu; ở đây vì muốn đọc cho đúng Luật Bằng Trắc nên mới đọc là Thạch Lưu. Thạch Lựu Tùng là Cái Khóm hoặc Cái Chòm cây lựu.
    * Độ Kinh 渡經 : là Hồi kinh siêu độ.
    * Tự Thị 自是 : là " Tự nó đã là ..."; nên có nghĩa là "Vốn Dĩ..."

 DỊCH NGHĨA :
                     Ghé Ngang qua chùa Kim Liên
        Như cánh bèo trôi nổi, nay ta lại làm khách của đất kinh thành cổ xưa nầy, nơi chùa Kim Liên mà ta đã mấy lần ghé qua. Đã ba mùa thu qua rồi, nhưng màu sắc của cỏ cây nơi đây vẫn xanh biếc đến cuối thôn, và mặt Tây Hồ mênh mông trước mắt vẫn như một tấm gương phẵng lặng loang loáng. Các nhà sư vẫn đang tham thiền nhập định vô sắc tướng bên các tổ chim sẻ ríu rít trên rường, và tiếng tụng kinh siêu độ thế nhân vẫn văng vẳng bên chòm thạch lựu trước hiên chùa. Kiếp phù sinh vốn dĩ đã nhiều lao nhọc rồi, cho nên đôi lúc ta cũng nên hướng về cửa không để tìm chút yên tĩnh nào đó cho tâm hồn.  
         Cảnh chuà Kim Liên thật yến ắng thanh tịnh, làm cho tâm hồn của người lãng tử phiêu bạt trôi nổi đó đây của Phạm Đình Hổ khi đi ngang qua đây cũng tìm lại được chút yên tĩnh của kiếp phù sinh vốn đã nhiều vất vả nổi chìm !

 DIỄN NÔM :

                 Qua Chùa Kim Liên

          Trôi nổi lại làm khách cố kinh,
          Kim Liên chùa cũ đến bao lần.
          Ba thu cây cỏ liền thôn biếc,
          Muôn khoảnh hồ gương phẳng nước xanh.
          Kinh độ thế nhân vang khóm lựu,
          Sư thiền nhập định ngẫm nhân sinh.
          Cuộc đời vốn dĩ nhiều lao nhọc,
          Tìm chút an nhàn chốn cửa không !
Lục bát :
           Nổi trôi làm khách cố kinh,
           Kim Liên Tự lại vô tình ghé ngang.
           Ba thu cây biếc thôn ngàn,
           Hồ Tây phẵng lặng mơ màng tợ gương.
           Sư thiền ổ sẻ trên rường,
           Tiếng kinh khóm lựu còn vương bụi trần.
           Phù sinh lao nhọc bao lần,
           Cửa không tìm chút an thân thanh nhàn.
                                                Đỗ Chiêu Đức

               Image result for Qua Chùa Kim Liên  

2. Bài thơ Đông Ngạc Lữ Trung :


東鄂旅中      Đông Ngạc Lữ Trung
二十年來一旅人    Nhị thập niên lai nhất lữ nhân
東風回首淚沾巾    Đông phong hồi thủ lệ triêm cân
家鄉拋擲難爲孝    Gia hương phao trịch nan vi hiếu
羈旅奔馳只為貧    Ký lữ bôn trì chỉ vị bần
客裡又逢梅雨夜    Khách lý hựu phùng mai vũ dạ
愁中猶夢故園春    Sầu trung do mộng cố viên xuân 

何當歸訪林唐景     Hà đương quy phỏng Lâm Đường cảnh.
坐聽松琴對白雲    Toạ thính tùng cầm đối bạch vân.

     範廷琥 Phạm Đình Hổ



* CHÚ THÍCH :
 - Lữ Nhân : Người lữ thứ, kẻ xa quê.
 - Đông Phong : Gió hướng đông là gió xuân.
 - Phao Trịch : Phao là Ném; Trịch là Liệng, nên Phao Trịch có nghĩa là Vứt Bỏ.
 - Ký Lữ : Chữ 羈 vừa đọc là Cơ, là Ki, là Ký, có nghĩa Cái mặt nạ chụp vào đầu ngựa và sợi dây cương ngựa, thường dùng để chỉ sự Trói Buộc hoặc Đi Xa. Nên KÝ LỮ là Xa nhà trường kỳ, gởi thân nơi đất khách lâu ngày.
 - Bôn Trì : Bôn là Chạy nhanh bằng chân; Trì là Chạy nhanh bằng ngựa. Nên BÔN TRÌ là giong ruổi, là Chạy ngược chạy xuôi, giống như từ Bôn Ba vậy.
 - Mai Vũ : là Những trận mưa giao mùa giữa xuân và hạ, cũng là thời khắc của trái mai(me) của xứ Giang Nam chín rộ, nên còn gọi là Hoàng Mai Thiên Khí 黃梅天氣.
 - Hà Đương : là Bao giờ, là Biết đến bao giờ.
 - Tòng Cầm : Đàn của Thông, là Tiếng Thông reo.

* DỊCH NGHĨA :
                         Thân Lữ Thứ Nơi Đông Ngạc
         Là kẻ tha hương lữ thứ suốt hai mươi năm nay, nên khi thấy gió xuân thổi, quay đầu nhìn về hướng quê xưa mà không ngăn được lệ nhỏ đầm khăn. Là kẻ dứt bỏ quê nhà để ra đi nên khó mà làm tròn chữ hiếu, và trường kỳ bôn ba ngược xuôi nơi xứ lạ quê người cũng chỉ vì nghèo mà thôi. Ở nơi đất khách xa xôi nầy mỗi lần gặp những đêm mưa giao mùa lại làm cho ta buồn nhớ và mơ về với những mùa xuân nơi đất mẹ. Biết đến bao giờ mới được về thăm lại cảnh cũ ở Lâm Đường mà nhàn nhã nghe tiếng thông reo và ngắm nhìn mây trắng trôi nổi ở ven trời.

            Image result for thông reo

* DIỄN NÔM :
       Hai mươi năm lẻ khách phương trời,
       Ngảnh lại gió xuân khiến lệ rơi.
       Nhà cửa xa xôi đâu hiếu để,
       Quê người lận đận chỉ nghèo thôi.
       Những sầu đất khách đêm mưa đổ,
       Lại nhớ làng quê mộng rối bời.
       Biết đến bao giờ về chốn cũ,
       Ngồi nghe thông réo ngắm mây trôi !?
 Lục bát :
       Hai mươi năm kiếp xa nhà,
       Gió xuân nhìn lại xót xa lệ trào.
       Xa quê hiếu khó trọn nào,
       Một thân trôi nổi nghèo sao lại buồn.
       Đêm nằm lắng hạt mưa tuôn,
       Sầu quê dằng dặc còn vương mộng hồn.
       Bao giờ về lại Lâm Đường,
       Ngắm mây trắng xóa đàn dường thông reo !?

                                               

 Đỗ Chiêu Đức
  





1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...