Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

FM974 Úc Châu :Đại Hàn: Những Viên Đạn Người Nơi Cổng Địa Ngục Yalu Trong Cuộc Chiến Triều Tiên

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 09.07.2018
 

Thứ hai tuần qua, Đại Hàn làm lễ tưởng niệm lần thứ 68 ngày cuộc chiến Triều tiên chấm dứt để tưởng nhớ tới sự hy sinh của hàng vạn người dân cũng như quân đã nằm xuống.
Tháng 10 năm 1950, sau khi đoàn quân xâm lặng Đại Hàn của Kim Il sung bị đánh bại, lực lượng liên minh do Hoa kỳ dẫn đầu xua quân tấn công vào đất Bắc, đẩy tuyến đầu mặt trận lên tới con sông Yalu, biên giới giữa Bắc hàn và Trung cộng. Mao trạch Đông lúc đó từng nói “Bắc hàn và Trung cộng gần gũi nhau như môi với răng, nếu môi mất đi thì răng sẽ bị lạnh”, với sự so sánh này, Mao bác bỏ lời khuyên của hầu hết đảng viên cộng sự và hàng ngủ tướng lãnh, ra lệnh tung quân tiến vào vùng đồi núi hiểm trở, trùng điệp phía bắc Bắc hàn tháng 10 năm đó. Ở thời điềm này, Mao mới tạo dựng thế lực, từng bước thiết lập một quốc gia cộng sản nghèo nàn vì vẫn còn phải chật vật đối phó với quân đội quốc gia của Tưởng giới Thạch ở Đài Loan, quân của Mao lúc bấy giờ cũng xuống tinh thần sau khi thua nhiều trận, từ trận chiến Nha phiến, trận chiến đầu tiên với Nhật bản và Boxer Rebellion. Trong thời kỳ thế chiến thứ hai, quân đội Trung cộng xem như yếu thế, vũ khí còn thô sơ, thiếu kém, dưới hạng so với các lực lượng liên quân Hoa kỳ, tuy nhiên tại Triều tiên, sự chiến đấu của binh lính của Mao, đặc biệt là đa số binh lính này xuất phát từ nông dân quê mùa, ở một mức độ có được cũng đã làm cho Trung cộng hảnh diện.


Lực lượng liên quân LHQ bảo vệ phía nam, Hoa kỳ, Đại hàn, Anh quốc, Úc và Thổ Nhĩ kỳ, đã tràn quân vào miền bắc cũng tháng 10 năm 1950, quân thù của họ tan rã, rồi tiếp theo sau chiến dịch “Tháng 9 Inchon” do tướng Douglas MacArthur đề ra, coi như quân Bắc hàn đã bị đập nát. Khi quân của Kim Il sung trên đường rút lui, dân chúng miền bắc hân hoan chào mừng liên quân rộn rã nhưng khi liên quân tiến sâu hơn nữa vào Bắc hàn và mùa đông Mãn Châu bắt đầu lạnh gắt, thường dân dần dần biến mất, không còn ai, khắp nơi thôn làng lắng im, quân liên quân tiếp tục tiến tới, không gặp kháng cự nhưng họ không ngờ rằng đã lọt vào cái gọng kìm phục kích lớn nhất của lịch sử chiến tranh thế kỷ 20.


Trên đường tiến quân tới sông Yalu bắt đầu, liên quân LHQ đã chạm trán với một kẻ thủ ghê gớm mới, kẻ thù này quân đông như kiến nhưng di chuyển như những bóng ma, không máy truyền tin, không có máy dò tin địch quân và xem như họ vô hình, phủ người bằng bộ đồ ngụy trang màu cây lá rừng, họ khi ẩn khi hiện nhanh nhẹn, băng rừng dưới trời đêm đen tối. Họ là quân của lực lượng có tên gọi là “nhân dân chí nguyện quân Trung cộng của Bắc Kinh” hay “CPVA”, có quân số mấy sư đoàn. Dưới màn đêm quân CPVA biển người tràn ngập các vị trí đóng quân của LHQ, nổi gồng nổi chiêng in ỏi, át tai giữa rừng đêm âm u, quân LHQ chưa kịp định thần đã bị quân CPVA tông vào áp đảo cận chiến, với lựu đạn cầm tay, họ áp đảo mọi thứ súng máy mà quân LHQ chưa kịp phản công. Trước sức tấn công của địch quân, quân LHQ đã so sánh số người mà họ thấy giống như đám đông, chen lấn nhau túa ra khỏi cổng một cái sân vận động khi trận đấu chấm dứt, một cựu chiến binh Hoa kỳ trong trận đó nhớ lại, khi quân CPVA tiến tới từ trên ngọn đồi xa trước mặt, cả ngọn đồi thay màu ngay, không còn xanh lá rừng như trước, sau đó trong phút chốc ông ta mới biết là mình đang nhìn cả hàng ngàn địch quân đang tràn xuống.


Dùng chiến thuật biển người, quân CPVA của Trung cộng đã đánh bại hai trung đoàn của sư đoàn 2 bộ binh Hoa kỳ tại Kunu-ri năm 1950 và tiểu đoàn Gloster của Anh quốc sau ba ngày kịch chiến ác liệt tại sông Imjin năm 1951, những người chỉ huy của quân LHQ ở các căn cứ đồn trú ước lượng họ đã phải chiến đấu với khoảng hai triệu người, nhưng thật sự chỉ khoảng một phần mười con số đó, tuy nhiên bên cạnh đó, người ta không thể không nhắc tới một chiến công đáng gọi là anh hùng của quân LHQ, đó là sự thành công phá tan vòng vây 8 sư đoàn quân CPVA của một sư đoàn gồm Thủy quân lục chiến Hoa kỳ, quân biệt kích Anh và quân Đại Hàn trong vùng rừng núi hoang dã quanh khu vực băng giá Chosin, trận chiến do Trung cộng phát động vào tháng 10 và tới ngày Giáng sinh năm đó, Bắc Hàn không còn bóng dáng quân lính LHQ nào cả.


Rất nhiều quân nhân của đoàn quân CPVA có quá nhiều kinh nghiệm, họ đã chiến đấu chống lại quân Nhật Bản trong những năm 1930 và 1940, rồi sau đó là cuộc chiến giữa hai phe Quốc-Cộng, thật vậy hầu hết quân lính được điều động ra chiến trường Triều tiên đợt đầu tiên là những người theo chủ nghĩa Quốc gia, mà với Mao, ông ta xem như chỉ để làm mồi cho súng đại bác của LHQ. Theo các bản báo cáo điều tra tù binh chiến tranh của Hoa kỳ, nhiều quân Trung cộng tự gọi họ là “những viên đạn người” khi vượt sông Yalu, và chuyến vượt sông này họ gọi là “cổng đến địa ngục”. Theo đà chiến thắng, mặc dù phần đất Bắc hàn đã “sạch bóng” quân LHQ, Trung cộng tung quân tràn qua miền Nam ngày đầu năm, họ chiếm thủ đô Hán thành (Seoul) ngày 4 tháng 1, và chiến trận kéo dài suốt nửa năm đầu 1951, thay đổi chiến thuật chiến lược, quân LHQ chiếm lại Hán thành tháng 5.


Tướng Peng của Trung cộng tung quân vào trận đánh lớn nhất vào tháng 4 năm 1951, mục tiêu của trận này nhằm đập tan quân Hoa kỳ bằng chiến thuật biển người với một phần ba triệu lính, sau đó ông này cho rằng Hoa Thịnh Đốn sẽ tìm tới giải pháp hòa bình nhưng sau khi cuộc tấn công này thất bại, Peng đành phải co cụm lại theo phương thức dàn trận mới, chiến thuật trà trộn vào quân địch không còn có hiệu quả, quân Trung cộng rút về lập tuyến trận đào đường hầm sâu dưới các vùng sườn đồi và chiến trận trở thành ác liệt hơn trước những đợt pháo kích liên tục, tuần hành bắn sẻ và đôi lúc tấn công bất thường qua các chiến dịch có tên Heartbreak Ridge, the Bloody Hook và Pork Chop Hill của quân LHQ, sau nhiều năm kéo dài, trận chiến Triều tiên ngưng lại sau khi lãnh tụ Nga, cha đẻ của cuộc chiến, Josef Stalin chết tháng 7 năm 1951.
Hôm thứ hai tại Dandong, thành phố biên giới của Trung cộng ngó qua thành phố Sinnujiu của Bắc hàn, chiếc cầu nối liền hai bên, ngang qua con sông Yalu vẫn còn là chứng tích nạn nhân của những trận mưa bom của quân LHQ trong suốt thời gian chiến trận, trên bờ sông Yalu phía bên Trung cộng, tượng người chí nguyện quân CPVA đơn độc đứng sừng sững nhìn về phía nam, tay chào nước bạn mà anh ta đã cứu nó, không xa nơi đó, một cái nhà bảo tàng quốc gia tên gọi “cuộc chiến chống quân khiêu khích Mỹ”, bên ngoài để các chiếc xe bọc thép và máy bay, bên trong trưng bày hình ảnh trận chiến đủ loại.
   Cuộc chiến Triều tiên có thể nói là một trong số các cuộc chiến tàn khốc đáng nhớ trên thế giới, nếu tính về cái hóa đơn ghi con số người chết, không ai biết là bao nhiêu, cho đến năm 2010, kỷ niệm lần thứ 60 ngày cuộc chiến bắt đầu, Bắc Kinh mới chính thức cho tiết lộ con số chí nguyện quân CPVA thiệt mạng: trận chiến Triều tiên của Mao trạch Đông làm Trung cộng mất đi 183.108 trong đó vừa có những người con và người cha nằm xuống.
Thuyên Huy

1 nhận xét:

Thơ Ngô Kế Đang : VIỆC CHÚNG TA CẦN, LẠ LẪM , NHỮNG NGƯỜI CON (T4.2024/ 6 )

1./ VIỆC CHÚNG TA CẦN   Xâm nhập mặn đến nay hơn tháng Dân ở đây chán , ngán vô cùng Cảnh đời đói nước chưa từng Máy thì nhỏ giọt, thằn lằn ...