Cũng giống như các hiện tượng tổn
thương khác của cơ thể, nếu sơ cứu đúng cách, rất có thể bạn sẽ giúp
người thân thoát khỏi cơn nguy kịch khi bị ngộ độc.
Ảnh: Hello bác sĩ.
1. Ngộ độc rượu không nên đắp khăn lạnh
Theo lý giải khoa học, khi bị ngộ độc
rượu, thân nhiệt của bệnh nhân sẽ giảm đi một cách nhanh chóng và đột
ngột. Vì thế, nếu đắp nước lạnh với mục đích giúp họ tỉnh táo hơn thì đã
sai lại càng sai. Khi ấy, thân nhiệt của họ càng “tuột dốc không
phanh”, thậm chí gây đột tử.
Đối với người ngộ độc rượu, đầu tiên hãy
đưa họ vào nơi kín gió, đắp chăn mỏng để giữ thân nhiệt nhưng vẫn không
gây ngộp. Tiếp theo nên cho họ nằm gối thấp để nôn hết rượu độc ra. Sau
đó để họ ngủ nhưng vài tiếng sẽ đánh thức một lần và cho ăn cháo loãng.
Tránh để bệnh nhân bị hạ đường huyết một cách đột ngột.
2. Ngộ độc khí CO2 do sưởi than thì phải có khí oxy
Tình trạng này thường phát sinh trong lúc
hỏa hoạn, sưởi than hoặc nấu bếp ở khu vực kín gió. Theo lý giải, khi
lửa bốc cháy sẽ đốt khí oxy và sản sinh ra khí CO2, dễ dẫn đến sốc, hôn mê, ngạt thở và tử vong. Vì thế, mấu chốt của vấn đề là chỉ cần cung cấp khí oxy kịp thời cho nạn nhân.
Khi phát hiện có trường hợp ngộ độc khí CO2
bạn nên đưa nạn nhân ra khỏi khu vực đó càng nhanh càng tốt. Nới lỏng
quần áo để nạn nhân dễ hít thở. Tăng cường oxy bằng cách quạt tay hoặc
quạt máy, tạo gió làm lưu thông không khí. Nếu nặng thì vừa hô hấp nhân
tạo vừa chuyển nạn nhân đến trạm y tế gần nhất.
3. Ngộ độc thực phẩm nên nôn thức ăn ra hết
Đây là tình trạng phổ biến nhất trong các
hiện tượng ngộ độc. Dù ngộ độc thực phẩm ở dạng nào thì điều đầu tiên
là bạn nên giúp nạn nhân ói ra vì họ sẽ không ý thức được điều đó.
“Kích” ói bằng cách cho nạn nhân uống nước muối, ngoáy cổ họng bằng lông
gà, cạp mùn cưa của thớt rồi uống nước… Khi nôn nạn nhân sẽ dễ chịu
hơn.
Ngoài ra, bạn nên cho nạn nhân uống nước
chanh, cà chua, giấm… để tiến hành trung hòa nồng độ các chất có trong
dạ dày. Sau đó tốt nhất hãy cho họ uống nước cháo, bột gạo, lòng trắng
trứng… vì chúng giúp bảo vệ niêm mạc, hạn chế chất độc thấm vào dạ dày
người gặp nạn.
4. Nhớ ngay ly nước húng quế khi ngộ độc hoá chất
Nghiên cứu đã chỉ ra, trong rau húng quế
có chứa một vài hoạt chất tự nhiên khá mạnh giúp ngăn ngừa các chứng
nhiễm trùng cổ họng và dạ dày.
Người ta thường pha nước cốt húng quế với
mật ong cùng một ít nước lọc cho nạn nhân uống khi họ có biểu hiện của
ngộ độc, giúp nạn nhân dần phục hồi bước đầu. Trong trường hợp nhẹ, nạn
nhân có thể tự thoát khỏi tình trạng ngộ độc nếu uống nước lá húng quế
kịp lúc.
5. Ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn đường ruột
Khi bị ngộ độc, bệnh nhân dễ suy sụp
nhanh do hệ tiêu hóa bị tác động dẫn đến tê liệt, trong đó có đường
ruột. Vì thế, món sữa chua sẽ cung cấp cho nạn nhân lợi khuẩn đường
ruột, giúp thúc đẩy tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện khả năng tiêu hóa.
Tại Ấn Độ, người ta thường trộn 3 thìa
sữa chua với 1 thìa hạt cỏ cà ri cho người ngộ độc thực phẩm nuốt vào.
Cách này giúp giảm triệu chứng đau thắt khó chịu ở nạn nhân.
6. Nhai ngay một củ tỏi
Dù khó ăn đến cỡ nào bạn cũng nên cố nhai
và nuốt ngay một củ tỏi nếu đang bị ngộ độc. Không chỉ là thuốc kháng
sinh mạnh mẽ tự nhiên, các hoạt chất đặc biệt có trong tỏi còn giúp ngăn
chặn các triệu chứng ban đầu của ngộ độc vô cùng hữu hiệu.
Tỏi sẽ tăng sức đề kháng, giúp bạn cảm
thấy tỉnh táo và chống lại các cơn co giật liên tiếp. Đặc biệt, với khả
năng kháng khuẩn cực mạnh, tỏi sẽ giúp hạn chế các loại virus gây hại
tấn công bạn trong thời gian cấp cứu.
Trên đây là những cách sơ cứu tạm thời
đối với nạn nhân bị ngộ độc, được khuyên bởi các bác sĩ tại Trung tâm
chống độc – BV Bạch Mai. Sau khi tiến hành sơ cứu bước đầu như trên, hãy
nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Trần Phong (daikynguyen )
Nội dung bài viết rất hữu ích, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa