Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020
NGHỀ TỔ - PBP
Lúc tôi còn nhỏ, mẹ thường đe tôi “Nếu không học hành tử tế thì sau này chỉ đi hốt cứt thôi con ạ”. Hình ảnh người gánh phân suốt ngày lang thang trong cái thị trấn nghèo quê tôi làm tôi rùng mình. Cái tương lai có mùi khó ngửi này chẳng quyến rủ được ai.
Nhưng mẹ tôi lầm. Thời tôi lớn, đây là cái nghề hái ra tiền. Ít nhất cũng hơn hẳn cái sự kiếm ăn với cái bằng Tiến-sĩ của tôi. Anh biết đấy, viện Khoa-Học của tôi nằm cạnh làng Cổ-Nhuế, tôi có đủ cơ sở để khẳng định với anh điều đó. Làng này sống bằng nghề hốt cứt, có đền thờ Thành-Hoàng hẳn hòi.
Thành Hoàng làng Cổ Nhuế là một vị hốt cứt chính hiệu. Trong đền người ta thờ đôi quang và chiếc đòn gánh cùng mảnh xương trâu cầm tay…
Người làng Cổ Nhuế từ đời này qua đời khác, ngày lại ngày, làm sạch cho Thủ-đô Hà Nội. Vua Lê Thánh Tông đã từng ban cho làng này câu đối:
“Khoác tấm áo bào, giang tay gánh vác Thiên-hạ,
Vung hai thước kiếm, tận thu lòng dạ Thế-gian”.
Anh đừng so sánh làng Cổ Nhuế với làng Phượng Lưu; cạnh trường Đại-học Hàng Hải của anh ở Hải Phòng. So sánh như thế là hạ nhục làng Cổ Nhuế của tôi đấy. Ngoài cái vinh quang của nghề hốt cứt (lao động là vinh quang), làng Cổ Nhuế còn là quê hương của một Đại-tướng : Đại-tướng Văn Tiến Dũng cùng một tổ tiên vinh quang như các vị đồng hương gồng gánh của ông. Hơn nữa, làng Phượng Lưu của anh tuy hốt cứt, nhưng chủ yếu sống bằng nghề đạo chích, chứ đâu có được “tôn chỉ mục đích” như dân Cổ Nhuế. Thanh niên Cổ Nhuế ta thề "Chưa đầy hai sọt, chưa về quê hương".
Nhưng dân làng Cổ Nhuế không phải lúc nào cũng được hưởng cái vinh quang của lao động đâu anh ạ. Kề từ những năm hợp-tác ồ ạt vào cuối thập niên 50, nghề hốt cứt đã phải chịu nhiều cay đắng. Người ta ngăn cấm những người nông dân đi hốt cứt, coi như họ là những người trốn lao-động bỏ việc đồng áng để đi “buôn cứt”. Người làng Cổ Nhuế phải tôn trọng Pháp-luật của Đảng, đành ngồi nhà mà tiếc rẻ những bãi… đơn côi không người chăm sóc. Chỉ mãi tới năm 1986, sau đại-hội đổi mới của Đảng, đất đai được chia ra để cho các gia đình nông dân tự canh tác. Nghề trồng rau ở ngoại thành Hà Nội sống lại, người làng Cổ Nhuế mới lại được phép…đi hốt cứt và buôn…cứt. Rau cỏ của xứ ta thơm ngon là nhờ phân Bắc. Các cụ lão-nông chi-điền dạy thế !
Phân hoá-học cho dù là sản phẩm của trí tuệ văn minh, chỉ cho những thứ rau xanh tươi, nhưng nhạt thếch. Đổi mới và cởi trói do mẫu công khai (glasnost) có cái mặt trái của nó.
Trước đây, ai muốn đi hốt cứt thì hốt. Nhưng từ ngày người người đi hốt, nhà nhà đi hốt thì theo qui luật “người khôn, của hiếm”, dân Cổ Nhuế đã chiến đấu ngoan cường đề dành lấy địa vị đầu ngành … cứt Việt Nam. Không biết tại Đại-tướng đồng hương ngày ấy có can thiệp vào chuyện này hay không, nhưng theo quy định của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, dân ngoại thành không được phép tự-do đi hốt cứt và lấy cứt nữa. Trước đây, ngoài những bãi cứt vô tổ chức, vô kỷ luật mà ai cũng có thể hốt. Người đi lấy cứt có thể đến làm vệ sinh cho các nhà-xí 2 ngăn ở các thành phố để thu về cho mình một số cứt kiếm được. Bây giờ, người nông dân ngoại thành bị bắt buộc phải mua phân tại chợ Cổ Nhuế, một Chợ tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây đều không có, được thành lập năm 1989. Giá cả tuỳ chất-lượng (nói sau).
Dân ngoại thành bây giờ trở thành người đi lấy phân thuê cho Cổ Nhuế. Họ được phân chia địa bàn hoạt động, theo lịch sắp xếp mang sản phẩm đến chợ nhưng không phải tự họ bán. Họ chỉ được nhận phần trăm tiền bán mà giá do ban quản lý chợ Cổ Nhuế quyết định. Chống lại ư? Mất việc ngay, hàng ngàn người thay chân kiếm cứt (xã hội hiện tại cứt hơi hiếm lắm, nay phải kiếm, tức là phải đi làm vệ-sinh để kiếm cứt ở các hố-xí như đã nói trên). Đi kiếm cứt hơn hẳn làm thương nghiệp, đừng nói gì đến nông nghiệp. Một lần tôi hỏi một anh Cổ Nhuế giá cả như thế chắc các anh chóng giàu lắm. Anh đáp:
“Anh Giai ơi, trông thế thôi, chứ kiếm được 2 sọt thì cũng bị ăn mẹ nó hết một sọt rồi còn gì".
Trong chợ phân, xuất hiện phân giả. Người ta dùng đất sét thuồn qua ống nứa, giã nhỏ than chuối trộn lẫn với nghệ bôi bên ngoài và cho tất cả vào phân thật. Đó là bí quyết. Phân giả gây náo loạn chợ phân khiến thanh niên Cổ-Nhuế phải cử ra một bộ phận “kiểm tra chất lượng” trước khi giao hàng.. Anh còn nhớ dốc Bưởi chạy về viện Khoa Học không? Trạm kiểm tra được lập ra tại đó, hoạt động từ mờ sáng đến trưa. Mùi uế khí từ tay các kiểm tra viên thọc thẳng vào sọt phân tìm của giả. Nhờ lành nghề và cương quyết, sau đó vài tuần, những đứa làm phân giả bị cắt giấy phép. Tại chợ, cứt được chia làm bốn loại :
- Hạng nhất (first class): là phân lấy từ khu Ba-Đình… nơi có nhiều quan chức nên cứt được gọi là “nạc" ( tiếng nhà nghề chỉ cục phân chất lượng cao )!
- Hạng 2 : từ khu Hoàn-Kiếm, có nhiều dân buôn bán.
- Hạng 3 : từ khu Hai Bà Trưng, Đống-Đa, nơi đa số dân cư là người lao động, xài nhiều rau nên “mờ” (nhiều nước long bòng).
- Hạng 4 : từ ngoại thành, loại này xanh lét vì “nguồn nguyên liệu thuần túy” là rau muống. Bà con nông dân làm gì có thịt mà ăn. Có lần tại chợ xuất hiện một sọt phân để chữ “ Phân ngoại 100% ".
Dân chúng không hiểu tại sao có bọn dám qua mặt Hải Quan, dám nhập “phân ngoại” về xài. Về sau, chủ nhân sọt phân giải thích: Phân lấy về từ bể “phốt” (fosse sceptique) của các Sứ-Quán nước ngoài thì không phải là phân-ngoại thì còn là gì?
Đây là những điều mắt thấy tai nghe, tôi ghi lại để gửi anh để có dịp kể lại cho bà con xa nước nghe chơi… Cho biết quê hương ta dưới chế-độ hiện tại có những thứ mà người ta hoàn toàn không có. Tôi bảo đảm đây là sự thực “trăm phần trăm”.
PBP
(Nguồn: Hàn Sĩ - Tiến sĩ Vật lí)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chúa Giêsu – Thiên Chúa giáng sinh - Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng
Chúa Giêsu là gì? Vấn đề này chưa được giới học thuật hiểu rõ. Bằng tư duy lịch sử giới, tác giả lý giải làm sáng tỏ Chúa Giêsu; đồng thời...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Nội dung bài viết này rất hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa