Nền kinh tế Mỹ đã phải chịu sự sụt
giảm nghiêm trọng nhất trong hơn một thập kỷ trong quý đầu tiên của năm,
khi nước này áp dụng các biện pháp phong tỏa để làm chậm sự lây lan của
virus corona.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới sụt giảm với tỷ lệ hàng năm là 4,8%, theo số liệu chính thức được công bố vào thứ Tư 30/4. Nó đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên kể từ năm 2014, kết thúc tăng trưởng kỷ lục.
Nhưng các số liệu chỉ cho thấy đôi nét về cuộc khủng hoảng toàn diện, vì nhiều biện pháp phong tỏa đã không được áp dụng cho đến tận tháng Ba.
Đại dịch "đang gây ra những khó khăn to lớn về kinh tế và con người trên khắp Hoa Kỳ và trên toàn thế giới", các nhà hoạch định chính sách tại ngân hàng trung ương của Mỹ cho biết hôm thứ Tư.
Hoa Kỳ đã cố gắng giảm nhẹ gánh nặng kinh tế với gói hỗ trợ tài chính mới gần 3 triệu đôla. Cục Dự trữ Liên bang cũng đã thực hiện một loạt các bước khẩn cấp, bao gồm giảm lãi suất xuống gần bằng không.
Hôm thứ Tư, Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết ngân hàng sẽ duy trì các mức lãi suất này cho đến khi "tự tin rằng nền kinh tế đã vượt qua các sự cố gần đây và đang đi đúng hướng". Nhưng ông cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng đang diễn ra sẽ "đè nặng" lên nền kinh tế.
"Có nhu cần phải làm nhiều hơn thế không? Câu trả lời là có", ông Powell nói trong một cuộc họp báo trực tuyến.
Cú sốc 'chưa từng có'
Kể từ giữa tháng Ba, hơn 26 triệu người ở Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp và Mỹ chứng kiến sự sụt giảm lịch sử trong hoạt động kinh doanh và niềm tin của người tiêu dùng. Các nhà dự báo dự kiến tăng trưởng sẽ giảm 30% trở lên trong ba tháng đến tháng Sáu.
"Thật sự mất kiểm soát, chưa từng có tiền lệ", Mark Zandi, nhà kinh tế phụ trách Moody's Analytics. cho biết. "Nền kinh tế vừa bị san phẳng."
Sự sụt giảm của kinh tế Mỹ là một phần của sự suy giảm toàn cầu do hậu quả của đại dịch virus corona.
Ở Trung Quốc, nơi lệnh phong tỏa được thực hiện trong hầu hết quý, nền kinh tế đã giảm 6,8% - sự sụt giảm hàng quý đầu tiên kể từ khi nước này duy trì mức tăng trưởng kỷ lục bắt đầu được ghi nhận vào năm 1992.
Và vào thứ Tư, Đức cho biết nền kinh tế của họ có thể giảm kỷ lục 6,3% trong năm nay.
"Chúng tôi sẽ trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử của nước cộng hòa liên bang" được thành lập năm 1949, Bộ trưởng Kinh tế Peter Altmaier nói.
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng
Trước khi virus corona làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Mỹ dự kiến sẽ tăng khoảng 2% trong năm nay.Nhưng đến giữa tháng Tư, hơn 95% dân Mỹ đã ở trong một số hình thức hạn chế ra ngoài. Mặc dù một số tiểu bang đã bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa, nó vẫn được duy trì ở nhiều nơi khác, bao gồm các cỗ máy kinh tế lớn như New York và California
Nhiều công ty đã cảnh báo về những ảnh hưởng đáng kể do đại dịch gây ra khi họ chia sẻ kết quả hàng quý với các nhà đầu tư.
Hôm thứ ba, General Electric cho biết doanh thu của họ đã giảm 8% trong quý đầu tiên, trong khi Boeing - đang gặp khủng hoảng sau sự cố nghiêm trọng về máy bay 737 Max - báo cáo giảm 48% doanh thu, và cho biết họ đã lên kế hoạch giảm sản lượng và cắt giảm việc làm.
Giám đốc điều hành Dave Calhoun cho biết: "Đại dịch virus corona đang ảnh hưởng đến mọi khía cạnh kinh doanh của chúng tôi, bao gồm nhu cầu của khách hàng hàng không, tính liên tục trong sản xuất và sự ổn định của chuỗi cung ứng".
Bất chấp những cảnh báo, giá cổ phiếu đã tăng trong những tuần gần đây sau khi sụt giảm mạnh vào đầu năm. Sự tăng giá cổ phiếu này phản ánh sự can thiệp của Cục Dự trữ Liên bang, nhưng không phải là dự báo của cơ quan này đối với nền kinh tế, Seema Shah, chiến lược gia trưởng tại Nhà đầu tư toàn cầu cho biết.
"[Ông Powell] đã đưa ra một đánh giá rất tỉnh táo về tác động kinh tế, thừa nhận rằng đây sẽ không chỉ là một cú sốc ngắn, mạnh, mà là một sự kiện kéo dài," bà nói.
"Với việc thị trường tài chính được hỗ trợ bởi Cục Dự trữ Liên bang trong tương lai gần, nó có thể sẽ tiếp tục kể một câu chuyện khác hẳn với các đánh giá kinh tế chính thức cơ quan này."
Người tiêu dùng bị ảnh hưởng
Bộ Thương mại hôm thứ Tư cho biết chi tiêu của người tiêu dùng - chiếm khoảng 2/3 nền kinh tế Mỹ - đã giảm 7,6% trong ba tháng đầu năm.Chi tiêu cho các dịch vụ thực phẩm và chỗ ở giảm mạnh hơn 70%, trong khi chi tiêu cho quần áo và giày dép đã giảm hơn 40%.
Chi tiêu y tế cũng giảm mạnh - bất chấp virus - do những lo ngại về lây nhiễm khiến các bác sĩ hoãn các phương pháp điều trị thông thường và chăm sóc y tế khác.
Nỗi đau kinh tế ở Mỹ dự kiến sẽ còn nghiêm trọng hơn trong giai đoạn từ tháng Tư đến tháng Sáu, nhưng các nhà kinh tế cho biết ngay cả con số ước tính cho quý đầu tiên cũng có thể được điều chỉnh thấp hơn, vì chính phủ nhận được nhiều dữ liệu hơn.
"Rất khó để đánh giá mức độ của sự suy giảm", ông Zandi nói. "Chúng ta sẽ không thực sự biết mức độ thiệt hại kinh tế trong nhiều năm."
Xem Thêm :Virus corona: Tổng thống Trump yêu cầu các nhà máy chế biến thịt duy trì hoạt động
Hậu quả do covid 19 gây ra quá nặng nề nhất là các nước không kiểm soát tốt dịch bệnh
Trả lờiXóa