Công việc chuẩn bị tiêm vaccine COVID-19 tại một phòng tiêm chủng ở Montreal, vào ngày 15 tháng 3 năm 2021. (Canada Press / Paul Chiasson)
Kết quả của một nghiên cứu khoa học mới được công bố cho thấy cả nhiễm COVID-19 và tiêm vaccine chống virus COVID-19 đều có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS) - tình trạng nhịp tim tăng quá mức để đáp ứng sự thay đổi tư thế.
Ở một người khỏe mạnh, hệ thống thần kinh tự động thắt chặt các mạch máu và khiến nhịp tim tăng vừa phải để đảm bảo đủ lượng máu lên não. Tuy nhiên, ở hầu hết bệnh nhân mắc hội chứng POTS, hệ thống thần kinh tự động này không hoạt động bình thường, buộc tim phải đập nhanh hơn để bù đắp lượng máu cung cấp cho não bị giảm. Điều này thường dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu, đau ngực và khó thở, đặc biệt là khi thay đổi từ tư thế ngồi sang tư thế đứng.
Một nghiên cứu mới, được công bố trong tuần này trên tạp chí chuyên ngành y khoa Nature Cardiovascular Research, một nhóm các nhà khoa học đã kiểm tra các chẩn đoán POTS sau tiêm chủng của 284.592 người trưởng thành từ năm 2020 đến năm 2022. Phần lớn những bệnh nhân này đã tiêm vaccine Pfizer-BioNTech (62% mẫu), Moderna (31% mẫu), và vaccine Johnson & Johnson (6,9% mẫu).
Tiến sĩ Alan Kwan, một trong các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu nay, ông là chuyên gia tim mạch tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai, cho biết: “Từ phân tích này, chúng tôi thấy rằng xác suất phát triển hội chứng POTS sau 90 ngày kể từ khi tiêm vaccine cao hơn so với 90 ngày trước khi tiêm vaccine”.
Cụ thể, tỷ lệ phát triển hội chứng liên quan đến POTS sau khi tiêm vaccine so với trước khi tiêm vaccine là 1,33 lần. Tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ mắc bệnh viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine và trước khi tiêm vaccine COVID-19 (2,57 lần). Bệnh viêm cơ tim phát triển sau khi tiêm vaccine COVID-19 là một trong những tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất. Vì lý do đó, tỷ lệ mắc viêm cơ tim được đưa vào nghiên cứu này để so sánh với tỷ lệ phát triển hội chứng POTS.
Các nhà nghiên cứu cũng đã xem xét hồ sơ chẩn đoán của 12.460 bệnh nhân của Trung tâm y tế Cedars-Sinai mắc COVID-19. Khi vẽ biểu đồ cả tỷ lệ phát triển bệnh POTS sau khi nhiễm COVID-19 với tỷ lệ mắc hội chứng này sau chuẩn đoán mới
Khi vẽ biểu đồ về cả tỷ lệ mắc bệnh sau phơi nhiễm và tỷ lệ tuyệt đối của các trường hợp chẩn đoán mới, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nguy cơ mắc bệnh POTS sau khi nhiễm bệnh cao hơn 5,35 lần sau so với sau khi tiêm vaccine.
“Từ những kết quả này, chúng tôi có thể kết luận rằng hội chứng POTS có thể xảy ra với tần suất cao hơn dự kiến sau khi tiêm vaccine COVID-19, mặc dù sự phát triển của hội chứng POTS có tốc độ chung thấp hơn tần suất POTS xảy ra sau khi nhiễm SARS-CoV-2”, nhóm nghiên cứu kết luận.
Mặc dù không rõ chính xác làm thế nào mà việc tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể kích hoạt POTS, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết điều này có thể liên quan đến thực tế là vaccine sản xuất theo công nghệ mRNA hoạt động bằng cách tạo ra phản ứng miễn dịch đối với protein tăng đột biến của virus.
Theo TS. Kwan, những phát hiện này sẽ thúc đẩy cộng đồng y tế nghiên cứu mối liên hệ giữa rối loạn chức năng này của hệ thống thần kinh và vaccine COVID-19, nhưng không nên coi đó là điều gì đó [để ra quyết định] không khuyến khích tiêm chủng.
TS. Kwan cho biết: “Thông điệp chính ở đây là mặc dù chúng tôi nhận thấy mối liên hệ tiềm ẩn giữa việc tiêm vắc-xin COVID-19 và POTS, nhưng việc ngăn ngừa COVID-19 thông qua tiêm chủng vẫn là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh POTS của bạn”.
TS. Madhava Setty, bác sĩ gây mê và biên tập viên khoa học cấp cao tại trang tin tức sức khỏe trực tuyến có tên The Defender, nhận xét rằng nghiên cứu lẽ ra cũng nên bao gồm những người đã tiêm vaccine COVID-19 nhưng vẫn bị nhiễm virus.
TS. Setty nói: “Nói cách khác, họ đã không trả lời được câu hỏi lớn, đó là liệu việc tiêm vaccine có làm giảm nguy cơ mắc POTS sau khi bạn nhiễm COVID-19 hay không".
“Bởi vì vaccine không ngăn được tình trạng nhiễm bệnh COVID-19 và chúng tôi không biết liệu vaccine có giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng POTS sau COVID-19 hay không, nên chúng tôi không biết liệu rủi ro có lớn hơn lợi ích hay không”.
Theo The Epoch Times
Quang Nhật biên dịch
Xem Thêm :
Tin tức Covid-19 mới nhất ngày hôm nay 27/12/2022
rủi ro thật khi đã tiêm
Trả lờiXóa