Thứ Tư, 28 tháng 8, 2024

CHUYỆN CỔ TÍCH THIẾU PHỤ NAM XƯƠNG

 

Ngày xưa, ở làng Nam Xương có cô gái tên là Vũ Thị Thiết, dáng người đã xinh đẹp nết na lại thùy mị đoan trang. Nàng lấy chồng tên Trương Sinh, vốn là người cùng làng. Trương Sinh có tính cả ghen, hay để tâm xét nét vợ, nhưng vợ chàng thường giữ gìn khuôn phép nên không có chuyện gì xảy ra.
       Vợ chồng hương đượm lửa nồng chưa được bao lâu thì bỗng nghe tin chốn biên thùy có giặc, chồng vâng lệnh quan phải từ giã mẹ và vợ đi lính thú. Bấy giờ vợ đang có thai. Buổi chia tay thật là bịn rịn, mẹ chúc cho con chân cứng đá mềm, chồng khuyên vợ cố gắng phụng dưỡng mẹ già và nuôi con khôn lớn.
       Sau khi chồng vắng nhà được mươi ngày thì Vũ Thị Thiết sinh được một đứa con trai, đặt tên là thằng Đản. Thằng bé sởn sơ mạnh khỏe, còn bà nội của nó vì nhớ con sinh ra đau ốm. Vợ chàng Trương hết lòng mời thầy chạy thuốc, nhưng bệnh của mẹ chồng mỗi ngày một nặng, chẳng bao lâu thì mất. Nhờ có bà con xóm giềng, mọi việc tống táng đều lo liệu chu toàn.
      Đã mấy thu qua không thấy chồng về, một mẹ một con mòn mỏi trông đợi. Hàng ngày chăm lo đồng áng, tối lại nàng mới có thì giờ chăm sóc cho con. Có những hôm phải chong đèn khâu vá dọn dẹp và nô đùa với con. Những lúc con khóc nàng thường chỉ vào bóng của mình trên vách mà bảo:
- “Nín đi con! Kìa, kìa bố đã về. Đấy! Đấy!”
       Đứa bé nhìn vào bóng, nín bặt. Cứ như thế lâu dần thành thói quen. Thằng Đản thường đòi gặp bố trước khi đi ngủ. Cái bóng đen đen trên tường từ đấy đối với cả mẹ lẫn con như một người thân thích.
       Rồi chiến tranh kết thúc, cõi biên thùy lại yên lặng, những người đi lính thú lại được trả về quê quán. Trương Sinh cũng ở trong số đó. Sau bao năm tháng cách xa ly biệt, hai vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Chàng đau lòng vì mất người mẹ thân yêu nhưng lại vui sướng vì có đứa con. Thằng bé Đản bây giờ lên ba tuổi, đã biết nói bập bẹ. Tuy nó để cho bố nó bế nhưng nó vẫn tỏ ra xa lạ. Qua mấy ngày hôm sau, Trương Sinh hỏi mộ mẹ rồi bế con đi thăm. Ra đến đồng, thằng bé Đản quấy khóc nhè, Trương sinh dỗ dành:
- Con nín đi đừng khóc, bố yêu con. Rồi bố mua quà cho mà ăn.
Thằng bé đáp ngay:
- Không, ông không phải là bố Đản... Bố Đản khác kia... Chỉ đến tối bố Đản mới đến nhà thôi.
      Nghe nói, Trương sinh thấy đau nhói ở tim. Chàng nhìn vào con hỏi dồn:
- Thế thì bố của Đản như thế nào? Con nói đi!
- Tối nào bố Đản cũng đến... Mẹ Đản đi cùng đi, mẹ Đản ngồi cùng ngồi... Chẳng bao giờ bố bế Đản cả…
       Mấy lời nói vô tình của đứa bé làm cho Trương Sinh tin là vợ mình ngoại tình, không còn ngờ gì nữa. Nghĩ đến người vợ xinh đẹp trong tay kẻ khác, cơn ghen tự nhiên bừng bừng bốc lên. Chàng lẩm bẩm: "Thật là quá rõ. Không ngờ trong khi mình gian lao thế ấy, thì nó ở nhà lại như thế kia". Về đến nhà Trương sinh mắng nhiếc vợ tàn tệ:
- Tao không ngờ mày là đồ thất tiết. Mẹ chết, chồng đi vắng, tối tối rước trai về nhà tò te na.

       Chàng mắng dữ dội nhưng không bảo là từ miệng con nói ra. Vợ chàng một mực chối cãi:
- Cách biệt ba năm, thiếp vẫn một lòng một dạ, đâu có hư thân mất nết như lời chàng nói. Xin chàng đừng ngờ oan cho thiếp.
        Vợ càng phân trần thì cơn giận của chồng càng không thể dằn xuống được nữa. Chồng bắt đầu dùng lối vũ phu để tra khảo vợ. Hàng xóm láng giềng nghe tin vợ chồng lục đục đổ tới can ngăn, nhưng chẳng ăn thua gì. Chồng cho là vợ khéo mồm khéo mép nên được lòng mọi người che lấp tội lỗi. Trong cơn phẫn uất, người thiếu phụ ôm lấy con khóc nức nở, rồi nhân lúc chồng sang nhà hàng xóm, chạy một mạch ra bến Hoàng Giang đâm đầu xuống nước t t. Khi Trương Sinh về thấy mất hút bóng vợ, biết có sự chẳng lành. Nghe nói vợ đã tự trầm thì rất hối hận, vội chạy ra b sông. Nhưng dòng nước chảy xiết, mò đến tối ngày cũng không tìm thấy đâu xác v.
       Tối lại, thằng bé khóc. Trương sinh thắp đèn dỗ cho con nín. Chợt thằng bé kêu lên:
- Ồ, bố Đản đã đến kia kìa!
- Đâu con?
        Nó trỏ vào bóng chàng trên vách mà nói: "Đấy! Đấy!"
        Nhớ lại lời con nói khi đi thăm mộ, Trương Sinh mới hiểu ra nông nỗi. Chàng nhận ra nỗi oan tày trời của vợ chỉ vì lòng ghen tuông nóng nảy của mình. Nhưng đã muộn mất rồi, còn làm gì được nữa. Chàng chỉ còn biết ngày ngày ẵm con nhìn xuống dòng sông mà khóc. Từ đó chàng ở vậy nuôi con không lấy vợ khác. Về sau người ta dựng ở bến Hoàng Giang một cái miếu thờ nàng Vũ Thị Thiết, quen gọi là miếu Vợ chàng Trương. Người chồng bấy giờ mới nghĩ ra, biết nỗi oan của vợ mình, bèn lập đàn ở bờ sông để giải oan cho nàng. Dân vùng ấy sau này biết được câu chuyện đã lập miếu thờ bà ấy ở trên bờ sông.

       Về sau, vua Lê Thánh Tông, nhân trên chuyến chinh phạt quân Chiêm Thành, khi qua vùng nầy thì gặp phong ba bão táp, có con rùa luôn nổi hiện ra trước mũi thuyền của nhà vua ngăn cãn không đi được. Vua cho quân nghỉ tạm một đêm nơi đây. Khuya đến, vua vào miếu đề Vũ Nương kính bái xin thần linh phò hộ cho bớt cơn gió bão. Lần ấy, nhà vua thắng trận. Vua sau đó ban lịnh cho 4  vùng Vũ Điện, Hào Châu, Phú Lư, Xương Hậu được phép lập đền thờ Bà thần linh Vũ Nương. Chính vua Lê Thánh Tông cũng đã vịnh bài thơ sau đây nhắc lại tích sử Thiếu Phụ Nam Xương này:

𤊃 𤏫






.

Chữ Nôm:

THIẾU PHỤ NAM XƯƠNG

Nghi ngút đu ghềnh tỏa khói hương,
Miế
u ai như miếu vợ chàng Trương.
Ngọ
n đèn dầu tắt đừng nghe trẻ,
Làn nướ
c chi cho lụy đến nàng.
Chứ
ng quả có đôi vừng nhật nguyệt,
Giả
i oan chi mượn đến đàn tràng.
Qua đây mớ
i biết nguồn cơn ấy,
Khá trách chàng Trươ
ng khéo phũ phàng!

(Lê Thánh Tông)

 

 * Nhiều lời bình luận cho rằng bài thơ trên của Vua Lê Thánh Tôn bằng chữ Hán đã lược âm ra Chữ Nôm nên có lẽ sơ cách âm ở các câu 4, 6 và 8: nường thành Nàng; trường thành tràng và phường thành phàng nên không trùng âm vi 2 câu trên. (không biết đúng vậy không?)

           (Hồ Xưa sưu tầm trên Trang Cổ Tích Việt Nam)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận : NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2) (Đỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :            NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2)                                                                      ...