NGỘ NHẬP
Tiếc thương chi những chuyện ban
sơ,
Dĩ vãng qua đi... chấm ảo mờ.
Hiện tại còn đây, xin thức tỉnh,
Tương lai chưa đến, hãy đừng mơ.
Nhẹ nhàng lướt sóng thuyền về bến,
Vững chãi quay đầu bạn thấy bờ.
(1)
Ngộ nhập an nhiên ngay Phật Tánh,
(2)
Thân tâm an lạc, cả trời thơ !
Chánh Minh
7 Feb 2013
(1)"Hồi đầu thị ngạn": ý
nói nếu quay vào trong tâm sẽ thấy Phật Tánh hay Bản lai diện mục.
(2) “Ngộ nhập tri kiến Phật”
Thơ Họa:
1./ GIÁC NGỘ
Trực chỉ thiện tâm tánh bản sơ
Thông minh hành kiến chẳng mù mờ (*)
Giới trì tiểu thặng dư đau khổ (*)
Thiền định đại thừa huyễn mộng mơ
Giác tánh từ bi, thuyền biết bến (*)
Ngộ tâm đoạn hoặc, đuốc soi bờ
Ưng vô sở trụ kỳ tâm động (*)
Trí tuệ an tâm được thẩn thơ!
(Phan Thượng Hải)
8/11/24
(*) Chú thích của tác giả:
Giác
Ngộ (Enlightenment, Awakening) là đối ngược lại với Vô Minh (= Si =
Ignorance). Giác Ngộ gồm có Kiến (= Giải Ngộ = thông minh trong sự hiểu
biết Giác Ngộ) và Hành (= Chứng Ngộ = thông minh trong sự thi hành Giác Ngộ
trong đời sống), theo Thiền Tông và HT Thích Thanh Từ.
Từ
câu: "Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật" (Yếu chỉ
Thiền Tông).
Thặng
= Thừa = Vehicle. Sách xưa (nhất là của Trần Trọng Kim) dùng từ ngữ
Tiểu Thặng và Đại Thặng cho Tiểu Thừa và Đại Thừa (Greater Vehicle and Lesser
Vehicle).
Thường
có từ ngữ Phật Giáo: "Thuyền từ, Đuốc tuệ".
Từ
câu: "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" (Pháp Bảo Đàn Kinh).
Pháp Bảo Đàn kinh viết:
Huệ
Năng hiểu ý nên canh ba vào thất (phòng của Tổ). Ngũ tổ dùng cà sa
che lại không cho người thấy, rồi thuyết kinh (Bát Nhã) Kim
Cang. Khi đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì
Huệ Năng ngay đó đại ngộ (đốn ngộ), vạn pháp chẳng lìa tự tánh.
Huệ
Năng liền bạch: “Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh, vốn chẳng
sanh diệt, vốn tự đầy đủ, vốn chẳng lay động và tự tánh hay sanh vạn
pháp”. Tổ biết Huệ Năng đã ngộ nên nói với Huệ Năng rằng: “Chẳng nhận
được bản tâm (thì) học pháp vô ích, nếu nhận được bản tâm thấy
được bản tánh tức gọi là Trượng Phu, là Thiên
Nhơn Sư, là Phật”.
"Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" có nghĩa là
"Nên không bám chắc ở một chỗ mà sinh ra kỳ tâm".
"Ưng
vô sở trụ" là Tâm của Con người không sở trụ vào Sự vật (= Giai đoạn 1 của
Đoạn Khổ Nghiệp). Vô sở trụ là Đoạn Hoặc. Đoạn Hoặc là đoạn
diệt 3 mê hoặc (Defilements, Klesa) vào Sự vật, gồm có Tham (Greed), Sân
(Anger), Mạn (Pride). Hoặc là Khổ Nghiệp. Đoạn Hoặc là đoạn
diệt Khổ Nghiệp.
"Nhi
sinh kỳ tâm" là Tâm của Con người đồng nhất với Bản tâm kỳ diệu (= Giai đoạn
2 của Đoạn Khổ Nghiệp). Bản tâm của Con người thì luôn Từ bi tự bẩm sinh.
Bản tâm Từ bi thì không có Khổ Nghiệp.
(Tự tánh = Phật tánh = Bản tâm)
Như vậy, Tâm Giác ngộ là Tâm Đoạn Hoặc và Từ Bi đối
với Sự vật
Theo
các Tông của Đại Thừa (ĐT); Không Tông của ĐT Trung Quán và Nhiếp Luận Tông của
ĐT Duy Thức chủ trương Đoạn Hoặc, Tánh Tông của ĐT Duy Thức chủ trương Từ Bi từ
Phật Tánh bẩm sinh (thì tự động sẽ Đoạn Hoặc); nhưng Thiền Tông chủ trương Đoạn
Hoặc rồi mới có Từ Bi theo Phật tánh hay Bản tâm (vì Hoặc, hay mê hoặc, sẽ che
lấp Bản tâm Từ Bi).
Thập Nhị Nhân Duyên của
Phật Thích Ca và Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa) cũng chỉ dẫn tới chủ trương
Đoạn Hoặc vì không chủ trương là Con người sinh ra đã có Phật tánh hay Bản tâm
Từ bi (chủ trương giống như Không Tông và Nhiếp Luận Tông của Đại Thừa).
Bắt đầu của 12 Nhân Duyên là Vô Minh.
Phật
Giáo Nguyên Thủy và Phật Giáo Đại Thừa Trung Quán (theo kinh Bát Nhã) có thể đều
nghĩ rằng sau khi Tâm của Con người Đoạn Hoặc thì Tâm của Con người sẽ tự động
sinh ra Từ Bi do đó không cần phải nêu ra. Tuy nhiên Đại Thừa Thiền
Tông cho rằng sở dĩ Tâm của Con người sinh ra Từ Bi sau khi Đoạn Hoặc là vì Tâm
của Con người có sẵn Bản tâm (hay Phật tánh) Từ Bi ngay từ bẩm
sinh.
Bản tâm và Phật tánh còn có nhiều danh hiệu
khác của Phật Giáo Đại Thừa: Chân như, Như thực, Như Lai tạng, Như
Lai, Phật thân, Pháp thân, Thực tánh, Tự tánh, Bản lai diện mục
... (Như lai = Phật).
Bản
Tâm = Nature Mind
Phật Tánh = Buddha Nature = Buddhatà = Buddha-svabhàva
Chân Như = Thusness, Suchness = Tathatà. Như
Thực = Suchness of Truth
Như Lai tạng = Embryo of Tathàgata =
Tathàgata-garbha. Như Lai = Tathàgata
Phật Thân = Buddha body = Buddha-kayà. Pháp
Thân = Dharma body = Dharma-kayà
Thực Tánh = True Nature. Tự Tánh = Intrinsic
Nature = Svabhava
Theo Phạn ngữ, Chân như cũng gần giống Như lai.
Chân
Như = Tathatà
Như
Lai = Tathàgata
Như Lai tạng (The Tathàgata embryo =
Tathàgata-garbha):
Tathàgata
= Thus gone = Như Lai.
Garbha
= Womb, Embryo = Tạng. Garbha có nghĩa bóng là trung tâm (center)
hay bản thể (essence).
Tathàgata
Garbha = Containing a Tathàgata = Như Lai Tạng chứa (một) Như Lai.
Trúc Lâm đại sĩ Trần Nhân Tông dùng từ ngữ "gia
trung hữu bảo" với ngụ ý là Phật tánh hay Bản tâm.
Trong câu tục ngữ Việt "Bụt nhà không thiêng, cầu
Thích Ca ngoài đường" (từ "Tục Ngữ Lược Giải" của Lê Văn Hoè),
"Bụt nhà" ngụ ý là Phật tánh.
"Thiện căn" trong câu "Thiện căn ở tại
lòng ta" (Truyện Kiều) của Nguyễn Du cũng chính là Bản tâm từ bi bẩm sinh
trong mỗi người.
Nho Giáo của Mạnh Tử gọi là "Tánh Bản Thiện" và
Tân Nho Giáo của Vương Dương Minh gọi là "Lương tri hay Trí Lương
tri".
Đó cũng là Thiện Tâm của Kitô Giáo (Christianity = Thiên
Chúa Giáo). "Bản tâm Từ bi" của Phật Giáo không khác
"Thiện tâm Bác ái" của Kitô Giáo.
Đây là những trích đoạn từ bài "Căn Bản Phật
Pháp - Giác Ngộ và Thiền Định của Thiền Tông" (Bs Phan Thượng Hải) đăng
trong phanthuonghai.com
2./ SƠ TÂM –XA RỜI VÀ TRỞ VỀ
Xa tìm, bỏ lại mảnh tâm sơ
Lang bạt, ruổi rong giữa mịt mờ
Sóng điệp trùng xô thuyền ảo mộng
Hồn thầm lặng níu bóng hoang mơ
Hồi đầu biển thẳm tù mù bến
Dõi mắt non cao loáng thoáng bờ
Nguồn cội trở về nơi tịnh thủy
Soi lòng huyễn hóa dưới trăng thơ…
Lý Đức Quỳnh
12/8/2024
3./ĐỪNG ẢO TƯỞNG
4./ Kính Họa Vận : TƯỞNG PHÙNG-HỘI NGỘ…
Silicone Valley, August 13, 2024
5./ TÌM VỀ
Quay về tìm lại thuở hoang sơ
Bản thể chân như chửa bị mờ
Đi đứng nằm ngồi tâm há động
Uống ăn ngơi nghỉ trí nào mơ
Hành trì hỷ xả mê lìa bến
Rèn luyện từ bi giác thấy bờ
Mỗi sát na vui là cõi Niết
Thong dong tự tại bút đề thơ
ThanhSong ntkp
CA.Aug/11/2024
6./
7./ HỌA: TÂM GÌN AN LẠC
Phủi sạch u sầu chuyện buổi sơ,
Xua tan cho uẩn khúc lu mờ.
Thế gian giữ sạch hồn thanh tịnh,
Kiếp sống an gìn thiện ước mơ.
Thuyền giữ vững tay thuyền đến bến,
Chèo lơi ghe lạc hướng xa bờ.
Tâm yên bác ái là tâm Phật,
Số kiếp qua rồi đẹp áng thơ.
*
Thuyền về đúng bến khỏi trông chờ!
HỒ NGUYỄN (14-8-2024)
Mời Xem :
GÁI BÌNH ĐỊNH -Thơ Chánh Minh và Thơ Họa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét