Ảnh của Émile Gsell.
------------------
Vùng đất Bà Hom bắt đầu từ ranh giới mũi tàu Phú Lâm [ngày nay] ôm theo Rạch Lò Gốm qua Rạch Ông Buông giáp ranh làng Tân Hoá, Tân Khai thuộc Bình Trị Đông [vùng Tân Tạo].
Từ xa xưa, khu vực này từng là nơi cư trú của người Khmer, sau đó người Việt từ đàng Ngoài và người Minh Hương từ Cù lao Phố Biên Hoà kéo về sinh sống, tạo nên một cộng đồng đa sắc dân, sinh sống bằng nghề buôn bán và sản xuất đồ gốm, đồ sành.
Có tài liệu nghiên cứu địa danh về vùng đất Bà Hom. Có thuyết cho rằng cái tên Bà Hom có lẽ do Bàu Hom [bàu ngâm hom tre] nói chệch, vì Bàu Bèo, Bàu Hói, Bàu Môn cũng nói chệch thành Bà Bèo, Bà Hói, Bà Môn. Tại khu vực Bà Hom ngày xưa và cho đến những năm của thập niên 1980 vẫn còn nhiều bàu ao trồng rau muống hoặc ngâm thân tre dùng làm vật liệu xây dựng đơn giản. Nhiều cư dân lớn tuổi sống tại khu vực này nói rằng chưa bao giờ thấy các bàu ngâm hom tre. Có thể các bàu này xuất hiện từ xa xưa khoảng thế kỷ 19.
Theo Trương Vĩnh Ký thì bà Chiểu, bà Hạt, bà Hom, bà Điểm, bà Quẹo đều là vợ của một vị tướng, Lãnh binh Thăng (Nguyễn Ngọc Thăng) thời vua Tự Đức. Ông được phong chức lãnh binh trong thời gian chống Pháp ở Nam Kỳ.
Tương truyền, để tránh các bà vợ không đụng nhau thường xuyên, dễ bất hòa nên ông Lãnh binh Thăng áp dụng phương pháp kinh tế tự túc cho mỗi bà. Theo đó, ông xây cho mỗi bà một cái chợ để tự cai quản. Vị lãnh binh đã lập 5 ngôi chợ nằm ở cách xa nhau và đặt tên theo tên các bà vợ…
Còn theo một số nhà nghiên cứu khác cũng như một số tài liệu ghi chép lại cho biết đó chỉ là tên của một vùng đất do những người phụ nữ khai hoang mở cõi.
--------------------------
Tác giả : Nét xưa ( Tran Trung Dũng )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét