Thứ Năm, 24 tháng 10, 2024

TIẾNG VIỆT THÔNG DỤNG MIỀN NAM (P.1 )

 


 TỪ NGỮ NHÂN GIAN MIỀN NAM THƯỜNG DÙNG

                                                                     Trong sinh hoạt giao tế  hàng ngày, chúng ta nghe những từ ngữ thông dụng của dân Saigon xưa nói riêng và người miền Nam ngày nay nói chung. Đôi khi rất khó hiểu ý nghĩa. Sau đây là một số từ thường gặp, chúng tôi sưu tầm, cần trao đổi với quý bạn để giải thích cho con em chúng ta.

        Thí dụ:

1- Ăn coi nồi, ngồi coi hướng: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Tức là phi cn thn trong lúc ngi chung vi người khác, đ tránh b phê bình là không lch s.

2- Âm binh: Phá phách (mấy thằng âm binh = mấy đứa nhỏ phá phách)

3- Bà chằn lữa: Bà ấy thuộc loại “bà chằn lữa” là người dữ dằn (Bà ấy dữ như bà chằn vậy đó!)

4- Ba ke, Ba xạo: Nói không chính chắn, không đứng đắn.

5- Bá Láp Bá Xàm: Nó nói chuyện “bá láp bá xàm” (nói bậy bạ).

6- Bà tám: Mấy người nhiều chuyện (thôi đi bà tám = đừng có nhiều chuyện nữa, đừng nói nữa): Mấy bà nói thêu dệt chuyện người khác, bàn tán việc không liên hệ với minh, nói sai sự thật, làm phiền thiên hạ. [八婆], đọc theo âm Hán Việt là “bát bà”, dịch đúng nghĩa gốc là “bà tám”. Đây là một đặc ngữ của tiếng Quảng Đông ở Hồng Kông, dùng để chỉ người phụ nữ hay để ý hoặc bàn tán đến chuyện của người khác; hiểu rộng ra, là người đàn bà nhiều chuyện. Ở những địa phương khác của Trung Quốc gọi hạng đàn bà này là “trường thiệt phụ” [長舌婦], nghĩa đen là “con mẹ lưỡi dài”.

7- Bang ra đường: Chạy ra ngoài đường lộ mà không coi chng xe cộ, hoặc chạy ra đường đột ngột, hoặc chạy nghênh ngang ra đường. "Lái xe đến ngã tư, phải cẩn thận vì nhiều xe nó bang ra ẩu tả lắm. Bất cẩn là dễ chết nghe chưa?".

8- Bạt mạng: Bất cần, không nghĩ tới hậu quả (ăn chơi bạt mạng). Thằng đó lái xe bạc mạng lắm.

9- Bặm trợn: Trông dữ tợn, dữ dằn. Coi chng thng đó mt nó trông bm trơn lm.

10- Bề hội đồng: Nhiều người cư xử với một người, đông hiếp yếu. Thí dụ: Cô ấy bị bề hội đồng là bị hiếp dâm tập thể.

11- Bển: (bên đó, bên ấy) Tụi nó đang chờ con bển, đi đi về sẽ tính sau. (Chờ bên đó)

12- Biệt tung biệt tích: Không thấy hiện diện, không thấy mặt. Thằng đó cả tháng nay biệt tung biệt tích rồi.

13- Biểu: Bảo, (ai biểu hổng chịu nghe tui mần chi! – lời trách nhẹ nhàng)

14- Buồn xo: rất buồn (làm gì mà coi cái mặt buồn xo vậy? Vui lên đi chứ! )

15- Cà chớn cà cháo: Ngôn ng đ ch tánh nết mt người không ra gì cả. (Thằng đó là loại cà chớn cà cháo, đừng lưu ý nó làm chi. Mệt lắm!)

16- Cà kê dê ngỗng: Nói chuyện dài dòng không chỗ kết. (MC gì mà nói chuyện cà kê dê ngỗng, không ra đâu hết)

17- Cà nhỗng: Rãnh rỗi không việc gì để làm (Nó đi cà nhỗng tối ngày để phiền cho vợ con)

18- Cà nghinh cà ngang:  Có thái độ nghênh ngang, sống không nề nếp lịch sự gì hết.

 19- Đĩa đòi đeo chân hạc: Ý nghĩa là cấp xã hội thấp hèn mà đòi trèo cao. Đĩa là loài côn trùng sống dưới nước bùn lầy dơ bẩn, còn hạc là loài chim chân cao cồ dài, sống trên bờ cao, giống như giai cấp quý phái.

      Có một bà kể chuyện cho bạn bè nghe: “Mấy bà biết không, cái thằng Dũng nghèo ở xóm mình nó khoe nó được con Trinh xinh đẹp, con ông bá hộ làng mình thương, nó sẽ xin cưới. “ Đĩa mà đòi đeo chân hạc. Láo!”

20- Cà rịt cà tang: Chậm chạp. “Coi kìa! Con nhỏ đó nó đi cà rịt cà tang chừng nào mới tới được!”

21- Cà tàng: Bình thường, quê mùa,….chậm chạp không lo gì hết.

22- Cái thằng trời đánh thánh đâm: Nói đến người tánh tình không tốt, không làm gì có đạo đức.

23- Chàng hãng chê hê: Ngồi banh chân ra không có tánh nết thận trọng đng đn trước mặt nhiều người. (Con gái con lứa gì mà ngồi chàng hãng chê hê hà, khép chưn lại cái coi! )

24- Cha chả: Gần như từ ngữ cảm thán giống như chữ “trời ơi! ” (Cha chả! Hổm rày đi đâu biệt tích dzậy ông?)

25- Chả hiểu gì hết: Không hiểu ( Nói chả hiểu gì hết trơn hết trọi á ông ơi! ) Miền Bắc thì thường nghe tiếng “Đéo biết gì hết!”

26- Ông ăn chả, bà ăn nem: Ông có bồ này thì bà có bồ khác. Cả hai đều có lỗi..

27- Chậm lụt: Chậm chạp, khờ khạo. (Thằng đó cái gì cũng chậm lụt hết đừng hối nó làm trật lất nghe!)

28- Chém vè (dè): Có nghĩa là trốn. (Làm vụ đó rồi nó chém vè mất tiêu cả năm nay không thấy nó đâu hết).

29- Đá cá lăn dưa: Tánh tình không tốt, bị xem như kẻ lưu manh. (Đừng chơi với họ, bọn chúng là loại đá cá lăn dưa đó nghe)

30- Lặc lìa lặc lọi: Muốn rớt ra, rời ra nhưng vẫn còn dính với nhau chút xíu. Thí dụ: “Nạn nhân bị xe đụng, hai chân bị lặc lìa lặc lọi. Thấy tôi nghiệp quá!”

                                                                   *

(Còn tiếp)

* Tài liệu Việt ngữ Hồ Xưa sưu tầm, nghiên cứu và viết lại______________________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trang Thơ NKĐ : CHÓ SĂN,CHÓ CẢNH ,BẼ BÀNG,VỨT ĐI , TRÁNH ĐÂU,BÂY GIỜ, ĐỔI KHÁC (T.12/2024 . 2 )

CHÓ SĂN , CHÓ CẢNH Con chó săn trung thành với chủ "Suỵt" tiếng thôi, lành dữ sợ chi ! Lao về phía trước tức thì Ngoạm con mồi đó,...