Thứ Tư, 30 tháng 10, 2024

NGUỒN GỐC NHỮNG TỪ NGỮ VIỆT KHÓ HIỂU

  Trong ngôn ngữ tiếng Việt  miền Nam, nhiều chữ rất khó hiểu nhiều khi nhiều người không biết nó xuất xứ từ đâu. Sau đây là một vài thí dụ tiêu biểu:

1- Sóc trăng: Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh'leang” là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang mang ý nghĩa là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Vit phiên âm ra là "Sóc-Kha-Leng" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều đại vua Minh Mng, Sóc Trăng đổi thành Sông Trăng, dịch theo Hán t là Nguyệt Giang (月江), nên Sóc Trăng gọi là Nguyệt Giang tỉnh. Ngày nay gọi trở lại là tỉnh Sóc Trăng.





2- Cà chớn cà cháo: là tiếng lóng ở miền Nam, người Trung, người Nam nào cũng hiểu “cà chớn” là gì, nhưng người miền Bắc thì không biết từ này. Theo các nhà  ngôn ngữ học, từ “cà chớn” bắt nguồn từ tiếng Miên “Kchol”, người Việt  phát âm “Cà chon”, đọc trại thành “Cà chớn”, có nghĩa là không đáng tin  lắm từ lời nói đến hành động.

        Nói ai “cà chớn” là có ý chê, nhưng cũng không có nghĩa là hoàn toàn xấu. Chẳng hạn “Chờ tới giờ này mà nó chưa đến, đồ thứ cà chớn”, hay “chiếc xe hôm nay cà chớn, đạp máy hoài mà không chịu nổ”. Tuy nhiên, có thể nặng “Có tới bằng cấp đó, chức vụ đó mà ăn nói lý luận cà chớn quá”.

       Vì gốc tiếng Miên, nên chỉ  có dân Đàng Trong từ thời Chúa Nguyễn biết từ này, còn người Đàng Ngoài  của chúa Trịnh tuyệt nhiên không biết. Từ này nhẹ hơn từ “cà tửng”, có nghĩa gần như điên như khùng, thần kinh bị “mát”.

       Hai từ “Cà Chớn” rất phổ biến ở miền nam trước 1975. Mặc dầu bắt đầu bằng chữ “Cà” nhưng không có  nghĩa là thực phẩm dùng để ăn như Cà chua, Cà pháo, Cà tô mát v.v… và  cũng không có ý nghĩa là khuyết tật như Cà Lăm!

       “Cà chớn” khó định nghĩa như thế nào cho chính xác. Cà chớn không hề có nghĩa là láo lếu, cũng không có ý nghĩa là xấu xa, nhảm nhí. Thí dụ bạn hẹn một người bạn đi uống cà phê, nhưng anh ta đến muộn, bạn phán là “thằng cà chớn”. Vậy không có nghĩa là anh bạn kia là một người bạn xấu.

       Hoặc bạn nghe một người  bạn nào đó đùa dai một câu như “trông cô gái kia phốp pháp, có vẻ hạp  với ông đấy”. Bạn chỉ có thể kết tội anh ta là cà chớn chứ không thể cho là anh ta nói láo.

       Đôi khi nó có nghĩa là xấu, đôi khi nó có nghĩa là vui đùa, đôi khi nó có nghĩa là không tốt,  không xấu nữa. Thí dụ, bạn nói về một người bạn rằng: “Thằng ấy nó cà chớn thế thôi chứ không xấu bụng đâu”. Vậy cà chớn là không tốt cũng không xấu.

       Xem ra hai tiếng “cà chớn” này rất khó dịch sang tiếng ngoại quốc. Tôi cứ nghĩ, nếu không là người Việt Nam thì khó mà hiểu nổi “cà chớn” có nghĩa là gì.

       Tuy nhiên người Việt Nam nào cũng có thể cảm nhận được, hiểu ngầm được hai tiếng này. Nhóm chữ “văn hóa cà chớn” tôi dùng ở đây mang tất cả các ý trên….

3- Song hỷ: Hầu như đám cưới nào cũng hiện diện chữ (囍 - song hỷ") trên phông chính, trên tráp quà, bánh cưới..., nói chung là ở khắp mọi nơi. Vậy chữ này có ý nghĩa gì và xuất xứ từ đâu?

Theo lời người xưa, chữ "hỷ' (喜) là giai thoại đẹp gắn liền với việc tình duyên thiên định. Vào thời Bắc Tống ở Trung Quốc, có chàng trai ham học tên là Vương An Thạch (sau này là tể tướng). Năm 20 tuổi, cậu lên kinh dự thi, giữa đường đi qua một vùng trù phú, đúng lúc nhà Mã viên ngoại đang kén chồng cho cô con gái xinh đẹp. Ông muốn kiếm cho con một tấm chồng không cần quá giàu có nhưng nhất định phải là hiền sĩ.

        An Thạch đi qua thấy nhà viên ngoại có đề một vế đối: “Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ” (Ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân). Ai đối được thì viên ngoại sẽ gả con gái cho người đó.

Mặc dù chưa nghĩ ra vế đối lại nhưng An Thạch vẫn nói cứng: “Câu này dễ đối” rồi lại tiếp tục lên kinh dự thi. Người nhà viên ngoại nghe được nhưng chưa kịp mời vào diện kiến thì bóng cậu đã hút xa.

        Khi đến trường thi, Vương An Thạch là người nộp bài đầu tiên. Vua lật xem khen tấm tắc liền gọi lên để thử thêm tài. Nhà vua nhìn thấy ở sân rồng có một lá cờ lớn liền đưa ra vế đối: “Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân" (Hổ bay theo cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ ẩn mình).

        An Thạch nhớ lại vế đối nhà Mã viên ngoại thấy rất chỉnh với câu này liền dõng dạc: "Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ". Nghe xong câu đối chỉnh mà ý nghĩa sâu sắc, vua lấy Vương An Thạch đỗ thủ khoa.

        Trên đường quay về nhà, được mời vào nhà Mã viên ngoại, An Thạch liền đối lại bằng chính đề thi của vua. Viên ngoại bất ngờ thích thú nên nói khéo với An Thạch đó là câu đối kén rể. Vị tân khoa vui mừng nảy ra câu thơ:

Vận may đối đáp thành song hỷ,
Cờ hổ, đèn quân kết vợ chồng.

       Từ đó, chữ "song hỷ" ra đời, thể hiện sự cát lợi, may mắn tiếp may mắn, tốt đẹp không ngừng.

4- Bay bướm: Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Bay bướm”: Có hình thức trau chuốt, bóng bẩy, hơi kiểu cách như “Ăn nói bay bướm. Kiểu chữ bay bướm”. “Câu văn bay bướm”. Có lẽ định nghĩa trên khiến nhiều người liên tưởng đến sự sặc sỡ của con bướm nên đã đinh ninh: Bay bướm là nổi bật như con bướm bay mang ý nghĩa linh hoạt, đẹp đẽ!

5- Chợ Cái Răng Cần Thơ:
Ta thường nghe câu ca dao trong dân gian:

“Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng,
Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn.
Em treo bẹo Cái Răng, Ba Láng,
Ta thương hồ Vàm Xáng, Cần Thơ.”
       Câu ca dao trên nhắc đến những địa danh ở Cần Thơ mà đi đầu là Cái Răng - một trong những chợ nổi lớn nhất miền Tây. Tuy được nhiều người biết đến nhưng không phải ai cũng hiểu: Cái Răng có xuất xứ từ đâu? Liệu “Răng" ở đây có phải là “răng” trong “răng trong miệng không"?
       Có thuyết cho rằng tên Cái Răng bắt nguồn từ một truyện cổ. Xưa kia, ở Cần Thơ có con cá sấu chuyên hại người. Về sau, nó bị giết, mỗi bộ phận trôi dạt về một phương, riêng phần răng dạt vào nơi bây giờ là chợ nổi nên gọi là Cái Răng. Tuy nhiên truyện này có nhiều tình tiết hư cấu, khó thuyết phục.

        Thực tế, trong “Tự vị tiếng nói miền Nam”, cụ Vương Hồng Sến có giải thích rằng, “Cái Răng” có nguồn gốc từ “karan” trong tiếng Khmer, có nghĩa là “Cà ràng”. Đây là tên gọi của một chiếc lò làm từ đất nung do người Khmer chế tạo, được bán nhiều ở dọc theo lưu vực sông Cần Thơ. Dần dần, người Việt đọc trại là “cà ràng” thành “Cái Răng”, và lấy cái tên này đặt cho chợ nổi lớn nhất vùng.
        Tóm lại, tên gọi “Cái Răng” xuất phát từ “karan”, chỉ nơi làm ra một loại lò đất nung trong tiếng Khmer. Còn gọi “ch ni là vì toàn b ch t người bán, ca hàng, người mua đu s dng thuyn ghe đ trao đi nhau trên mặt nước. Nước dâng cao thì chợ lên cao, nước xuống thấp thì chợ hạ xuống. Nếu không may có bão táp thì hư hại tăng lên rất cao, đôi khi không thể họp chợ được.
5- Vùng khỉ ho cò gáy:
 Thành ngữ này chỉ những nơi rất hoang vu, vắng vẻ, có điều kiện sống khắc nghiệt nên rất ít người ở hay qua lại. Vùng “khỉ ho” ý chỉ việc con người rất hiếm khi nghe được tiếng con khỉ ho do địa bàn sinh sống của chúng rất vắng vẻ, xa lạ với con người. Còn cụm từ “cò gáy” mặc dù không có nghĩa gì nhưng khi kết hợp với cụm từ “khỉ ho” thì cả hai cụm từ vẫn thể hiện sự vắng vẻ, hiu quạnh, không có nghe gì liên quan đến hoạt động kỳ lạ của hai loài vật trên..

        Thí du nghe câu nói: “Tôi cũng không hiểu vì sao anh ta lắm tiền thế, lại về cái vùng đất khỉ ho cò gáy đó để sinh sống”.

       Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa vs vng v như câu trên  “Thâm sơn cùng cốc” hay “Sơn cùng thủy tận”.

6- Sui gia: Sui gia là phương ngữ Nam bộ, đồng nghĩa với thông gia là phương ngữ Bắc bộ, chỉ sự liên hệ hai gia đình cưới hỏi dâu rể.

        Chúng ta không đồng thuận với quan điểm chữ thông gia” này, bởi vì chúng ta biết rằng Từ điển Việt-Bồ-La (1651) là quyển từ điển đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, bao gồm cả từ vựng được sử dụng ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, trong đó chỉ ghi nhận từ sui gia, không có thông gia (tr.703 - 704). Năm 1838, quyển Nam Việt - Dương Hiệp Tự vị của Jean-Louis Taberd xuất hiện, vẫn chỉ có từ sui gia (𡢽家, tr.453), không có thông gia; đến năm 1898 thì trong Dictionnaire Annamite-Francais của J. F. M. Genibrel cũng vậy, chỉ có từ sui gia (tr.707), không hề có thông gia.

        Như vậy, sui gia là từ được sử dụng trong cả nước, về sau mới xuất hiện từ thông gia (通家), có thể từ đầu thế kỷ XX. Hiện nay, xét về tần suất sử dụng thì từ thông gia phổ biến ở miền Bắc, còn sui gia phổ biến trong Nam chứ không phải thông gia thuộc phương ngữ Bắc, còn sui gia thuộc phương ngữ Nam.

        Sui là từ Nôm, còn gia là từ Hán Việt.

        Theo nhận định này không chính xác, vì cả sui và gia đều được ghi nhận bằng chữ Nôm. Sui (𡢽) là chữ thuần Nôm, kết hợp từ 2 chữ Hán là nữ (女) và lôi (雷) theo lối hình thanh; còn gia (家) là chữ mượn nguyên xi từ chữ Hán để tạo thành chữ Nôm theo lối giả tá.

         Ví dụ, câu Sui gia (𡢽家) bao nỡ đổi dời chẳng thương” (trích Lục Vân Tiên truyện) hoặc “Sui gia (𡢽爺) đã xứng sui gia” trong Vân Tiên cổ tích tân truyện (Liễu Văn Đường tàng bản), khắc in năm Khải Định thứ 1 (1916). Nhìn chung, cả hai bản Nôm trên đều ghi nhận chữ sui (𡢽) giống nhau, song chữ gia có khác biệt với 2 cách viết 家 (gia) và 爺 (gia). Chúng tôi cho rằng cách viết 家 (gia) là chuẩn xác, bởi vì chữ này kết hợp với chữ 𡢽 (sui) và đều được ghi nhận trong từ điển (của Taberd và Genibrel), còn chữ 爺 (gia) thì không.

         Hiện nay có 2 giả thuyết về từ nguyên của “sui gia” mà chúng tôi cho rằng đáng chú ý: Trong Tầm nguyên tự điển, Giáo sư Lê Ngọc Trụ cho biết chữ “sui” trong sui gia là từ chữ đối (對), sui gia là đối gia (對 家). Điều này có lý bởi nếu đọc theo tiếng Quan Thoại thì 對 家 sẽ có âm là duì jiā, nghe khá giống cách đọc từ sui gia trong tiếng Việt. Tuy nhiên, trong từ điển Taberd và Genibrel (sđd) lại không ghi nhận từ đối gia nên chúng tôi xin bỏ qua quan điểm này.

       Nhiều khi ta còn thấy một số nơi còn viết sai chính tả thay vì “sui” lại viết “xuôi” hay “xui” là không đúng nghĩa của gốc chữ.

7- Con ông cháu cha:

       "Con ông cháu cha" là một thành ngữ được sử dụng phổ biến, được dịch sang Tiếng Anh là "Born with a silver spoon in your mouth". Câu này chỉ con cháu của những người có quyền lực trong xã hội. Những người thuộc diện "con ông cháu cha" luôn được ưu ái đối xử.

        Thành ngữ này còn được giới trẻ gọi tắt là COCC mang sắc thái đùa vui, giải trí. Tuy nhiên, vì sao lại nói "con ông cháu cha" mà không phải "con cha cháu ông" thì vẫn là một bí ẩn đối với nhiều người.

        Đầu tiên, về khía cạnh lịch sử, từ cuối thế kỷ thứ XIX, người Pháp đưa ra điều luật cần phải bảo vệ những cha xứ giảng đạo ở Việt Nam. Ăn theo giáo phái phương Tây là sự xuất hiện của các cha xứ tại các thôn xóm, làng bản Việt Nam. Những người này làm việc cho Pháp, được Pháp tin dùng và ban cho nhiều quyền hành. Vì thế, cha xứ nghiễm nhiên trở thành những "ông quan nhỏ" tại địa phương.

Các cha cố này không có vợ con nhưng có nhiều người thân thích gọi là "chú", "bác". Vậy là một thế hệ "cháu cha" hình thành, để lại thành ngữ "con ông cháu cha" mà chúng ta đang sử dụng trong lời ăn tiếng nói thường ngày.

        Ngoài ra, trong Tiếng Pháp còn xuất hiện từ "népotisme" nói về việc một số vị Giáo hoàng ngày xưa ở châu Âu vì tình thân thích đã lạm dụng quyền hành để ban nhiều đặc lợi cho cháu của mình. Đây là truyền thống không tốt đẹp nhưng đã vô tình làm phong phú thêm cho kho tàng thành ngữ dân gian Việt Nam.

         Tiếp theo, xét về mặt ngữ nghĩa, nếu nói "con cha cháu ông" thì là điều hiển nhiên, con nào mà chẳng là của cha, cháu nào mà chẳng là của ông. Cách nói này sẽ thừa và không chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa.

        Còn khi nói "con ông cháu cha", chúng ta sẽ thấy 2 nhóm rõ ràng: Nhóm 1 là "ông" và "cha" biểu trưng cho quyền thế; nhóm 2 là "con" và "cháu" biểu trưng cho dòng dõi nhà quyền thế. Dù sự đảo từ này phi logic nhưng tạo nên lớp nghĩa thể hiện điều trái quy luật, bất bình đẳng và ưu tiên quá mức đối với tầng lớp con cháu của những người có thế lực trong xã hội.

        Ngoài ra, cách nói này là một hiện tượng ngôn ngữ, chúng ta còn dễ dàng bắt gặp nhiều thành ngữ có cấu trúc tương tự. Chẳng hạn như: "Bướm chán ong chường", "cao chạy xa bay", "đau đầu nhức óc", "ruồi bu kiến đậu",… Cách đảo từ phi logic từ những cặp từ ghép giúp nhấn mạnh sự việc được ám chỉ và tạo nên cách nói thuận miệng. Đó cũng là quy luật hình thành nghĩa biểu trưng của các thành ngữ loại 4 âm tiết.

        Ngày nay, danh t “con ông cháu cha” được lần lần thay đổi sang “con cháu đại gia”, đó là thành phần ưu thế, quyền lực trong xã hội. Như: “Bây giờ, tụi nó sống sung sướng vì đều là con cháu đại gia không hà. Mấy đa nhỏ được đưa đi học bằng xe hơi. Nhà cao, cửa rộng xe cộ sang trọng, đi ngoại quốc du học dễ dàng. Sang Mỹ du học, nó còn mua nhà trả pay off ngay, chứ không phải như mình phải vay mượn ngân hàng phải làm việc cực nhọc để trả nợ hàng tháng đâu!”.

        Tóm lại, khi tiếp nhận một câu thành ngữ, tục ngữ, ta nên hiểu theo nghĩa biểu trưng, nghĩa ẩn dụ, chứ không nên hiểu một cách cứng nhắc.

        Tiếng Việt thật sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa phong phú!

                                                                *

Tài liệu do Hồ Xưa sưu tầm từ nhiều nguồn kết hợp lại và phổ biến

1 nhận xét:

NHƯ MỘT ÁNH SAO - Thơ Ngọc Ánh

  NHƯ MỘT ÁNH SAO Một ánh sao khuya lạc lõng rồi Đâu còn lan tỏa ánh vàng rơi Kìa vầng trăng muộn soi chênh chếch Chẳng hẹn cùng nhau cuộc t...