Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2024

TIẾNG VIỆT THÔNG DỤNG MIỀN NAM (PHẦN CUỐI)

 Mời Xem :  TIẾNG VIỆT THÔNG DỤNG MIỀN NAM (P.1 )

  TỪ NGỮ NHÂN GIAN MIỀN NAM THƯỜNG DÙNG
                                                   _______________________________-

(PHẦN CUỐI)

31- Lụi hụi: Đi lại mệt mỏi, lâu lắc. (Thôi, tụi mình đi trước. Chờ nó đi lụi hụi tới sáng mới đến).

32- Lụt đục: Không hòa thuận trong nhà. (Nhà họ không yên lúc nào hết. Vợ chồng lụt đục tối ngày)

33- Lùm xùm: Rối rắm, không yên ổn. (Bà con có nghe gì không? Ngoài chợ hồi sáng này có chuyện lùm xùm náo nhiệt).

34- Mình ên: Một mình cô độc. (Cô Tuyết bị chồng bỏ, giờ sống một mình ên.)

35- Mồ tổ: Câu than trách đau thương. (Mồ tổ cha cái thằng đó. Nó chuyên môn lừa gạt người khác, đã bị Công an tóm cổ hôm qua rồi)     

36- Ngủ nghê: Ngủ yên (Mấy thằng nhỏ tối nào cũng ca hát, đánh trống, la ùm không ai ngủ nghê gì được hết! Nếu bên Mỹ là Cảnh sát đến phạt rồi) 

37-Quá cở thợ mộc: Quá sc (Ông y làm việc quá c th mc, gi đi hết ni)

38- Nhan nhãn: Hiện rõ trước mắt. (Việc làm của nó nhan nhãn vậy mà còn chối)

39- Quê một cục: Mắc cở vì làm việc sai trái. Nên thận trọng, đừng làm như thằng T. thấy nó quê một cục trước mọi người)   

40- Rân trời: Ồn ào, lớn tiếng. Hai v chng nó ci nhau rân tri c sáng nay làm phiền lối xóm. 

41- Rốp rẽng, rốt ráo (tiếng miền Tây): Nhanh chóng. Nó rốp rẽng một lác là xong việc. Giỏi thật nghe!   

42- Sai đứt đuôi con nòng nọc hay sai bét bèng beng: Sai hoàn toàn. Thôi đng bin lun na, anh đã sai bét bèng beng ri. 

43- Tà tà, tàn tàn, cà rịch cà tang: Từ từ, không hấp tấp. Nó làm cà rịch cà tang mà cũng xong việc nào hết.          

44- Tầy quầy, tùm lum tà la: Bừa bãi, không có th t. “Mấy ông coi kìa. Thằng Hùng làm xong công việc mà không dọn dẹp để tùm lum tà la. Hết ý luôn)

45- Tụm năm tụm ba: Hội họp vài ba người để bàn chuyện tào lao, vô ích.

46- Tức cành hông: Tức giận dữ lắm, hết chịu nỗi. (Mấy bà tám sang nay chọc cô Sáu tức cành hông, mặt đỏ rần tới giờ chưa yên được)

47- Thèo lẽo: Mách lẻo nói năng không gìn gi tt xu. (Cái bà đó coi vậy mà hay thèo lẽo chuyện người ta lắm. Đúng là các bà tám xóm mình).

48- Xả láng, sáng về sớm: Làm cho nhanh để mau xong công việc, không để ý đến thành hay bại.

49- Xẹp lép: Trống lỗng (Làm việc từ sáng đến gi không ăn gì hết cái bụng xẹp lép; Xe bị cán đinh bánh bị xẹp lép phải dẫn bộ mệt quá đi!)

50- Xía: Can thiệp vào việc người khác. (Con mẹ đó hay xía vô chuyện người ta, ranh quá hen!)

51- Xỏ lá ba que: Không tốt, không đạo đức. (Bọn nó là phường xỏ lá ba que, không nên tin, cũng không nên lại gần nguy hiểm lắm)

52- Xưa rồi diễm: Chuyện cũ ai cũng biết đừng nhắc lại nhàm chán lắm. Bỏ qua đi!                    

53- Tùm lum tà la: Chuyện loan truyền ra ai cũng biết (toàn là chuyện xấu xa vô duyên, không li ích gì hết)

54- Cà la xí xọn: Chuyện vô duyên không nên nghe, không có gia trị. (Thằng đó chuyên tung tin cà la xí xọn, không ai nghe đâu)

55- Duy tâm mờ ớ: Học theo thuyết dị đoan không thực tế, chỉ mang hại cho mình. (Không nên nghe theo lời hắn nói, toàn là chuyện duy tâm mờ ớ không hà!)

56- Xí lắt léo: Nói về cái chết. Dân Nam Kỳ có hằng hà sa số chữ ám chỉ nó. Tùy vào tâm trạng và sự kính trọng người chết mà xổ chữ.
Thí dụ như:
- Chết, tử, đi, từ trần, lìa đời, qui tiên, nhắm mắt xuôi tay, về chốn suối vàng.
- Chết ngắc, chết queo, ngủm cù đèo, ngủm củ tỏi, xí lắt léo, đứt bóng, rụng nụ.
- Đi bán muối, đi đứt, xuống vùng dưới.
- Tịch bóng, đi chầu diêm chúa.

- Viên tịch rồi..v..v

57- Lắt léo: Quanh co, phiền phức, khó hiểu. (Thằng đó chuyên môn nói toàn chuyện lắt léo không hà! Nghe nó mệt lắm.)

58- Trống đánh xuôi kèn thổi ngược: Ý nghĩa của câu thành ngữ này là dù chỉ có một sự việc, sự kiện hay vấn đề, nhưng hai hoặc nhiều người hiểu rồi làm theo cách riêng, thiếu sự phối hợp nên không có tính thống nhất. Nói cách khác, hai người đối thoại với nhau, nhưng mỗi người lại nói về chủ đề hoàn toàn khác nhau nên không ăn khớp, thiếu sự hòa nhập, thậm chí trái ngược nhau cả từ trong suy nghĩ đến hành động.

     (Hai cha con nó nói theo kiểu trống đánh xuôi kèn thổi ngược không hè. Nghe chi mệt quá!)

59- Tết Ma Rốc: Còn lâu, còn khuya, tới tết Ma-rốc, tết Công-gô, Tây ăn trầu: Dùng để chỉ một sự việc khó bề xảy ra. "Còn khuya cậu mới tán được cô đó"; hoặc "Bao giờ anh lên chức?", "Tết Ma-rốc". (Nó nói nó sẽ làm xong việc đó ngay. Đừng tin nó. Tết Công-gô mới xong!)

60- Dân chơi Cầu Ba Cẳng: Chỉ người dám làm, dám chơi mà không dám chịu trách nhiệm. (Thôi tin là gì loại dân chơi cầu ba cẳng đó)

61- Kiếm chút cháo: là tiền hoa hồng, tiền hoa chi, tiền "trà nước"...(Làm việc đó, anh cho em kiếm chút cháo nghe!)

62- Giữa thanh thiên bạch nhựt: Ý nói trước mt mi người, không phi ch kín đáo. (My ông biết không! Hi sáng nay, thng Dũng nó b con Tuyết tán cho mt bt tay vì dám hun nó mt cái gia ch thanh thiên bch nht. Đáng đi!)

63- Trèo cao té nặng: Làm việc ngoài khả năng bị thất bại nặng. (Làm việc gì mình cũng phải suy nghĩ kỹ rồi hãy làm để tránh cảnh “trèo cao té nặng”)

64- Chín chắn: Thận trọng. (Khi phát biểu phải suy nghĩ chín chắn rồi hãy nói. Nếu không sẽ ân hận)

65- Chuẩn đoán, chẩn đoán: (động từ) chẩn: xác định, phân biệt dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; đoán: dựa vào cái có sẵn, đã thấy, đã biết để tìm cách suy ra điều chủ yếu còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra. Chẩn đoán: có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm.

66- Dấu diếm, giấu giếm: (động từ) dấu: 1. yêu (yêu dấu), 2. vết (dấu vết); giấu: cất, không cho ai biết. Giấu giếm: cất đi, giữ kín không cho ai biết.

(Cái vụ đó, vợ chồng nó dấu giếm cả chục năm rồi không ai biết. Giờ mới lộ ra)

67- Hàm xúc (hay hàm súc): (tỉnh từ) hàm: chứa đựng; súc: chứa, cất; Hàm súc: cô đọng, ngắn gọn nhưng chứa nhiều ý tứ sâu sắc. (Câu nói của tác giã hàm xúc ý nghĩa giáo dục sâu sắc, ngắn gọn).

68- Khẳng khái hay khảng khái: (tỉnh từ) khảng khái: Khảng khái là hào hiệp, hào phóng, rộng rãi. Khẳng khái là cách dùng sai có lẽ do sự lây nghĩa/lây âm của khẳng trong khẳng định. (Tánh tình ông ấy rất khẳng khái chân thật, không màu mè gì hết đáng cho bọn mình noi theo)

69- Phong phanh: Không rõ ràng, không chính xác. (Tôi nghe phong phanh là hn có sai sót tin bc sao đó nên b cho ngh viêc. Chưa chc lm nghe!)

70- Tham quan: Theo cách dùng có ý nghĩa khác nhau. (động từ) tham: thêm vào; quan: quan sát, nhìn nhận. Tham quan: đi đến tận nơi để quan sát, mở rộng tầm hiểu biết. Đồng âm cũng là tham quan nhưng li khác nghĩa; với danh từ thì chỉ viên quan tham lam. Đôi khi rất phức tạp.

(Phái đoàn thanh tra đi tham quan khu doanh nghiệp mới khám phá ra ông Chủ tịch là một viên tham quan ô lại)

71- Tự tôn, tự trọng: Tự tôn (tỉnh từ): tự mình coi trọng mình, tự biết giá trị của mình nên đòi hỏi được người khác tôn trọng, không muốn làm những việc ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của mình. Có thể hiểu là sự tự hào về giá trị chân chính của bản thân. Tự trọng (động từ): coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình; đôi khi được dùng như tính từ (lòng tự trọng).

72- Xạo xự, xạo sự: (vị từ) xạo xự nghĩa là nói xạo, nói quá lên, nói cho rộn lên tự cho mình quan trọng chứ không xác thực gì cả. Từ này đại đa số nhầm thành xạo sự với cách hiểu “sự” là chuyện. (Đng tin, đó là xạo sự, không có thật đâu)

73- Xoay xở: Tìm mi cách đ gii quyết vấn đề. (Mặc dù mình cố xoay xở để giải quyết nhưng cuối cùng đành phải chịu vậy thôi. Hết cách rồi)

74- Tích lũy: Gi gìn cho ln thêm lên, nhiều hơn. Học cách tích lũy tài chính là một kỹ năng quan trọng đối với mọi người vì nó mang lại nhiều lợi ích. Tích lũy kinh nghiệm là có thêm nhiều kinh nghiệm. Tích lũy kiến thức là thêm nhiều sự hiểu biết hơn lên.

       Chúng ta thường nghe và rất hài lòng câu nói: “Tiếng Việt còn, nước ta còn”. Câu nói này tưởng như ai cũng thuộc nằm lòng và thực hiện cho đúng để bảo tồn nòi giống và văn hóa nước Việt. Ấy thế mà thời gian qua, có khi vô tình, có lúc cố ý, không ít người coi thường tiếng mẹ đẻ, lấy ngôn ngữ của ông cha ra để thay hình đổi dạng, biến tấu, lắp ghép linh tinh. Nhất là trong bối xã hội đang bùng nổ nhiều sự việc, không ít người, đặc biệt là lớp trẻ đã “làm xiếc” tiếng Việt một cách vô tội vạ. Đôi khi họ còn làm ô uế tiếng Việt thiêng liêng cao quý của mình nữa. Chưa k, nhiu ông bà còn ln tiếng kêu gọi “cải biên” biến ch ca T Tiên mình theo cung cách của ngôn ngữ Tàu Trung; nhưng may mn là đã b phát hin và xóa b ngay.

        Tất cả người Việt hãy chung tâm duy trì bảo vệ nét linh diệu của chữ Việt.

        “Tiếng Việt ngàn năm đẹp mỹ miều,

        Sắc huyền nghe thắm thiết bao nhiêu!

        Ráng cùng nhau gi cho bn vng,

        Đừng để sai vơi lệch lắm điều”. (HN)                                                     

      * Tài liệu do Hồ Xưa sầm, nghiên cứu và viết lại___________________________

         - Kính tặng các thầy cô trường Việt ngữ tại hải ngoại).
(Có kèm nguyên bản Tài liệu)

Xem Thêm :


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành Ngữ Điển Tích 114 : TRÌ, TRÍ, TRIÊU, TRIỆU, TRÌNH.

  Thành Ngữ Điển Tích 114 :                                 TRÌ, TRÍ, TRIÊU, TRIỆU, TRÌNH. Ao Chuôm  TRÌ ĐƯỜNG 池塘 là Ao chuôm, ao đầm, ao hồ...