Khởi dầu
Ngày 18/6/2024 ông bạn VTT giới thiệu nụ bông Thiên Lý có bán online ở Nhật Bản.
Trong bài giới thiệu tiếng Nhật ghi Thiên Lý là bông rau của Việt Nam. Tên chữ Hán là Dạ Lai Hương 夜来香, phát âm tiếng Nhật là Ie-rai-shian. Nụ bông bán này được sản xuất ở tỉnh Miyaki, phía bắc của Nhật Bản. Giá 669 yen/gói (khoảng 50g) bao gồm cả thuế tiêu thụ. Chi phí gửi 550 yen. Trong trang giới thiệu lại có ghi giá 321 yen cho sản phẩm
giống y hệt, không hiểu tại sao? Tuy nhiên, cả 2 đều ghi “không có hàng”!
Hình của sản phẩm nụ bông Thiên Lý
Bắt đầu tìm hiểu về Dạ Lai Hương
Tên một ca khúc
Do tên Dạ Lai Hương đẹp nên tôi muốn biết là tên tiếng Nhật hay tiếng Trung Quốc và bắt đầu tìm hiểu. Nếu theo âm đọc Ie-rai-shian thì có thể đoán là phát âm theo tiếng Trung Quốc.
Tra từ 夜来香 trên Internet tiếng Nhật thì biết đó là tên một ca khúc nổi tiếng của nữ ca sĩ người Nhật Bản tên Lý Hương Lan 李香蘭 sau đổi thành Yamaguchi Yoshiko 山口淑子 (1920~2014). Cô đã trình diễn ca khúc này ở Grand Theatre ở Thượng Hải trong 3 ngày 23~25 tháng 6 năm 1945. Cô là ngôi sao điện ảnh của Hiệp hội Điện Ảnh Mãn Châu năm 1944. Ca khúc này tiếng Trung Quốc do Lê Cẩm Quang 黎錦光 sáng tác cả nhạc và lời.
Sau khi cô trở về Nhật Bản, lời của ca khúc được Saeki Takao 佐伯 孝夫 (1902~1981) phóng dịch sang tiếng Nhật.
Ca sĩ Yoshiko cũng trình diễn ca khúc này ở thành phố Sacramento, Hoa Kỳ vào năm 1950.
Dĩa nhạc Nghệ sĩ Lý Hương Lan (Yamaguchi Yoshiko, 1950)
https://www.youtube.com/watch?v=d_b4orXmWjs (dĩa nhạc)
Mời Nghe NS Lý Hương Lan ở Sacramento 1950 )
Ca khúc này cũng được ca sĩ Teresa Teng 鄧麗君 (Đặng Lệ Quân) (người Đài Loan) trình diễn cả 2 phiên bản tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật
https://www.youtube.com/watch?v=L9yCjitoguo (tiếng Trung Quốc)
https://www.youtube.com/watch?v=LL-lq2dHn7Q (tiếng Nhật)
Tên một loại thực vật
Cây Thiên Lý Hoa Thiên Lý
Tên khoa học của cây Thiên Lý là Telosma cordata có ở Trung Quốc và bán đảo Đông Dương và được du nhập vào Nhật Bản. Tiềng Nhật gọi là Ie-rai-shian 夜来香 (theo tên tiếng Trung Quốc) hoặc Tonkin Kazura 東京葛, âm Hán Việt là Đông Kinh Cát.Kazura (cát) chỉ chung loại cây dây leo trong tiếng Nhật. Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu dịch cát là “dây sắn”.
Tại sao chữ Hán của Tonkin viết Đông Kinh?
Tonkin hoặc Tongkin thường được hiểu là bán đảo Đông Dương sao lại viết là 東京 chữ thường được đọc là Tokyo, và được hiểu là thủ đô của Nhật Bản ngày nay? Xem ra chữ Hán dễ sinh ra hiểu nhầm!
Thật ra nghĩa nguyên thủy (ban đầu) của Đông Kinh là thủ đô hoặc thành phố ở phía Đông của một quốc gia.
Thử tra Internet tiếng Nhật lý do viết chữ Hán của Tonkin thấy Wikipedia tiếng Nhật giải thích như sau:
Thời nhà Lê, Hà Nội được gọi là Đông Kinh (東京, Tonkin). Người Âu châu dùng từ Tonkin để chỉ vùng ở phia Bắc của Việt Nam. Đến năm 1802 nhà Nguyễn đặt kinh đô ở Huế nên năm 1831 Hà Nội được đổi tên thành Đông Kinh. Đến thời Pháp thuộc người Pháp dùng từ Tonkin để chỉ thuộc địa của Pháp ở Đông Dương (Indochina) mà Hà Nội là trung tâm bao gồm Việt Nam, Lào và Cam Bốt. (Wikipedia này không có ghi tài liệu tham khảo nên không biết đúng đến đâu).
Do đó tên Ie-rai-shian 夜来香 là theo tên tiếng Trung Quốc, và tên Tonkin Kazura 東 京葛 là tên để nói một loại cây dây leo ở vùng Đông Dương, chủ yếu ở bắc Việt Nam chớ không phải là một loại cây dây leo ở Tokyo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét