Như các bạn đã biết,TN không phải là đồng bằng mà là vùng đất có núi,đá nhiều,rừng rậm san sát nhau nhưng cái hay của rừng TN là cho nhiều sản vật,rau quả tự nhiên có thể nuôi sống con người, và những rau trái không chất độc chết người như núi rừng Cao Nguyên Tây Bắc
Ngoài những rau rừng mọc đầy trong tự nhiên,ven các sông suối ,rạch,người nghèo có thể bẻ ăn sống hoặc luộc chín ăn kèm nước tương, nước mắm-đựng trong những cái tỉn bằng đất nung có tráng men bên trong (ngày nay ko còn) hoặc các loại muối :sả,ớt,tiêu...hay mắm đậu.
Đây là 1 món ăn chay (không có thịt cá).Người ta làm chín đậu nành rồi trộn muối,một chút rượu,đậy kín để 1 thời gian.trên 2,3 tháng,Đậu nành lên men thành môt loại mắm rất ngon...Bạn Võ Hà Thu Giang có kể lại những bửa cơm ngày xưa lúc còn nhỏ.Mẹ dùng rau mọc chung quanh nhà luộc cho con ăn cùng mắm đậu...Bầy con xúm xít,vui biết bao nhiêu.,lớn lên, vì hoàn cảnh các con phải xa nhà...
"" Mấy mươi năm qua đàn chim lìa tổ.
Ước mơ nhỏ nhoi ăn mắm đậu kho
Rau hái sau sân vườn cơm thơm luá mới
Hình ảnh quê nhà ghi đậm trong tim"
Đậu nành xay ra thì làm sửa hoặc tàu hủ nhưng cái xác còn lại cũng không bỏ đi: có thể tận dụng bằng cách lấy xác đậu xào cùng giá đỗ,sả thành một món xào cũng đưa cơm.
Ngoài ra,các bà nội trợ còn chế biến xác đậu thành một món khô : trộn ít sả,muối,bột ngọt,ớt vào,viên thành những viên dẹp đem phơi vài nắng.Những miếng xác đậu thành 1 loại khô ,khi ăn thì nướng lên hoặc chiên với dầu...Vị cay cay mằn mặn, beo béo bùi bùi ...Đây là những thức ăn ngon của những trẻ con nhà nghèo..
Ngoài ra còn 1 món ăn chơi cũng được,mà dùng vơi cơm cũng xong.Đó là nem chua làm từ vỏ bưởi,các mẹ lấy vỏ bưởi,bỏ hết lớp da ngoài rồi trộn với muối luộc lên, vắt kỷ cho hết lớp đắng rồi cho thêm ít gia vị:muối,bột ngọt,tiêu...gói lại bằng lá chuối từng viên nhỏ hình vuông .Hai ba ngày sau nó lên men thành nem chua.
Thật ra xưa,người ta chỉ luộc những trái mít đèo,không thể phát triển được, luộc thật chín với một chút vôi ăn trầu để nó có màu hồng đỏ hấp dẫn.Sau đó xé ra chấm nước tương hoặc làm gỏi bằng cách trộn với rau thơm,chanh hoặc dấm đường..Bây giờ món nầy bán rất mắc ở chợ và thành đặc sản vì mít chọn luộc là những trái non,ngon và còn trộn thêm tôm,thịt.,đậu phọng..
món gỏi mít sang trong các nhà hàng.
Vào mùa mưa, tháng 5,6 ..nước từ biển Hồ Kampuchia đỗ vào đồng ruộng TN,nhà nào có ruộng gần đường nước chảy thì làm sa bắt cá.Phần nhiều cá thu được từ sa là cá trắng,mấy cụ già nói cá nầy sinh ra từ bọt nước (?)...cá nhỏ li ti,ăn không ngon lắm,bán không nhiều tiền như trê,lóc....Người ta dùng chén để bán cá...Nhà nào có sa thường chia sẽ với bà con chòm xóm vài chén...Vậy là có thức ăn mặn
(tỉn đưng nước mắm -1969,baomoi.com
Bây giờ , cuộc sống khá hơn.TN đã lên thành phố.Những con đường rộng rãi,phố xá khang trang,vườn cao su bạt ngàn..Mừng cho những cư dân Tây Ninh mới có cuộc sống đầy đủ sang giàu nhưng nghĩ các bà con cố cựu bao nhiêu năm vẫn vương vấn một chữ "nghèo" nghe tim thắt lại
Những rau rừng thiên nhiên,muối TN thành đặc sản,bà con dùng nó ăn với thịt heo luộc,bánh tráng ,.....khỏi diển tả về cái ngon của nó....
Nhưng Mẹ Thiên nhiên dù có hào phóng bao nhiêu cũng không thể cung cấp mãi vô điều kiện những sản vật quí hiếm cho con người,phải bảo tồn nó.
Rau ở những cánh rừng Tây Ninh bạt ngàn xưa phần nhiều còn trong ký ức.
PH.
(ảnh:Đắc Trung,Google).
Bài cảm tác về thức ăn nhà nghèo TN xưa:
Hết gạo trong nhà cứ
chạy quanh,
Xăn quần móng lợn hái
rau xanh.
Măng rừng xắn lấy làm
thay bữa,
Ớt hiểm men triền núi,
trái chanh...
Chế biến thơm tay ăn ấm
bụng...
Làm rau đủ lọai thấy
ngon lành.
Lục bình tím với vàng
điên điển,
Rau muống sông nồi cá
nấu canh...
Tây Ninh thuở ấy đất
khai hoang,
Rau dại măng rừng rậm
mọc tràn.
Ớt hiểm cay xanh vàng đỏ
dốc,
Món ăn chế biến khéo tay
nàng...
Nơi đây thiếu gạo trời
cho lộc...,
Ở đó nhiều rau dại mọc
lan...
Cải thiện nhà nông vui
ấm lạnh,
Tình làng nghĩa xóm với
thôn trang...
Mai Xuân Thanh
08 April 2014
@
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét