Saydaw U Jotika
Hầu hết mọi đau khổ xuất
phát từ các mối quan hệ giữa người với người, đặc biệt trong các mối quan hệ
với người thân lại khiến ta đau khổ nhất. Để tránh nỗi đau khổ này, theo Thiền
sư Saydaw U Jotika, chúng ta nên tránh lối suy nghĩ mình đúng để lắng nghe được
người khác, để thấy rằng trong sâu thẳm tình thương họ dành cho mình...
Thiền sư Saydaw U Jotika
người Miến Điện, nổi tiếng với những cuốn sách như Tuyết giữa mùa hè, Bản đồ
hành trình tâm linh... Ngày 13/4, Ngài đã có chuyến thăm Việt Nam và có buổi
gặp gỡ với các Phật tử. Tại buổi gặp gỡ này, một phật tử Việt Nam hỏi Thiền
sư: "Trong một cuốn sách của Ngài có đề cập đến một vấn đề là: hầu hết sự
đau khổ xuất phát từ các mối quan hệ, nhất là với các mối quan hệ đối với người
thân. Làm thế nào để tu tập tâm linh để tránh được nỗi đau khổ từ các mối quan
hệ này?".
Theo thiền sư Saydaw U
Jotika, đau khổ trong các mối quan hệ đưa lại, sâu xa nhất là do mình nghĩ mình
đúng, mình nghĩ họ sai và mình muốn thay đổi họ. Ngài nói:
Mở rộng lòng ra, lắng nghe
nhau là điều quan trọng để tìm thấy hạnh phúc trong các mối quan hệ giữa người
với người. Tất cả chúng ta ai cũng muốn mình đúng. Vậy bạn muốn mình hạnh phúc
hay mình là người lúc nào cũng đúng?
"Chúng ta nên xác định
là con người không bao giờ hoàn hảo, bản thân mình cũng vậy. Ngay cả tôi trước
đây cũng mắc phải sai lầm này. Nhiều người nghĩ tôi là người có trí tuệ, không
bao giờ phạm phải sai lầm. Nhưng sự thực không phải như thế. Ngay cả bây giờ
tôi vẫn gặp sai lầm.
Mỗi một người lại có những xu
hướng tính cách khác nhau. Người có xu hướng tâm tham thì nhìn cái gì cũng
tham. Người sân nhìn cái gì cũng sân, nhìn cái gì cũng không vừa mắt và muốn
sửa. Người ngã mạn lại, rất tự hào về bản thân mình. Ngay chính bản thân tôi,
tôi có cả hai xu hướng tính cách, vừa tham vừa sân…
Tôi đọc rất nhiều sách nên từ
hồi còn trẻ, tôi không muốn nghe lời ai hết. Khi họ nói với tôi thì tôi nói
biết rồi. Ngay cả khi bác sĩ nói với tôi, tôi cũng nói với họ là tôi biết cái
đó rồi. Xu hướng tính cách này mãi về sau thì tôi mới nhận ra.
Khi nào có người nào đó sân
với tôi, tôi sẽ đồng thời nghĩ đến tính cách tốt của họ, thứ hai là cố gắng tìm
hiểu tại sao họ sân. Có những người họ sân với tôi, vì họ thương tôi nên mới
sân nên tôi cố gắng lắng nghe, cố gắng hiểu quan điểm của họ.
Cách để không còn bị đau khổ
trong các mối quan hệ, đặc biệt là trong mối quan hệ tình thân là: nên hiểu đã
là con người thì không ai hoàn hảo, mình cũng vậy. Tránh nghĩ mình đúng để lắng
nghe họ, để thấy rằng trong sâu thẳm tình thương họ dành cho mình.
Lắng nghe, kiên nhẫn, yêu
thương để cho họ nói hết ra những gì trong suy nghĩ của họ. Sau khi họ nói ra
hết những gì trong lòng họ ra thì tôi mới bắt đầu nói: “Hãy nghe tôi, tôi không
chỉ trích bạn, tôi muốn nói với bạn rằng, mặc dù không phải chúng ta lúc nào
cũng đồng ý với nhau về mọi thứ nhưng mà chúng ta cũng nên chấp nhận nhau”.
Mở rộng lòng ra, lắng nghe
nhau là điều quan trọng để tìm thấy hạnh phúc trong các mối quan hệ giữa người
với người. Tất cả chúng ta ai cũng muốn mình đúng. Vậy bạn muốn mình hạnh phúc
hay mình là người lúc nào cũng đúng? "
HÃY ĐỌC KHI BẠN ĐANG MUỐN BUÔNG XUÔI VÀI THỨ.
Câu chuyện 1:
Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
- Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc....
Lúc này nhà sư từ tốn nói:
- Đau rồi tự khắc sẽ buông!
Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
Câu chuyện 1:
Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
- Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc....
Lúc này nhà sư từ tốn nói:
- Đau rồi tự khắc sẽ buông!
Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
Câu chuyện 2:
Một chàng trai đến tìm nhà sư , anh hỏi:
-Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:
- Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!
Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.
Một chàng trai đến tìm nhà sư , anh hỏi:
-Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:
- Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!
Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.
Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của chính mình.
(ảnh:Google)
(Từ Cảnh chuyển)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét