Cuối năm trời hơi se lạnh làm tôi nhớ Tây Ninh da diết, quê hương yêu dấu của bọn tôi. Nơi chúng tôi ở , gần núi Bà Đen, có năm mùa đông sương mù dầy đặc, đường đến trường thấp thoáng trong sương, đồng phục áo dài không đủ ấm, tôi và nhỏ Kim Hương hể thấy đống lữa nào dọc đường là ngừng lại để sưởi ấm đôi tay. Những đống lữa nầy được người ta gom lại theo dọc đường rồi đốt lên, gọi nôm na là “ đống un “ gồm rác lá cây gòn, dăm bào, mạt cưa…của một số nhà làm nghề mộc gần đó thảy ra. Đường đến trường ở quê tôi không đẹp lắm, nhưng vào những ngày cuối năm trời sắp sang xuân đủ làm cho người có tâm hồn nghệ sĩ cũng cảm thấy ngây ngây, xa xa là núi Bà mờ mờ bị che bởi những áng mây, bên đường di với nhiều đống un nằm rãi rát cách nhau , đang nhả những ngụm khói tựa bên những cây có tàn lá nhô ra che mát con đường, một bên là dãy nhà phố với vài hàng quán dọn vội ra để bán món ăn sáng cho người đi làm sớm….. và cứ thế trên đường đến trường hể thấy “ đống un “ nào là bọn tôi ngừng lại , ngồi xổm xuông để hơi đôi bàn tay lạnh cóng, kết quả là người thơm lừng mùi khói, đến gói xôi mang theo treo lủng lẵng trước xe cũng bị ám khói. Cho đến giờ mùi nồng nồng, cay cay của lá gòn, dăm bào, mạt cưa ngày nào đó nhắm mắt lại tôi cũng cảm nhận được.
Nhỏ Hương người thấp nhỏ, học cùng lớp từ Đệ Thất , ngồi cạnh nhau, là tay ăn hàng vặt một cây, giống tôi nên tôi và nó rất thân nhau, nhà nó và tôi hơi xa nhau nhưng ngày nào nó cũng đạp xe đến nhà tôi rủ nhau cùng đến trường, hai đứa lúc nào cũng bên nhau, tụi bạn cùng lớp thường gọi đùa 2 đứa tôi là “ Binh Méo, Cai Tròn “ .
Cái vụ nhờ “ đống un “ để sưởi ấm đôi bàn tay đó làm bọn tôi đến trường thường hay sát nút, phải chạy vắt giò lên cổ khi tiếng trống trường báo hiệu tập trung trước sân để chào cờ, chỉ đến khi nhỏ Hương thừa hưởng được chiếc “ Mobylette “ hiệu CoLoSi của anh nó để lại sau khi được nhà cho lên dời “ HonDa “ để cùng đèo nhau đến trường mới hết…Nhỏ Hương làm biếng thấy ghê, nó chỉ chạy từ nhà nó đến nhà tôi, sau đó là đổi tài, làm tôi có nhiều lúc phải è cổ đạp một hồi đổ mồi hôi chiếc CoLoSi mới chịu nổ máy.
Có chiếc CoLoSi của nhỏ Hương cũng đở phải đến trường muộn , củng đở còng lưng trên chiếc xe đạp cà tàng. Nhưng cũng có lần nó làm chúng tôi một phen hoảng vía…Số là một ngày nọ, đổi tài lại, bắt nhỏ Hương chở tôi, đang bon bon ngon trớn, bổng nghe một cái “ Phựt “ xe lảo đão, loang choạng muốn ngã, suýt té . Dừng xe lại, nhỏ Hương mặt mày xanh lè, tôi cũng thất kinh, ngơ ngác xuống xe, tự thấy hình như thiếu thiếu cái gì đó, nhìn vào bánh xe sau của CoLoSi thấy có một cục vãi trắng bùi nhùi dính trong căm xe, nhìn lại mình thì …ôi thôi mình đang lăng xê mode áo dài một tà trông thật buồn cười. Cũng may là áo cũ , vải mục, cuốn vào đùm xe, không thôi 2 đứa chắc đo đường, mặt mày không nhìn ra, răng đi một nơi , người đi một nẻo. Bẻn lẽn không dám vào lớp, vén lấy tà trước kéo vòng ra sau đứng ngẩn người ra. Nhỏ Hương sau phút hoảng hồn nhìn tôi tủm tỉm cười “ Ê-Hồng mày lăng xê mode áo đài một tà sau …trông cũng ngộ ngộ, hay hay …!!!! đó “….” Con quỹ, ngượng muốn chết nè, còn ở đó chọc quê tao...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024
Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét