Bài thơ bạn Trần văn Gòn viết trước khi qua đời vài tháng,trong khi bao bệnh:
HUYỀN VI TẠO HÓA.
Cõi Trần nơi khách tạm dừng chân.
Đến lúc ra đi chẳng ngại ngần
Cuộc thế trả vay xong nợ thế.
Non bồng hội ngộ ven Thiên Ân
Huyền vi tao hóa an bày đó
Sắc tướng Thiên cơ chuyển hóa dần
Cùng mái nhà chung nơi cửa Đạo.
Đệ huynh đối đãi Đạo Tâm cần.
Trần văn Gòn
Bài viết của Ngân Triều : Nhớ bạn Trần văn Gòn.(từ blog Ngân Triều)
Tôi học chung với Bạn Trần Văn Gòn ở các lớp Đệ
Ngũ A (1958-1959) và Đệ Tứ A năm học (1959-1960).
Bạn có vóc dáng hơi gầy, trung người, tướng đi rất nhanh nhẹn và nhất là đôi
mắt sáng long lanh, thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, bao quát, thông minh. Gòn
học khá, môn Toán, bạn thường đạt điểm cao. Trong giờ giải bài tập, nhiều lúc
tự tin, bạn thường mạnh dạn giơ tay, xung phong lên bảng chứng minh và giải
phương trình.
Bạn cũng rất niềm nỡ với bạn bè, ai nói tếu thì cười nhưng không hề chọc ghẹo ai cả. Đó là một nét đẹp mà tôi rất quý.
Năm học 63-64, khi đỗ TT2 ban B (Lâu quá tôi không nhớ có học chung với Gòn ở lớp Đệ Nhất B không). Khi vào Trường SPS, khóa 2, tôi học chung với Ẩn, Thấu, Đôi, Ánh, Mum, Mến Trí, Phước Trần...thỉnh thoảng có gặp Gòn, Hữu Lễ, Chị Hòa...vì các bạn nầy học khác lớp...
Trước và sau năm 1975, tôi ít có dịp về Tây Ninh...vì quê tôi ở Hậu Nghĩa, mặc dù Đất Tây Ninh còn mãi trong tâm hồn tôi của một thời mới lớn mộng mơ, những kỷ niệm hồn nhiên của một thời vụng dại dể thương, biết yêu ai rồi mà không cách nào thổ lộ, mở lời. Những tình cảm trong sáng ấy, vẫn quyện chặt trong tâm khảm tôi, không thể nào phai...
Mãi đến năm 2010, "nợ đưa đò trăng trắng vỗ tay reo" (theo NCT) được 7 năm, con cái ổn định phần nào, chúng tôi mới trở về họp mặt thăm lại cảnh xưa...để thăm Thầy, thăm bạn, thăm trường xưa, nơi đầy ắp những kỷ nệm của một thời áo trắng mộng mơ, tìm lại những dấu chân kỷ niệm xa vời...thì mới biết tin bạn Gòn đã ra đi khoảng hơn 13 năm (lúc đó có thể là năm 1996). 50 năm rồi còn gì! Thời gian sao nhanh quá! Coi như từ ngày hết năm đệ tứ (59-60), tôi chưa hề gặp lại bạn lần nào cả. Thật rất ngỡ ngàng, bồi hồi trong tiếc nhớ và rất buồn cho một người bạn đồng song!
Bạn cũng rất niềm nỡ với bạn bè, ai nói tếu thì cười nhưng không hề chọc ghẹo ai cả. Đó là một nét đẹp mà tôi rất quý.
Năm học 63-64, khi đỗ TT2 ban B (Lâu quá tôi không nhớ có học chung với Gòn ở lớp Đệ Nhất B không). Khi vào Trường SPS, khóa 2, tôi học chung với Ẩn, Thấu, Đôi, Ánh, Mum, Mến Trí, Phước Trần...thỉnh thoảng có gặp Gòn, Hữu Lễ, Chị Hòa...vì các bạn nầy học khác lớp...
Trước và sau năm 1975, tôi ít có dịp về Tây Ninh...vì quê tôi ở Hậu Nghĩa, mặc dù Đất Tây Ninh còn mãi trong tâm hồn tôi của một thời mới lớn mộng mơ, những kỷ niệm hồn nhiên của một thời vụng dại dể thương, biết yêu ai rồi mà không cách nào thổ lộ, mở lời. Những tình cảm trong sáng ấy, vẫn quyện chặt trong tâm khảm tôi, không thể nào phai...
Mãi đến năm 2010, "nợ đưa đò trăng trắng vỗ tay reo" (theo NCT) được 7 năm, con cái ổn định phần nào, chúng tôi mới trở về họp mặt thăm lại cảnh xưa...để thăm Thầy, thăm bạn, thăm trường xưa, nơi đầy ắp những kỷ nệm của một thời áo trắng mộng mơ, tìm lại những dấu chân kỷ niệm xa vời...thì mới biết tin bạn Gòn đã ra đi khoảng hơn 13 năm (lúc đó có thể là năm 1996). 50 năm rồi còn gì! Thời gian sao nhanh quá! Coi như từ ngày hết năm đệ tứ (59-60), tôi chưa hề gặp lại bạn lần nào cả. Thật rất ngỡ ngàng, bồi hồi trong tiếc nhớ và rất buồn cho một người bạn đồng song!
Làm sao “bạn” đã về ngay?
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.
Khóc Dương Khuê- Nguyễn Khuyến
Nhân ngày giỗ lần thứ 17 của Bạn, tôi xin đọc 2 câu đầu bài thơ của bạn “Huyền vi tạo hóa” và xin bình mấy lời, để gọi là thay lời tưởng niệm về một người bạn cũ dễ thương, bạn Trần Văn Gòn:
Khóc Dương Khuê- Nguyễn Khuyến
Nhân ngày giỗ lần thứ 17 của Bạn, tôi xin đọc 2 câu đầu bài thơ của bạn “Huyền vi tạo hóa” và xin bình mấy lời, để gọi là thay lời tưởng niệm về một người bạn cũ dễ thương, bạn Trần Văn Gòn:
Hai câu thơ đầu:
Cõi Trần nơi khách tạm dừng chân.
Đến lúc ra đi chẳng ngại ngần.
Đó
là những tứ thơ tuy ngôn từ đơn giản như câu nói bình thướng, không tu từ, cách
điệu nhưng hồn thơ chứa đựng một ý thức và một thái độ mang ý nghĩa triết
lý nhân sinh:
Tác giả tỏ ra đã thấu hiểu lẽ sống ở đời. Đời là cõi tạm, nơi mà con người phải "tạm dừng chân" để khi từ trần là trở
về cõi hư vô, cõi cực lac, miền vinh hiển... như câu nói của người xưa; “Sinh ký, tử qui” (Sống ở biển
trần nầy chỉ là cõi tạm, Lúc lìa trần, chính là lúc ta phại trở về ở một nơi vô
cùng sung sướng, là một miền cực lạc. Cái lẽ về tử-tận là tất định. Nó là một tiến trình mà con người,
trước sau, ai ai cũng phải đi qua như một tam đoạn luận bất hủ:
"Con người đều không sống mãi/ Tôi là con người/ nên tôi sẽ không sống
mãi"/ (tức là sẽ phải từ trần).
Từ ý thức cõi trần là cõi tạm như trên , nhà thơ có một thái độ thanh thản,
không vướng bận, của một con người ung dung tự tại, hiểu lẽ đời;
"Một khi cái chết đến với ta, ta không hề sợ nó, ta không bao giờ
tránh né, không bao giờ yếu đuối , ta "chẳng
ngại ngần" chi cả, như trong bài "La
mort du loup" [Cái chết của con chó sói]:
Xin
cùng đọc 4 câu thơ cuối:
Gémir, pleurer, prier
est également lâche.
Fais énergiquement ta longue et lourde tâche
Dans la voie où le sort a voulu t'appeler,
Puis, après, comme moi, souffre et meurs sans parler.
Fais énergiquement ta longue et lourde tâche
Dans la voie où le sort a voulu t'appeler,
Puis, après, comme moi, souffre et meurs sans parler.
La mort du loup- Alfred De Vigny (1797-1863)
(Gào
thét, khóc lóc, van xin là hèn hạ như nhau,
Hãy tận lực vẫy vùng trong sứ mệnh trường kỳ, gian nan,
trên
lộ trình mà Số Mệnh đã hoạch định cho ngươi!
Rồi sau đó, như ta, đau đớn và chết trong câm lặng).
Một phen, vùng vẫy
để đời,
Như ta, thân nát,
ngậm cười, hóa thân.
Ngân Triều
* Xin tạm dịch:
Van xin, trào lệ, kêu gào,
Là hèn! Là nước đổ vào lá khoai!
Nặng nề, sứ mệnh, lâu dài,
Đường trần, Số kiếp mãi hoài réo ngươi.
Một phen, vùng vẫy để đời,
Như ta, thân nát, ngậm cười, hóa thân.
Ngân Triều
Chỉ mới hai câu thơ thôi mà nghe như tiếng lòng đã cất cao chất ngất, một nhân
sinh quan tích cực, vững vàng…Có thể nói là một phong cách khả ái riêng tư của
một Trần Văn Gòn, một phong cách đáng yêu như một thời niên thiếu hào hoa.
“Bạn” chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương.
Tuổi già hạt lệ như sương…
Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến
Thôi nhé! Bạn Trần Văn Gòn ơi!
Các bạn cũ và tôi xin chúc bạn thanh thản và sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc:
“Bạn” đi bên ấy, sao mà lạnh?
Chạnh tưởng đôi dòng,
lạnh mấy mươi!
( Phỏng theo Hành phương
Nam, Nguyễn Bính)
Thay lời tưởng niệm,
Hậu Nghĩa ngày 03/06/2014
Ngân Triều
Ngân Triều
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét