Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Người Việt ở Biển Hồ-Bài và hình ảnh :LêThanh Hoàng Dân

Thầy Lê Thanh Hoàng Dân năm 1962 1965 là GS Triết tại trường TH.Tây Ninh...
Sau đó thầy chuyển về trường Sư Phạm Saigon..
Sau khi về hưu,thầy có cơ hội tham quan rất nhiều nơi trên thê giới.
Đây là bài viết của thầy  về cộng đồng người Việt sinh sống tại đây  trong chuyến tham quan Biển Hồ từ năm 2007. Do  hiện nay ,trên thượng nguồn sông Mekong,các nước TQ,Lào,Thái,Kampuchia xây rất nhiều đập thủy điện lớn, nhỏ...nên làng VN  chắc cũng gặp khó khăn hơn về nguồn thủy sản.


Người Việt Nam sống tụ tập rất đông trên Biển Hồ. Họ nói tiếng Nam, có lẽ từ miền Nam đến đây lập nghiệp cả trăm năm trước.

Họ sống lênh đênh trên Biển Hồ, giống như tại làng nỗi Châu Đốc, đánh cá và nuôi cá. Tuy nhiên cộng đồng người Việt tại Biển Hồ Tonle Sap rất độc đáo. Hơn làng nỗi Châu Đốc, họ đã lập chợ và hình thành một cộng đồng người Việt rất vững mạnh trên xứ chùa Tháp.

Lênh đênh trên Biển Hồ, nghe mấy câu Hò và Vọng Cổ miền Nam, tôi tưởng mình đang lênh đênh trên sông rạch miền Tây, không tưởng tượng được là mình đang du lịch xứ Campuchia.

Làng Việt Nam trên Biển Hồ còn được gọi là làng nỗi hay chợ nỗi. Tại làng nỗi gần Xiêm Riệp, có 3 sắc dân sanh sống, đông nhất là người Việt Nam, sau đó là người Chăm và cuối cùng là người Khmer.

Vợ chồng tôi được hướng dẫn thăm làng người Việt mà thôi. Họ sống nhờ nghề đánh cá. Tài nguyên phong phú nhất của Biển Hồ là cá. Nghề chánh của người Việt Nam tại đây là đánh cá. Ngoài ra, họ còn nuôi cá lồng, nuôi cá sấu, nuôi vit, nuôi rắn, săn bắn và có khi vớt các loại rong tảo nữa.

Tuy nhiên tại làng nỗi này cũng có nhiều dịch vụ khác như tiệm cắt tóc, tiệm sửa đồng hồ, tiệm chạp phô, trường học, chùa và nhà thờ, cây xăng, sân vận động. Đúng là người Việt ở đây đã hình thành một công đồng lưu động, sống lênh đênh trên Biển Hồ.

Đây là một trường học cho trẻ con Việt Nam trên Biển Hồ. Một Việt Kiều ở Mỷ đả trợ giúp tài chánh trường học nầy.

“Tonlé Sap hay Biển hồ Campuchia là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông có tầm quan trọng to lớn đối với Campuchia. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 1997.
Tonlé Sap có nghĩa là “sông nước ngọt lớn” nhưng thông thường được dịch là “Hồ Lớn” trong các ngôn ngữ khác; “Biển Hồ” là cách gọi của người Việt chỉ sự rộng lớn của hồ nước không thấy bến bờ.” (Wikipedia)

“Tonlé Sap hay Biển hồ Campuchia là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông có tầm quan trọng to lớn đối với Campuchia. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 1997.

Tonlé Sap có nghĩa là “sông nước ngọt lớn” nhưng thông thường được dịch là “Hồ Lớn” trong các ngôn ngữ khác; “Biển Hồ” là cách gọi của người Việt chỉ sự rộng lớn của hồ nước không thấy bến bờ.

Thường thì vào mùa khô từ Tháng Mười Một đến Tháng Năm hồ khá hẹp và nông, tầm sâu chỉ khoảng 1 m với diện tích 10.000 km². Vào mùa mưa bắt đầu từ Tháng Sáu, thay vì sông Tonle Sap rút nước từ hồ ra sông Mê Kông thì sông chảy ngược dòng, tiếp nước vào hồ khiến mực nước hồ dâng cao và tăng diện tích hồ thành 16.000 km². Với lượng nước đó, hồ có thể sâu đến 9 m, làm ngập lụt đồng ruộng và cây rừng trong khu vực. Vùng ngập nước biến thành nơi sinh sản lý tưởng của nhiều loài cá nước ngọt. Đến Tháng Mười thì nước lại rút xuống theo sông Tonle Sap ra sông Mê Kông.

Vì địa thế đặc biệt với hệ thống thủy văn đổi dòng hai lần mỗi năm hồ Tonle Sap là một trong những hồ nước ngọt có hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Phù sa cùng chất bổ từ hạ lưu bồi bổ lòng hồ nên Tonle Sap có sản lượng cá lớn đáng kể trên thế giới. Ngư nghiệp trên hồ nuôi sống 3 triệu người và cung cấp 75% sản lượng cá nước ngọt cùng 60% lượng chất đạm cho dân Campuchia.

Có nguồn cho rằng vì lượng phù sa đổ vào hồ, Tonle đang bị lấp cạn dần. Tuy nhiên các cuộc khảo cứu cho biết lòng hồ chỉ nhận khoảng 0,1-0,16 mm/năm từ hơn 5.000 năm nay nên nguy cơ hồ bị lấp cạn không đúng. Lượng phù sa không những không làm hại mà còn giúp ích giữ môi trường Tonle Sap luân chuyển.

Cũng vì hồ Tonle Sap điều tiết mà hạ lưu sông Mê Kông bớt nạn lũ lụt vào mùa mưa, và ngược lại vào mùa khô khoảng 50% lượng nước sông ở châu thổ sông Cửu Long là do hồ Tonle Sap bù vào.

Quanh hồ tập trung nhiều cộng đồng người Việt và người Chăm, sinh sống tại các làng nổi bên hồ.”

“Chợ nổi Tonle Sap – nhưng cụm từ đúng nhất dành hình thức này là làng nổi. Đây không được xem là chợ nổi vì thực chất hình thức này trao đổi, mua bán và sinh sống đều diễn ra trên bờ, việc di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác đều dựa vào mực nước. Đây được xem là làng nổi tập trung người Việt sinh sống đông nhất.




Từ trung tâm cố đô Xiêm Riệp đi thuyền máy về hướng Nam ra tới khu Chong Khneas hay còn được gọi là Khu Làng Nổi Người Việt phía Tây Bắc Biển Hồ, với sinh cảnh thật phong phú của cư dân sống trên sông nước.

Nguồn tài nguyên giàu có của Biển Hồ đã thu hút đủ sắc dân từ các nơi đổ tới và hình thành những khu làng nổi trong vùng rừng lũ và trên Biển Hồ. Nếp sống ấy hầu như ít thay đổi từ hàng trăm năm nay. Họ chủ ý sống bằng nghề chài lưới và cá vẫn là nguồn lợi tức chính, ngoài cá lưới được từ Biển Hồ còn phải kể tới nghề nuôi cá lồng, trại nuôi cá sấu, nuôi rắn, nuôi vịt, đốn củi, săn chim thú và cả vớt các loài rong tảo.

Hình thức chợ phát sinh từ khi có khách du lịch, khách du lịch tới tham quan chợ càng đông, càng có nhiều hình thức bán trên sông. Có những thuyền bán nước uống, trái cây, khô mắm và các vật dụng khác. Cư dân vùng vừa đánh cá, vừa nuôi cá bè trên sông. Tại làng nổi có cả thư viện, trường học, sân đá banh, tiệm tạp hóa với rất nhiều hàng hóa đa dạng.

Ở đây còn có cả một chợ cá là nơi trao đổi thủy hải sản giữa các cư dân trong vùng. Chợ  chỉ có bảng hiệu tiếng Việt như : Tiệm Cắt Tóc, Tiệm Sửa Đồng Hồ, tiệm chạp phô và trạm bán xăng nhớt .

Nơi chung sống của nhiều sắc dân, đông nhất là người Việt, rồi tới người Chăm và người Khmer. Cũng dễ nhận ra họ qua diện mạo và sắc phục. Phụ nữ Việt thì vẫn bận áo bà ba, vẫn nói tiếng Việt giọng Nam từ thuyền nọ sang thuyền kia trên mặt sông lạch. Những nhà nổi khang trang, trên nóc có những cột ăngten để bắt các kênh đài truyền hình . Trước một số nhà có trang trí những chậu hoa giấy đỏ hay cúc vàng. Ngoài nhà lồng nuôi cá, họ còn nuôi thêm chó và gà vịt.

Chợ hay làng nổi ở Biển Hồ là nơi thu hút khách du lịch để khám phá cuộc sống trên sông của cả một cộng đồng với đủ sắc dân nhất. Cuộc sống lam lũ nhưng chân thật giữa Biển Hồ mênh mông và những sản vật mà Biển Hồ mang lại, cùng ngắm bình minh hay hoàng hôm xuống Biển Hồ là những điều du khách không thể bỏ qua.

Từ cố đô Xiêm Riệp xuống Biển Hồ khoảng 30 phút đi xe, đường xá xấu do đang trong giai đoạn thi công. Tới bến , du khách phải đi thuyền nhỏ ra Biển Hồ. Điểm tham quan tại đây đa dạng gồm có: chùa, làng cá bè, cửa hàng thủ công mỹ nghệ, nhà hàng trên sông, v..v..

Lê Thanh Hoàng Dân





1 nhận xét:

  1. Rất vui đọc bài này, do Hoa Pham đăng lại. Hơn 50 năm trước tôi đã dạy ở Trung Học Tây Ninh. Đây là những ngày vui đáng nhớ trong đời của tôi, lúc còn trẻ.

    Trả lờiXóa

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...