Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Lịch sử Đạo Đức Học Đường - Hồ Nguyễn

Nhắc đến  các trường học ở Tây Ninh khoãng đầu thế kỷ 20,không ai không biết một ngôi trường có lịch sử  lâu đời nhất do đạo Cao Đài mở khai dân trí
.Đó là trường Đạo Đức mà ngày mới thành lập Thầy trò  đã trãi qua biết bao nhiêu gian nan: Nhà lá đơn sơ,nhà tre vách nứa , cùng áo bà ba chân đât, bữa trưa nữa cơm nữa cháo cùng muối hột,rau rừng nhưng chính tại nơi nầy đã đào tạo nên nhiều thế hệ có ích cho xả hội.


Lịch sử thành lập
    
Trường ĐẠO ĐỨC HỌC ĐƯỜNG LÊ VĂN TRUNG

1-.Lịch sử thành lập:
          Sau khi dời Thánh Tượng từ chùa Gò Kén về vùng đất Thánh mới hơn một năm, Hội Thánh tổ chức hội nghị quyết định mở trường khai dân trí.
          Chương trình học theo đúng chương trình Giáo dục của chánh phủ đương thời.
          Tiểu học có các môn: Việt Văn, Pháp Văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Cách trí, Vệ sinh, Nhạc, Vẽ, Thủ công, cộng thêm các môn của Đạo: Giáo lý, Hán văn.
          Các lớp: Đồng ấu (Cours enfantin), Dự bị (Cours préparatoire), Sơ đẳng (Elémentaire), Trung đẳng (Moyen), Cao đẳng (Supérieur) để thi lấy bằng Tiểu học.
         Trung học có các môn: Việt Văn, Pháp Văn, Toán, Vật Lý, Hoá Học, Sử Địa, Nhạc, Vẽ, Thủ công, cộng thêm các môn của Đạo: Giáo lý, Hán Văn.
         Các lớp: Năm thứ nhứt (cours 1ère année), Năm thứ hai (2è année), Năm thứ ba (3è année), Năm thứ tư (4è année) để thi Brevet & Diplome.
         Tháng 9 năm 1928 khai giảng năm học đầu tiên, trường Đạo Đức Học Đường có tất cả 210 học sinh. Nhân ngày lễ phát thưởng năm đầu tiên cho học sinh trường Đạo Đức vào ngày 14-7-Kỷ Tỵ (18-8-1929) Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt (Ngài Lê văn Trung) đến dự lễ để khích lệ thầy cô giáo và các em học sinh. Ngài nói: 
       “Trong mấy năm qua Đạo nghèo, nên mấy em (giáo viên, học sinh) chịu phần hui hút, còn mấy anh đây lại bị kẻ thúc người đè, nên không săn sóc mấy em trẻ dại, để mấy em chiu chít như gà mất mẹ.
       “Xét cổ suy kim, mới biết rằng tôn giáo nào cũng nhờ học thức mà gìn mối đạo, truyền bá chánh giáo mới đặng tròn câu phổ độ. Đạo nghèo đồng tiền eo hẹp. Thầy giáo không một đồng lương, lại thân ngày ngày dạy dỗ ấu nhi, phải làm công trả quả vùi thân cùng sanh chúng. Học sinh, đồng nhi nam nữ tập viết bằng lá buông. Chỗ ngủ lấy ván sạp làm giường. Bề ăn uống, tương rau hẩm hút. Ba năm dư mới rảnh chút thời giờ, mấy anh đây mới lập trường và phát thưởng. Lễ đơn sơ dạ yêu thương, giục mấy cháu hết lòng lo cho đạo đức”.
           Những ngày nghỉ học, thầy trò đi dã ngoại vào rừng tìm lá buông cắt đem về, rọc bỏ phần sống lá. Thân lá được cắt từng đoạn dài đều nhau độ 20cm, rồi đem phơi khô để lá buông từ màu xanh lục chuyển sang màu vàng nhạt. Sau đó, xếp lá chồng lên nhau rồi lấy tấm ván ép cho bằng phẳng, gọi đó là tập lá để thay cho giấy.
          Mực viết trên lá buông lấy từ cỏ mực. Cỏ mực nhổ trên ruộng rẫy đem về rồi giả nhuyễn, vắt lấy nước, vô bình mực chia cho các học sinh dùng. Chao ôi! Cái học kiểu “Trần Minh khố chuối” như thế mà “Hiếu trung phò xã tắc” là tấm lòng thiết thạch đối với quê hương, có chi sánh nổi.
       Sang năm 1931, Thượng Chánh Phối Sư báo cáo trước Hội Nhơn Sanh có đoạn viết:
       “Trong Toà Thánh có lập một Đạo Đức Học Đường để dạy trẻ em, có 8 lớp học, 6 lớp con trai trình độ lớp nhì, một lớp con gái Việt, 1 lớp con nít Đàn Thổ (người Tà Mun). Tất cả được 274 trò. Các thầy dạy điều có bằng sơ học, làm công quả, dạy không lấy tiền. Học trò cũng không đóng học phí.
        Ngoài ra, cứ mỗi tối những người công quả nội ô Toà Thánh ước chừng 400 người đều phải theo học. Có những lớp dạy chữ, dạy kinh, dạy Đạo tùy theo sự hiếu học của mỗi người”.
       Báo cáo của Đại Hội Nhơn Sanh năm 1932 xác nhận trường ĐĐHĐ có nhiều tiến bộ:
       “Trường Đạo Đức Học Đường năm nay có mở thêm được ba lớp học nam nữa. Một lớp năm thứ nhì (Cours 2 è année) và hai lớp Đồng ấu (Cours Enfantin), cộng chung là 11 lớp. Số học trò được 417. Trong đó có 312 trò nam và 105 trò nữ, thêm được 143 trò, nhiều hơn năm ngoái.
         Kỳ thi Tiểu học vừa rồi, nhà trường có 26 trò đi thi đều đậu hết. Có 21 trò đậu luôn phần Pháp văn .(Mention francaise). Mấy cô giáo và thầy giáo dạy nơi trường đều siêng năng lo lắng dạy dỗ. Không người nào ăn lương bổng hết”.
         Ta thấy tinh thần thầy giáo, cô giáo qua mấy chữ “siêng năng lo lắng” và “không lương bổng”. Dạy ngày không đủ, các thầy cô tranh thủ dạy đêm. Các học trò từ xa xôi ngoại ô Thánh Địa, tay cầm đèn chông, chân trần mò mẫm đêm hôm khuya khoắc vào Đạo Đức Học Đường để ôn thi. Sự tận tâm kia với kết quả 100% thật là xứng đáng.
         Truyền thống đó được nối dài cho đến tận năm 1952. Năm đó, trường có 60 lớp lợp bằng tranh, tường xây gạch đất không nung (gạch sống), chỉ có một dãy lớp ngói ở phía trước cho các lớp 1ère année, 2è année. Có 10 lớp Cao Đẳng (Cours Supérieur) đi thi tiểu học với 5.393 thí sinh thi tại Tỉnh lỵ, chỉ rớt một trò vì bị bịnh bất thường. Đó là thành quả kỷ lục đền đáp công ơn thầy trò dạy và học hằng đêm, làm rạng danh Đạo thời ấy.
         Chính năm 1952, ngôi trường phổ thông dành cho Thiếu nhi quân QĐCĐ ở trên đường Hoàng Tòng Hướng, ngoài cửa số 7 ngoại ô, được trùng tu và cất thêm hai dãy để nhận học sinh vừa mới thi đỗ Tiểu học ở Đạo Đức Học Đường vào học tiếp tục lớp Đệ Thất. Nhà trường phải mở 12 lớp Đệ Thất (lớp 6 sau nầy) vì phải nhận thêm hai lớp cho học sinh ngoài tỉnh.
        

         Tháng 9-1952, nhân ngày khai giảng, tổ chức tại rạp hát ở Cửa số 7 ngoại ô (ngã 5), Đức Phạm Hộ Pháp đến dự và đổi tên trường Phổ Thông thành Trường Nghĩa Thục Lê Văn Trung để nhớ ơn Đức Quyền Giáo Tông, “người có công đầu tiên khai hoá nhân sanh tại vùng Thánh Địa”. Lúc đó thầy Trần văn Tuyên làm Hiệu Trưởng. Trường có 9 lớp Đệ Thất, với chương trình học theo chương trình học của chính phủ, thêm hai môn: Hán văn và Giáo lý. Kể từ năm 1953, Trường Lê văn Trung đã nhận được sự hợp tác của nhiều giáo sư tài ba, tiếng tăm trong nước như thầy Hiệu Trưởng Chu văn Bình (tức nhà văn Chu Tử), các giáo sư Hồ Việt Điểu, Tạ Chí Đông Hải, Ông Bà Luật Sư Trần Văn Tuyên, Phạm Tài Đoan, Âu quang Nhứt (tốt nghiệp từ Pháp về, dạy Pháp văn), Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Văn Lựa, Nguyễn văn Luật, Nguyễn Minh Đạo, Hạ Chí Khiêm, Bùi Đắc Sử, bác Hai Văn (dạy chữ Hán)..v..v..
         Ngày 6 tháng 8 năm 1955, Chánh quyền Ngô đình Diệm ra lịnh cho tướng Nguyễn thành Phương lập ra Ủy Ban Thanh Trừng để vu khống triệt hạ uy tín Đạo Cao Đài, Đức Hộ Pháp và Chức sắc của Đạo. Thầy Chu văn Bình và các giáo sư cộng tác lo sợ bỏ về Sài gòn. Trường lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn về vật chất và số lượng giáo sư không đủ để dạy. Thầy Nguyễn hữu Lương từ Trường Đạo Đức Học Đường phải kiêm nhiệm ký giấy tờ thay quyền Hiệu Trưởng cho trường Lê văn Trung. Niên khóa 1955-1956 là khóa thi Trung Học Đệ Nhứt Cấp đầu tiên của trường. Khóa thi diễn ra tại Sài gòn. Số thí sinh của trường đậu rất cao làm cho trường nổi tiếng về tỷ lệ học sinh thi đậu.
        Con cháu lại nối bước. Năm 1961, giáo sư Trần Văn Rạng dạy trường Trung học Công lập Tây Ninh đưa đơn xin phép lập “Hội Ái Hữu Cựu Sinh Đạo Đức và Lê Văn Trung” được Bộ Nội Vụ cấp giấy phép hoạt động. Giấy phép mang số: 128 - NĐ ngày 20-10-1961. Những năm về sau, giáo sư Trần văn Rạng, Dương văn Dũng tiếp nối làm Hiệu Trưởng.
         Ngày 27-5-1973, Trường Lê văn Trung tổ chức lễ phát thưởng long trọng. Đến tham dự lễ có Ngài Q.Thượng Chánh Phối Sư Thượng Nhã Thanh, Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa, Bà Nữ Phối Sư Hương Mây, các Chức sắc Cao cấp của Hội Thánh và Chánh quyền đương thời của tỉnh Tây Ninh. Trong dịp nầy, Ngài Q.Thượng Chánh Phối Sư đã tuyên dương thành tích giáo dục của nhà trường, đã làm rạng danh tên tuổi của ngôi trường mang tên Lê văn Trung của Đức Quyền Giáo Tông. Trường đã cung cấp cho đất nước nhiều nhân tài đủ mọi ngành nghề.
         Sau năm 1975, trường đã thay đổi tên mới.
         Trường Trung học Lê văn Trung thân thương của học sinh gốc Cao Đài ngày nào đã tồn tại tổng cộng được 23 năm (từ 1952 đến 1975).

2. Hệ thống tổ chức:
          Đạo Đức Học Đường trực thuộc Học Viện của Hội Thánh, có hệ thống từ Trung ương tới địa phương các Châu, Tộc Đạo: Trung ương có Đạo Đức Học Đường. Các Phận Đạo có Trường Minh Đức Tân Dân (quen gọi Trường Đại Đồng), trường Địa Linh Động. Hai trường này học sinh ăn cơm trại đường. Ở các tỉnh có lập trường Đạo Đức như Long An, Kiến Phong v.v…Các giáo viên được bổ nhiệm từ Toà Thánh đến.
           Đạo Đức Học Đường lúc này có hai ban:
- Ban Quản Trị: do Lễ Sanh Thượng Hài Thanh và Lễ sanh Thượng Cảnh Thanh, trên có Lễ sanh Ngọc Lương Thanh thừa quyền phụ thống Học viện coi tổng quát.
- Ban Giám Đốc: do ông Trần Hữu Khuôn làm Giám đốc coi về chuyên môn học tập của học sinh.
          Giáo viên trong buổi đầu có các thầy: Phan Hữu Phước, Trần Ngọc Văn, Nguyễn Văn Hội, Huỳnh Văn Hưởng, Nguyễn Văn Khiết.v…v..
         Đa số các vị giáo viên của trường sau nầy trở thành những chức sắc của Hội Thánh như Phối sư Thượng Cảnh Thanh, Thừa Sử Phan hữu Phước, Giáo Hữu Ngọc Lương Thanh, Lễ sanh Ngọc Đoan Thanh, v.v.

3. Sinh hoạt học đường:
         Lúc đầu, gia đình học sinh còn nghèo ăn mặc sạch sẽ chưa có đồng phục, nhưng ngày thứ hai chào cờ phải mặc áo dài trắng. Học sinh nào phạm lỗi nặng phải lên đài (một cái ghế cao có ba bậc) đã bị phạt một lần thì không thể nào còn tái phạm nữa.
         Về văn nghệ, chủ yếu là trống và các đàn thùng không kèn thổi, phụ diễn trong những ngày lễ của trường và của Đạo. Các thầy thì làm thi làm thơ có chân trong Đạo Đức Văn Đàn như Phan Vân Khanh, Tôn Hưng, Trần Ngọc Hiếu v.v..
         Về thể thao, trường có sân bóng chuyền phía sau văn phòng trường và bóng đá đối diện mặt tiền của trường bên kia đường Cao Thượng Phẩm (ngày nay vẫn còn). Người cầm còi (trọng tài) chính là thầy Nguyễn Hữu Lương. Ngoài việc đá bóng giao hữu với các trường bạn, còn giao hữu thân thiện với các cơ quan trong đạo.
         Về báo chí, thực hiện trong dịp Tết và nghỉ hè. Lúc đầu in bằng xu xoa, tờ Bạn Trẻ do Thầy Trương Văn Ba chủ biên, sau in Ronéo. Năm 1970 trường mua máy in, cũng từ đó báo được in thành tập hẳn hoi.
         Nhà in còn in thêm nhiều sách đạo như các quyển: Giải nghĩa Kinh Thiên Đạo, Thế Đạo của Hiền Tài Đặng Mỹ Lệ, Thiên Bàn tại tư gia của Giáo hữu Thượng Lý Thanh v...v…v..

4. Đặc điểm của Ngành Giáo dục Cao Đài:
         Ngành Giáo dục Cao Đài dạy đủ các môn theo chương trình học của chánh phủ, cũng đi thi lấy các văn bằng của Bộ Giáo Dục. Có năm, Học Viện tổ chức kỳ thi lấy văn bằng của Đạo. Mục đích để tuyển chọn người làm trong các cơ quan của Đạo.
         Đặc điểm của nền Giáo dục Cao Đài là học thêm môn Giáo lý về Thần học Cao Đài để cho đứa trẻ thấm nhuần triết lý cao thượng của Đạo Cao Đài.
         Kế đến là môn Hán Văn lớp nào cũng phải học vì Đạo chủ trương “Nho Tông Chuyển Thế” nên tại gian chính của Văn phòng có thờ Đức Khổng Tử. Trò nào vi phạm kỷ luật sẽ bị quì hương trước Bàn thờ Đức Khổng Tử để hứa sửa đổi cho thành người tốt.
        Chính nhờ môn Hán Văn, giúp học sinh của Đạo vượt khó khăn khi theo học trường Đại Học Văn Khoa Sài gòn. Thực ra, việc học chữ Hán là học phần gốc, phần nguồn chứ không phải là học cành lá của ngôn ngữ. Nếu một học sinh không hiểu thấu đáo từ Hán Việt thì không những sai về kiến thức mà còn khó có thể thưởng ngoạn một tác phẩm văn học. Chẳng hạn chỉ một từ phong với nhiều ý nghĩa khác nhau, nếu học sinh không hiểu tường tận thì có thể hiểu lầm tiên phong là trước gió (thay vì là mũi nhọn, đi đầu); rừng phong là rừng gió (thay vì rừng bàng); rêu phong là rêu gió (thay vì rêu phủ); cao phong là gió cao (thay vì núi cao) …; rồi thiên thư là sách trời và thiên thu có thể hiểu sai là trời thu (thay vì ngàn năm). Muốn am tường chữ Hán, đòi hỏi phải có một thời gian học tập khá lâu, cho nên phải dạy học sinh ngay từ ở cấp phổ thông cho kịp lúc, chứ không thể nào đợi khi lên đại học chuyên ngành rồi mới dạy. Trường ĐĐHĐ đã giúp đào tạo bước đầu cho học sinh có kiến thức chữ Hán rất căn bản để vào ngưỡng cửa Đại học.
         Về hình thức, mỗi sáng thứ hai học sinh mặc áo dài trắng chào cờ nước và cờ Đạo, nên lúc đầu hát bài Mừng thay Chí Tôn ngày nay đã đến, sau đổi ra hát bài Học sinh Hành khúc chớ không hát quốc ca.
         Hồi đó, chưa có Hiệu Đoàn Trường. Đoàn Hướng Đạo Sinh Cao Đài lúc đó hoạt động chính ở hai trường do hai Liên đoàn đảm trách, giáo dục học sinh cuộc sống dã ngoại.
         Liên đoàn Lê Văn Trung do chính giáo sư Hồ Thái Bạch (con trai Ngài Hồ Bảo Đạo) đảm trách. Liên đoàn Phạm Công hoạt động tại trường Minh Đức Tân Dân và các trường trong các Phận đạo tại Thánh Địa.
         Năm 1955, Ban thanh trừng của Nguyễn thành Phương khủng bố cơ Đạo, khiến cho các giáo viên và học sinh tản lạc về các tỉnh, nhất là Sài Gòn để trốn tránh. Việt Nam Bửu Tự ở đường Phan Thanh Giản Sài Gòn là của Đạo Nhơn Diêu Minh tiếp nhận học sinh từ tỉnh Tây Ninh xuống, với lời kêu gọi “Đồng bạc cho trẻ mồ côi”. Các nhà từ thiện đã hết lòng giúp đỡ. Học sinh đến chùa ngày càng đông quá tải phải che ở ngoài mái hiên. Chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm không giúp đỡ còn ngăn chặn không cho các người hảo tâm giúp tiền của cho chùa. Hậu quả là các học sinh hoãng sợ tự giải tán.
         Tại Thánh Địa, Đạo Đức Học Đường phải dời ra chỗ Cơ Thánh Vệ gần chợ Thương Binh và trở thành trường Bán Công, quyền quản trị của Học Viện với trường không còn nữa.

5. Đạo đức Học Đường phục hồi:
          Năm 1963, chế độ Ngô Đình Diệm bị quân đội đảo chánh lật đổ, trường Đạo Đức Học Đường được dời về chỗ cũ trong nội ô Tòa Thánh. Giáo sư Thượng Cảnh Thanh lo xây cất lại Đạo Đức Học Đường. Trong ngày an vị trường, ông quyền Thượng Thống Học Viện cảm tác bài thi như sau:

Đạo Đức Học Đường
Ba chục gian nhà mới tạo nên, 
Nguy nga đồ sộ cảnh thêm bền. 
Mái tôn lạc trợ che tòa nóc, 
Viên gạch đồng tâm đúc vững nền. 
Văn hoá phát huy phương dạy trẻ, 
Công trình xây dựng sử đề tên. 
Văn phòng Đạo Đức tăng huê mỹ, 
Dồi luyện tinh thần chóng vượt lên. 
Ngày 15-3-1965
                   THƯỢNG CẢNH THANH
HỌA VẬN
Học đường Đạo Đức được xây nên, 
Sương gió bao năm vẫn vững bền. 
Thuở trước nhà tranh duềnh thấp mái 
Giờ đây tôn gạch vững cao nền. 
Mỗi ngày mỗi mới thêm tươi trẻ 
Càng lúc càng tăng với tuổi tên. 
Tận sức “hiếu trung phò xã tắc” 
Dồi trau trí tuệ, đạo càng lên. 
                                           VÂN ĐẰNG
          Đạo Đức Học Đường từ đó tổ chức có qui cũ. Hiệu Trưởng (thầy Nguyễn Hữu Lương), Giám học, Tổng Giám Thị, Hiệu Đoàn trường nhận được sự hỗ trợ đắc lực của tổ chức Đại Đạo Thanh Niên Hội.
          Để chuẩn bị mở các lớp Đệ Nhị Cấp, thầy Nguyễn Hữu Lương đã hoạt động tích cực xây được 10 phòng lầu với bê-tông kiên cố. Để đánh dấu thành tích to lớn đó, lễ bãi trường năm 1972 được tổ chức rất trọng thể.
             Thơ
ĐẠO ĐỨC HỌC ĐƯỜNG
Ba chc gian nhà mi to nên,
Nguy nga đ
s cnh thêm bn.
Mái tôn l
c tr che tòa nóc,
Viên g
ch đng tâm đúc vng nn
Văn hoá phát huy ph
ương dy tr
Công trình xây d
ng s đ tên.
Văn phòng Đ
o Đc tăng huê m,
D
i luyn tinh thn chóng vượt lên. 
                                  Ngày 15-3-1965
                          
THƯỢNG CẢNH THANH
HỌA VẬN 1:
Hc đường Đo Đc được xây nên,
S
ương gió bao năm vn vng bn.
Thu
trước nhà tranh dunh thp mái,
Gi
đây tôn gch vng cao nn.
M
i ngày mi mi thêm tươi tr
Càng lúc càng tăng v
i tui tên.
T
n sc “hiếu trung phò xã tc”
D
i trau trí tu, đo càng lên.
                                              VÂN ĐẰNG
HỌA 2:
Đo Đc Hc Đường mi dng nên
Ngôi trường lý tưởng s lâu bn.
Ch TÂM nhân nghĩa che làm mái,
Tiếng THIN hin lương đúc lót nn.
Thy cũ gi đây không nh tui,
Bn xưa thu trước đã quên tên.
Thư xanh, mc tím còn lưu luyến,
K nim mun dn, mãi tri lên!
                                                Khôi Nguyên
KÍNH HỌA 3:
ĐO ĐC ngôi trường đã dng nên,
Tương lai gc Đo vng lâu bn.
Cao Đài giáo lý làm khuôn mái,
Đt Vit tinh hoa to đp nn.
Dc sc tin khai chung dng khi,
Ra công con cháu nh lưu tên.
Trăm năm ĐO ĐC ghi bia s,
Nh mái trường xưa tiếp bước lên.
                                                   HỒ NGUYỄN


Tài liệu: Phạm Hòa và trang mạng Nonglamsuctayninh.com


Hồ Xưa trình bày và sưu tầm bổ túc thêm
Một số hình ảnh cũ của trường Đạo Đức  (từ trang Hội ngộ Liên Trường TN.2009)





(ảnh: Tony L.)Tên trường chưa hoàn thành,mất 2 chữ Đ-chụp 5/2015
 
Thêm :  Từ KhanhDungHo
 
Hai câu liễng đặt ngay cổng trường: lúc mới mở
 
" Đạo đức lưu truyền hậu tấn Hiếu Trung phò xã tắc.
Học đường giáo hoá thơ sanh Nhơn Nghĩa lập giang san "
 

5 nhận xét:

  1. Năm 1965,anh Đặng Mỷ Lệ giữ chức Giám học trường Đao Đức đã kêu gọi Thầy Cô và HS thành lập thư viện cho trường bằng cách mỗi người góp 1 cuốn sách mới hoặc cũ..Nhờ vậy Thư viện ra đời với nhiều quyển sách có giá trị...
    Sau năm 1975,Thư viện đóng cửa và hầu hết sách bị đốt tại sân Vận động chợ Long Hoa do chiến dịch truy quét văn hóa phẩm đồi trụy

    Trả lờiXóa
  2. Trường Đạo Đức học đường nay có tên là trường Trung học cơ sở (cấp 2,Đệ nhất cấp) Lý Tự Trọng.
    Trường Trung học Lê văn Trung nay là trường THCS Hiệp An

    Trả lờiXóa
  3. Xin lỗi,trường TH Lê văn Trung nay có tên là THCS.Lê Quí Đôn.
    2 trường Lý Tự Trọng và Lê Quí Đôn đề trực thuôc Sở GD.TN.

    Trả lờiXóa
  4. Xin đính chính: năm 1928 là đầu thế kỷ 20 chứ không phải thế kỷ 19.
    Xin tặng tác giả một ảnh về mái trường xưa, tiếc là chữ Đ và chữ G đã bị phá để treo bảng tên mới.
    http://www.panoramio.com/photo/123148482

    Trả lờiXóa
  5. Đạo Đức Học Đường do Hội Thánh thành lập năm 1928 ( Mậu Thìn ). Trường có 3 lớp: 2 lớp Đồng Ấu ( cours enfantin ) 1 lớp Dự Bị (cours preparatoire )
    Năm Kỷ Tỵ ( ngày 18-8-1929 ) trong buổi lễ phát thưởng niên học đầu
    tiên, dưới sự chủ tọa của Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt.
    Hai câu đối trước cổng trường ( được biết do Ngài Đầu Sư ThTN ban )
    " Đạo Đức Lưu Truyền Hậu Tấn Hiếu Trung Phò Xã Tắc
    Học Đường Giáo Hóa Thơ Sanh Nhân Nghĩa Lập Giang San"

    Trả lờiXóa

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...