THẦY TÔI : NGUYỄN VĂN THẠI
( Thương về thầy
cũ trường xưa )
( Bài viết của CHS/GC : Nguyễn Cang)
( Bài viết của CHS/GC : Nguyễn Cang)
Niên khoá đầu tiên 1955-1956 của trường Trung
Học Công Lập Tây Ninh tiếp nhận 3 lớp đệ thất tổng cộng 120 học sinh. Tôi may
mắn thi đậu vào trường nầy. Tôi biết rằng nếu tôi cố gắng học hành đàng hoàng
thì có thể qua hết bậc trung học mà không phải đóng học phí và nó sẽ mở ra cho tôi một tương lai
tột đẹp về sau. Nỗi vui mừng của tôi được cha mẹ chia sẻ bằng cách mua cho tôi
một cây đờn mandoline thật xinh xắn. Đó là phần thưởng duy nhất mà ba dành cho tôi , tự dưng tôi có
cảm tưởng như mình lớn hẳn lên. Sau mùa
hè tôi sẽ giả biệt trường tiểu học để chuyển sang trung học, chắc chắn tôi sẽ
có nhiều bạn mới từ các nơi đổ về : Trãng Bàng, Gò Dầu hay một nơi nào đó thuộc tỉnh Tây Ninh. Sự thay đổi nầy
làm cho tôi nôn nao trong lòng, tôi mong cho mau tới ngày tựu trường để mậc áo
mới , đi xe đạp tới trường với các bạn. Ôi sao mà vui quá!
Ngày
khai trường chúng tôi được Ban Giám Hiệu giới thiệu các thầy cô mới phụ trách
các bộ môn: Toán Lý Hoá,Vạn vật, Anh văn, Pháp văn...
Trong các thầy cô có một người mà tôi dể ý nhất dó là thầy Nguyễn văn Thại (Thại chớ không phải Thoại) vì cái tên của thầy nghe là lạ lại cùng họ Nguyễn với tôi. Sau nầy tôi còn gặp thầy nhiều lần trong tuần vì thầy phụ trách nhiều bộ môn, nào Toán Lý Hoá, Sử Địa,và cả Pháp văn nữa. mà môn nào thầy cũng tỏ ra vững vàng, nổi bật nhất là môn Pháp văn lớp đệ tứ. Tôi không hiểu thầy học tiếng Pháp hồi nào mà thậy lại rất giỏi về văn phạm và thơ văn. Thầy tập cho học sinh phân tích văn phạm và cú pháp (analyse grammaire et syntax) để học sinh nắm vững cấu trúc từ ngữ và cách đặt câu .Bên cạnh đó thầy còn cho làm bài nghị luận văn chương và luân lý (dissertation litteraire et morale ) chuẩn bị cho bài thi THĐNC cuối năm ( đây là bài thi bắt buộc thời bấy giờ, nếu bạn chọn sinh ngữ chính là Pháp văn). Thầy thuộc rất nhiều thơ tiếng Pháp , thầy có thể đọc rào rào vài bài thơ của Lamartine, Montequieu, Balzac...và một số bài văn xuôi nữa.
Năm thứ nhứt, đệ thất, tôi thấy cái gì cũng mới mẻ sâu rộng khác hẳn với những gì tôi học ở bậc tiểu học. Vậy mà thầy có thể giảng dạy đủ các môn làm sao tôi không phục thầy cho được? Tôi nhớ năm ấy thầy phụ trách môn toán lớp đệ thất, gần cuối năm thầy dạy cách giải phương trình bậc nhất chứa một ẩn số, sau đó thầy dạy tiếp phần áp dụng: giải bài toán đố bằng cách lập phương trình bậc nhất chứa một ẩn số. Lần đầu tiên nghe thầy nói mình có thể dùng đại số để giải bài toán số học bằng cách gọi x là ẩn số,tức cái mà ta cần tìm, sau đó tìm sự liên hệ giữa các đại lượng để đặt thành phương trình. Cưối cùng là giải phương trình đó ta tìm được giá trị của x, chính là đáp số của bài toán . Toán đại số nó khác với toán số học ở chữ x đó .Tôi như "mở mắt" với khám phá mới nầy , nhưng vẫn còn ngờ vực, thầy liền đưa ra một ví dụ "Chúng ta biết vật thể kim loại nó có trọng lưộng, mà công thức toán các em đã học hồi Tiểu học là P= T.V ( trọng lượng bằng tỉ trọng nhân cho thể tích). Từ công thức nầy,khi biết 2 đại lượng ta có thể tìm dược đại lương thứ ba. Giả sử cho biết P và T, hãy tìm thể tích V. Ta gọi đại lượng chưa biết V là x rồi ta tìm sự liên hệ giữa 3 đại lượng nầy dựa vào cong thức trên, tới đây coi như bài toán đã giải xong. Thầy nhấn mạnh thêm: cái ta chưa biết thì gọi là x, nhưng đã gọi nó là x rồi thì sau đó ta phải coi nó như là số đã biết chớ đừng nghĩ nó là số chưa biết nữa, có vậy ta mới khỏi lúng túng , vấn đề còn lại là đi tìm sự liên hệ giữa các đại lượng. Còn bài toán động tử thì cũng vậy, từ công thức Q=v.t (quảng đường bằng vận tốc nhân cho thời gian).
Nhờ sự chỉ dẫn của thầy mà sau nầy lên đệ lục tôi làm toán đại số không thấy khó và cũng cảm thấy thích môn học nầy, mặc dầu người ta thường cho rằng toán là một môn học khô khan. Không biết có bạn nào ngày xưa ngồi học chung với tôi trong giớ toán thầy Thại, chắc các bạn còn nhớ những bài toán về "Tỷ trọng" mà thầy thường cho học sinh làm bài tập? Nhấc lại để mình còn nhận ra nhau khi tuổi xế chiều.
Trong các thầy cô có một người mà tôi dể ý nhất dó là thầy Nguyễn văn Thại (Thại chớ không phải Thoại) vì cái tên của thầy nghe là lạ lại cùng họ Nguyễn với tôi. Sau nầy tôi còn gặp thầy nhiều lần trong tuần vì thầy phụ trách nhiều bộ môn, nào Toán Lý Hoá, Sử Địa,và cả Pháp văn nữa. mà môn nào thầy cũng tỏ ra vững vàng, nổi bật nhất là môn Pháp văn lớp đệ tứ. Tôi không hiểu thầy học tiếng Pháp hồi nào mà thậy lại rất giỏi về văn phạm và thơ văn. Thầy tập cho học sinh phân tích văn phạm và cú pháp (analyse grammaire et syntax) để học sinh nắm vững cấu trúc từ ngữ và cách đặt câu .Bên cạnh đó thầy còn cho làm bài nghị luận văn chương và luân lý (dissertation litteraire et morale ) chuẩn bị cho bài thi THĐNC cuối năm ( đây là bài thi bắt buộc thời bấy giờ, nếu bạn chọn sinh ngữ chính là Pháp văn). Thầy thuộc rất nhiều thơ tiếng Pháp , thầy có thể đọc rào rào vài bài thơ của Lamartine, Montequieu, Balzac...và một số bài văn xuôi nữa.
Năm thứ nhứt, đệ thất, tôi thấy cái gì cũng mới mẻ sâu rộng khác hẳn với những gì tôi học ở bậc tiểu học. Vậy mà thầy có thể giảng dạy đủ các môn làm sao tôi không phục thầy cho được? Tôi nhớ năm ấy thầy phụ trách môn toán lớp đệ thất, gần cuối năm thầy dạy cách giải phương trình bậc nhất chứa một ẩn số, sau đó thầy dạy tiếp phần áp dụng: giải bài toán đố bằng cách lập phương trình bậc nhất chứa một ẩn số. Lần đầu tiên nghe thầy nói mình có thể dùng đại số để giải bài toán số học bằng cách gọi x là ẩn số,tức cái mà ta cần tìm, sau đó tìm sự liên hệ giữa các đại lượng để đặt thành phương trình. Cưối cùng là giải phương trình đó ta tìm được giá trị của x, chính là đáp số của bài toán . Toán đại số nó khác với toán số học ở chữ x đó .Tôi như "mở mắt" với khám phá mới nầy , nhưng vẫn còn ngờ vực, thầy liền đưa ra một ví dụ "Chúng ta biết vật thể kim loại nó có trọng lưộng, mà công thức toán các em đã học hồi Tiểu học là P= T.V ( trọng lượng bằng tỉ trọng nhân cho thể tích). Từ công thức nầy,khi biết 2 đại lượng ta có thể tìm dược đại lương thứ ba. Giả sử cho biết P và T, hãy tìm thể tích V. Ta gọi đại lượng chưa biết V là x rồi ta tìm sự liên hệ giữa 3 đại lượng nầy dựa vào cong thức trên, tới đây coi như bài toán đã giải xong. Thầy nhấn mạnh thêm: cái ta chưa biết thì gọi là x, nhưng đã gọi nó là x rồi thì sau đó ta phải coi nó như là số đã biết chớ đừng nghĩ nó là số chưa biết nữa, có vậy ta mới khỏi lúng túng , vấn đề còn lại là đi tìm sự liên hệ giữa các đại lượng. Còn bài toán động tử thì cũng vậy, từ công thức Q=v.t (quảng đường bằng vận tốc nhân cho thời gian).
Nhờ sự chỉ dẫn của thầy mà sau nầy lên đệ lục tôi làm toán đại số không thấy khó và cũng cảm thấy thích môn học nầy, mặc dầu người ta thường cho rằng toán là một môn học khô khan. Không biết có bạn nào ngày xưa ngồi học chung với tôi trong giớ toán thầy Thại, chắc các bạn còn nhớ những bài toán về "Tỷ trọng" mà thầy thường cho học sinh làm bài tập? Nhấc lại để mình còn nhận ra nhau khi tuổi xế chiều.
Còn môn hình học thì thầy cũng tỏ ra thành
thạo, thầy giảng chậm rãi dễ hiểu khiến tôi thích môn nầy lắm vì nó gợi cho
mình suy nghĩ, tìm tòi khám phá, từ những khái niêm đơn giản tới những chứng minh phức tạp. Lâu rồi tôi không
còn nhớ chi tiết bài giảng của thầy, chỉ nhớ vài ý chánh về bài : “Khái niệm về điểm, đường tẳng, đoạn thẳnh,
các góc nhọn ,tù , vuông , bẹt”. Lần đầu tiên nghe thầy nói "Tiên đề
Euclide" , nghe nó lạ tai làm sao!
“Từ một điểm
ngoài đường thẳng ta chỉ có thể vẽ được một đường thẳng song song với đường
thẳng đó mà thôi".
Mới nghe chúng
tôi chẳng hiểu gì cả, sau đó thầy dùng phấn vẽ hình trên bảng để cụ thể hoá bài
học : “Trong mặt phẳng( P) , cho trước một đường thẳng( D) và A là một điểm nằm ngoài (D). Từ điểm A ta chỉ
có thể vẽ được một và chỉ một đường thằng song song với đường thẳng (D) mà
thôi”. (D)_________________
A .________________(d)
Thầy còn nhấn mạnh: vì là tiên đề nên ta công nhận mà không
chứng minh.. Chúng tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao lại không chứng minh? Một
bạn đứng lên hỏi :"Thưa thầy vậy chớ tiên đề nầy dùng để làm gì?".
-Dùng để chứng
minh một hoặc nhiều đường thẳng đi qua một điểm cố định (với một số điều kiện cho trước).
- Tìm quỹ tích
những điểm cách đều một đường thẳng cho trước một khoảng không đổi.
Thấy chúng tôi
ngơ ngác thầy tiếp:" Các em đừng thắc mắc, sau nầy lên lớp trên thầy cô sẽ
giảng kỹ hơn về phần ứng dựng, còn đây không phải chương trình của lớp chúng ta.
Hồi đó tuổi thầy còn trẻ, độ 30 nhưng trông
thầy già trước tuổi. Trên gương mặt thầy ẩn chứa nét nghiêm trang ,khắc khổ của một đời làm
nghề giáo! Dáng thầy trung bình, thầy ăn mặc rất giản dị áo bỏ vào trong, chân
mang đôi giày tây hơi cũ. Thầy rất nghiêm khắc với bản thân cũng như với học
trò. Sự nghiêm khắc của thầy làm học trò vừa nễ vừa sợ khiến giờ học của thầy
thật im lặng, không có bạn nào dám đùa nghịch .Tôi chưa hề thấy có bạn nào dám
hỗn hay lớn tiếng với thầy. Nhưng trong cái nghiêm khắc của thầy tôi nhận ra
được cái tình cảm của thầy đối với học trò, thầy thưong học trò như con của
mình, tôi chưa thấy thầy phạt hay đánh hoc trò bao giờ.Càng học lâu với thầy
tôi càng hiểu thầy và kính mến thầy nhiều. Tôi không nghe thầy giảng morale
trước lớp, lâu lâu găp trường hợp cần răn dạy thầy chỉ nhắc khéo:"Cố lên!
Như vầy chưa được!--Lần sau lên trả bài lại" . Hình như thầy sợ làm chạm
tự ái học trò. Đây là nét độc đáo của thầy sau những năm dài làm thầy giáo, một
kinh nghiệm quí báu cho các bạn trẻ muốn nối nghiệp thầy sau nầy.
Tôi không thấy thầy cười với học trò dẫu đó là ngày cuối năm,các lớp tổ chức tiệc tất niên mời thầy tham dự, chỉ có một lần duy nhất tôi thấy thầy cười với học sinh, trong dịp nào tôi không còn nhớ rõ chỉ nhớ chuyện thầy đố học trò tìm câu giải đáp. Thầy hỏi: "Con gì lúc nhỏ đi 4 chân, lớn lên đi 2 chân, già đi 3 chân" . Cả lớp im lặng một hồi lâu không có tiếng trả lời, thầy cười hăng hắc " Đó là con người, lúc nhỏ đi bằng cách bò 2 tay 2 chân,lùc lớn thì đi 2 chân, còn già thì ngoài 2 chân còn có cây gậy nữa". Nghe vậy chúng tôi cũng cười vui với thầy. Đó là lần duy nhất tôi thấy thầy cười. Còn lúc thầy giận thì sao? Tôi chỉ thấy một lần duy nhất thầy giận, cái giận của thầy làm cả lớp xanh mặt.
Tôi không thấy thầy cười với học trò dẫu đó là ngày cuối năm,các lớp tổ chức tiệc tất niên mời thầy tham dự, chỉ có một lần duy nhất tôi thấy thầy cười với học sinh, trong dịp nào tôi không còn nhớ rõ chỉ nhớ chuyện thầy đố học trò tìm câu giải đáp. Thầy hỏi: "Con gì lúc nhỏ đi 4 chân, lớn lên đi 2 chân, già đi 3 chân" . Cả lớp im lặng một hồi lâu không có tiếng trả lời, thầy cười hăng hắc " Đó là con người, lúc nhỏ đi bằng cách bò 2 tay 2 chân,lùc lớn thì đi 2 chân, còn già thì ngoài 2 chân còn có cây gậy nữa". Nghe vậy chúng tôi cũng cười vui với thầy. Đó là lần duy nhất tôi thấy thầy cười. Còn lúc thầy giận thì sao? Tôi chỉ thấy một lần duy nhất thầy giận, cái giận của thầy làm cả lớp xanh mặt.
Hôm
ấy thầy có giờ Pháp văn (lớp đệ tứ) , thầy vào lớp trứoc khi tiếng chuông reo
tới giờ học. Sự hiện diện của thầy làm chúng tôi ngạc nhiên,có đứa nói lớn
" Chưa tới giờ mà thầy!" Thầy không trả lời nhưng vẻ mặt hầm hầm,
thầy đứng đợi cho tới khi có tiếng chuông reo. Lúc nầy mặt thầy xanh mét, không
nói không rằng thầy đặt cái cặp trên bàn rồi rút ra một quyển sách thật to như
cuốn tự điển. Thầy nhìn xuống cuối lớp rồi bất thình lình gọi một bạn lên bảng
chép lại một đoạn văn ( lâu quá tôi không còn nhớ nguyên văn bản tiếng Pháp nên chỉ ghi lại nội dung theo trí nhớ : Prendre
le biens public est un acte de vol.
Commentez cette citation (Tạm dịch : Lấy của công là hành vi ăn cắp. Bạn hãy bình luận câu nói nầy.) ( Bài
dissertation morale)) .
Sau đó thầy cất
tiếng :" Trong đời làm thầy giáo của tôi chưa bao giờ có đứa học trò nào
nói với tôi là câu này sai .Vậy mà trong lớp nầy có một em bảo : il est
incorrecte!, đây là câu nói mà tôi trích
ra từ cuốn sách nầy." Nói xong mấy
lời mặt thầy trở nên tái nhợt, tôi thấy
môi thầy run run, coi bộ thầy giận dữ lắm! Có đứa buột miệng : " Thưa thầy
bài đó của ai ?" Thầy trả lời: " Của ai người đó biết."
Suốt giờ thầy
không dạy thêm một chữ nào, sau cùng thầy bảo một bạn lên bảng chép một bài thơ
của Lamartine rồi dặn học trò về học thuộc lòng. Hết giờ thầy bước ra khỏi lớp,
chúng tôi xúm lại xì xào đi tim "tác giả" bài viết. Chúng tôi tìm
được không khó, Anh bạn đó là DẪU. Anh Dẫu là một học sinh chăm chỉ và ngoan,
tánh anh rất hiền, không hề phá phách thầy cô hay chọc ghẹo bạn bè. Rất tiếc hồi đó tôi không được đọc
bài làm của anh nên không hiểu anh lý
luận như thế nào mà có câu kết luận như vậy? Tôi không tin bạn tôi cố ý trêu
thây vì hồi đó ai cũng biết thầy rất giỏi Pháp văn, tôi dám chắc không có bạn
nào dám "vuốt râu cọp". Tôi nghĩ chắc có sự hiểu lầm sao đó chớ bạn
tôi đời nào dám hỗn với thầy. Suốt giờ học đó chúng tôi chỉ biết ngồi im lặng, mỗi
người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Tôi thấy buồn buồn trong bụng.
Khi tiếng chuông
reo báo hiệu giờ học chấm dứt, thầy đút sách vào cặp rồi bước ra ngoài. Vài
phút sau,chợt ở cuối lớp tôi thấy bạn Dẫu cũng bước nhanh ra khỏi lớp, bạn đuổi
theo thầy để nói gì đó. Tôi thấy thầy và bạn đứng cạnh cẩu thang nói qua nói
lại chuyện gì trông thầy có vẻ thoải mái
vui tươi chứ không phải căng thẳng như lúc ở trong lớp. Sau đó tôi thấy bạn Dẫu
trở lại lớp, tôi liền tiến tới gần hỏi:
-Ủa, bạn nói gì
với thầy mà trông gương mặt của thầy có
vẻ hớn hở vậy?
- Có gì đâu! tôi
chỉ giải thích cho thầy đừng hiểu lầm tôi thôi.
- Mà hiểu lầm
chuyện gì?
- Thì hồi nảy
ổng sặc cà rây tôi đó! Tôi đâu có nói
câu đó viết sai đâu, tôi chỉ phân tích
cho thấy nếu ở một trương hợp đặc biệt thì
ý nghĩa câu nầy không đúng. Thú thật tiếng Pháp tôi không giỏi, có nhiều khi ý thế nầy mình
viết thành thế kia nên dễ bị hiểu lầm. Tôi nghĩ tôi đang ở vào trường hợp nầy.
- Rồi thầy nói
sao?
Thầy bảo:
-Nếu em giải
thích như vậy thì thầy chấp nhận, bây giờ coi như không có chuyện gì xảy ra ,
thôi em về lớp đi thầy lên văn phòng ngay bây giờ.
Tôi còn thắc
mắc:
- Sao hồi nảy ở
trong lớp bạn không thanh minh với thầy mà phải đợi thầy đi ra bạn mới chạy
theo?
- Vấn đề hơi tế
nhị , thầy đang giận mình nói nhiều khi ông không chịu nghe thì sao? Tôi đợi
cho lòng thầy dịu lại rồi mới trình bày.
Tôi thầm khen bạn
tôi hiểu đời sớm quá!
Sau đó vi bận rộn việc học hành, vì cuộc sống
khó khăn tôi quên đi câu chuyện của thầy, nay nhắc lại thì thầy đã ra người
thiên cổ còn bạn tôi không biết bây giờ ra sao?
Năm 1970, tôi
đang ghi danh học chứng chỉ Văn Chương Quốc Âm và Văn Chương Việt Hán tại đại
học Văn Khoa Sài Gòn thì được tin thầy đã đổi về Biên Hoà, thầy cũng đang theo
học chứng chỉ Văn Chương Pháp ,tôi cố ý tìm thầy ở giảng đường lầu 3 nhưng
không gặp. Tôi định nếu gặp thầy tôi sẽ mời thầy xuống Câu Lạc Bộ Sinh Viên
uống cà phê rồi ôn lại những kỷ niệm thời tôi còn học ở trường Trung Học Tây
Ninh...
Rồi
năm tháng trôi qua mau cùng với nhịp độ
chiến tranh càng ngày càng khốc liệt trên
mọi miền đất nước, tôi không còn biết tin tức gì của thầy nữa.
Sau
năm 1975, nghe nói thầy dạy được một lúc
rồi về hưu. Tuổi già sức yếu, từ đó cuộc
sống của thầy rất chật vật . Thầy sống trong cảnh nghèo túng cùng cực. Suốt
một đời dạy học thầy không tạo nổi một căn nhà cho vợ con ở, thầy vẫn ở nhà
mướn như hồi còn dạy ở Tây Ninh. Nhiều bạn ở nước ngoài về nhờ cô bạn cũ Nguyễn Thị Ngọc Phượng( con
thầy giáo Hảo) hướng dẫn lên Biên Hoà thăm thầy.
Trước khi tôi
về Việt Nam một anh bạn thân, từng nhiều lần về thăm quê hương, đưa ra nhận
xét: “Thành phố Biên Hoà ngày nay thay
đổi nhiều lắm, mình cứ tưởng chỉ có Sài gòn, trung tâm thủ đô Miền Nam trước
75, là thay đổi ai ngờ mọi nơi đều thay đổi, hoàn toàn lạ lẫm : nhà cửa thay
đổi mà con người cũng thay đổi, không phải vì họ không phải là bà con mình, mà
trong cử chỉ, cách nói năng hằng ngày cũng làm cho mình ngạc nhiên nữa. Ngay cả
những người sống chung trong nước mà họ không còn cho nhau cái tình đầm ấm
thiết tha, sao họ khác xưa nhiều quá!. Bạn bè tôi không còn coi tôi như một
người bạn cũ, một đồng hương gần gủi mến thương trái lại họ coi tôi như một du
khách từ nước ngoài về thăm quê , hay như một kẻ đi du lich nào đó,điều nầy làm
cho tôi cảm thấy như mình bị gạt ra ngoài xã hội, ra khỏi cái phần đất của
mình, tôi thấy thấm thía vô cùng mấy câu thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương:
Lũ chúng tôi
lạc loài năm bảy đứa,
Bị quê hương
ruồng bỏ giống nòi khinh
Bể vô tận sá
gì phương hướng nữa
Thuyền ơi
thuyền theo gió hãy lênh đênh.
Mà chúng tôi đâu có ruồng bỏ quê hương, tại sao quê
hương lại ruồng bỏ chúng tôi? Tôi muốn ghé bến mà bến vẫn thờ ơ thì làm sao mà
đậu? Thật là một nghịch lý! Hay là chúng tôi sanh lầm thế kỷ nên mới có cảnh
đoạn trường nầy:
Lũ chúng tôi
đầu thay lầm thế kỷ
Một đời người
u uất nỗi hoang sơ
Đời kiêu bạt
không dung hồn giản dị
Thuyền ơi
thuyền xin đậu bến hoang sơ.”….
Tôi không biết lời nhận xét của anh bạn có quá đáng lắm không?.
Chúng tôi đến Biên Hoà vừa đúng 12 giờ trưa.
Trời tháng tư nắng cháy da người, hàng cây bên đường lặng gió đứng im, những
tia nắng xuyên qua cành lá rọi xuống
mặt đường , đong đưa tạo thành những hoa nắng lấp lánh nhảy múa trước mặt, lám tăng thêm cái chói
chang oi bức của buổi trưa hè. Thình lình chị Phượng vượt lên phía trước, chị
la lên " sắp tới nhà thầy rồi bà con ơi!".
- Đây căn nhà bên
trái đó!
- Để tôi vào
trước xem thầy còn nhận ra tôi không?
Tôi từ từ bước
tới, chợt có tiếng chó sủa. Tôi dừng lại. Từ bên trong một ngườii đàn ông ,
không phải! một ông già mới đúng, ốm nhom chỉ còn da bọc xương trông có vẻ bệnh
hoạn, từ từ lần ra khỏi cửa. Tôi lùi lại trố mắt nhìn rồi tự hỏi “hay mình đi lộn nhà?” Thấy tôi bỗng dưng thụt lùi chị Phượng liền
bước nhanh tới :
-Thầy đó chào
thầy đi!
Tôi kêu lên thảng
thốt "Trời! thầy Thại đây
sao?" Ba mươi năm xa cách nay gặp
lại thầy với tấm thân tàn tạ tôi không
còn nhận ra thầy được nữa! Tôi nghe hai mắt cay xè. Không ngờ thời gian , bệnh hoạn, sự
buồn phiền đã tàn phá cơ thể thầy đến như vầy! Lòng tôi chùng xuống , xót xa
cho thân phận con người: sanh lão bệnh tử, rồi ra ai cũng phải qua giai đoạn nầy, kẻ trước người
sau thôi.
Nhìn cảnh nhà nghèo khó chúng tôi không khỏi chạnh lòng,kẻ ít người
nhiều góp tặng thầy một món tiền gọi là để tỏ lòng kính mến thầy, để thầy uống
cà phê . Thầy run run đưa tay nhận quà ,nói được vài tiếng cám ơn lí nhí nghẹn
ngào trong lúc đôi mắt thầy đỏ hoe. Chúng tôi quay mặt để nén xúc động . Vợ
thầy cho biết “ lúc nầy bịnh của thầy cũng
đã trở nặng mà thuốc men thì mắc mỏ, hao
tốn quá”. Thật tội nghiệp cho thầy ! Có
điều đáng nói là người con gái lớn của thầy lúc nào cũng
túc trực cạnh thầy để chăm sóc sức khoẻ cho thầy.
Chúng tôi thăm thầy gần hai tiếng đồng hồ rồi
từ giả thầy để trở lại thành phố Sài
Gòn. Trên đường về tâm tư tôi nặng trĩu những suy tư về tâm linh, thấy kiếp
nhân sinh sao quá phũ phàng. Cuộc đời
huyễn mộng có thành không, nào ai biết được! Chúng tôi từ giả thầy mà không hẹn
ngày trở lại. Ngày xưa lúc còn ở trong nước đôi khi muốn đi thăm thầy còn không
dễ nay thầy trò ở hai phương trời cách biệt thì còn khó biết chừng nào! Vả
chăng bây giờ trở lại Việt Nam ,
quê hương yêu dấu ngàn đời,sao tôi cảm thấy nó xa lạ như không phải là đất nước
của mình nữa. Tôi cảm thấy lạc lỏng ngay trên chính quê hương của mình! Cũng
vẫn con đường xưa,con sông cũ,cảnh vật nầy mà nay sao không còn tình cảm thiết
tha triều mên, tôi đang đi trên con đường quê hương hay đang đi giữa sa mạc
cuộc đời?
Nhắc tới con gái của thầy tôi không làm sao
quên được người bạn thời trung học Trình
văn Khai, đã từng đeo đuổi con thầy ngay
từ lúc tuổi mới 15-16, nhưng...
Vào
khoảng năm 2009, bạn Khai có ghé Sanjose gặp lại một số bạn bè cũ. Được hỏi hồi xưa
nghe nói bạn để ý tới con thầy Thại, bạn tới lui nhà thầy và rõ ràng là bạn muốn
làm rễ thầy nhưng sao để trớt hướt vậy?
- Tại không có
duyên nên chuyện không thành.
Hồi còn học Trung
học Tây Ninh ,ở cái tuổi 15 , trong lúc chúng tôi có những biến chuyển về tâm
sinh lý, nhưng vẫn vô tư trong cuộc sống, chỉ biết để con tim rung động qua cách diễn tả tâm tư tình cảm bằng những vần thơ chưa tròn ý ,niêm luật chưa hoàn
chỉnh, hay trãi nỗi lòng một cách kín đào bằng những dòng nhật ký viết nắn nót
trong những trang giấỷ mỏng màu hồng đem
cất vào trong ngăn tủ thỉnh thoảng lấy ra đọc, thì bạn Khai đã tiến xa hơn một
bước, bạn mạnh dạn đến nhà thầy để làm
quen với con gái thầy và cũng để gây cảm tình với thầy nữa . Có lần bạn rũ con thầy, cô Cúc ,đi chơi
đâu đó. Khi bạn xin phép thầy thì thây gật đầu nhưng buộc kèm theo một đứa em
của Cúc. Thầy thận trọng như thế đó các bạn ạ. Có khi bạn Khai còn xách chai đi
mua rượu cho thầy nhậu nữa! Tình thầy trò thật êm đẹp , tạo thuận lợi cho bạn
Khai tiến tới chinh phục tình cảm con gái thầy, tưởng sau nầy sẽ nên duyên chồng
vợ ai ngờ kết cuộc chẳng ra làm sao! Quả
thật tình yêu đâu phải muốn mà được, nó cần kinh qua nhiều thử thầch và phải xem ông tơ bà
nguyệt có bằng lòng xe duyên hay không nữa!
Một bạn trong
nhóm cắc cớ hỏi:
-Nhưng cô Cúc đâu
có đẹp lắm sao bạn mê cổ quá vậy?
- Nói vậy sao
được ! Mỗi người có nhận thức khác nhau về thẩm mỹ , bạn không thấy đẹp nhưng
tôi thấy đẹp, cái đẹp của em nó ẩn bên trong , người ta gọi là duyên ngầm đó!
Cả bọn trố mắt
nhin anh, chưng hửng:
-Vậy chớ duyên ngầm
ở chỗ nào?
- Ở trên môi,trên
mắt , trên mái tóc và trên dáng đứng của
em nữa….
Mọi người cùng ồ lên một tiếng rồi cười xoà.
Có lý! có lý!!
* * *
Hai mươi năm xa
cách quê nhà sống lưu lạc trên vùng đất
tự do, tuổi già thất thập cổ lai hy, tóc bạc phơ, lòng cứ muốn giã từ mọi thứ mà sao nó vẫn vấn vương
mãi cái "ngày xưa" ấy.
Ước gì có phép mẩu đưa tôi ngược thời gian để tôi trở về trường cũ ngồi
vào chỗ cũ để nghe thầy giảng lại bài
học ngày xưa cho vơi niềm thương nhớ...
Hôm
nay em viết những dòng tâm sự nầy như một nén hương với tất cả lòng thành của một đứa học trò kính dâng lên thầy để tưởng
nhớ công ơn của thầy và em cũng cầu nguyện cho linh hồn thầy được siêu thoát trong thế giới bình an
không còn đau khổ hận thù.
Học trò cũ của
thầy,
Nguyễn Cang
Học trò cũ thăm GS Anh văn Tạ cao Huê.
Vũ Hoàng Chương
Trả lờiXóaThuở nhỏ, ông học chữ Hán ở nhà rồi lên học tiểu học tại Nam Định. Năm 1931 ông nhập học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, đỗ Tú tài năm 1937.
Năm 1938 ông vào Trường Luật nhưng chỉ được một năm thì bỏ đi làm Phó Kiểm soát Sở Hỏa xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh - Na Sầm.
Năm 1941, ông bỏ Sở hỏa xa đi học Cử nhân toán tại Hà Nội, rồi lại bỏ dở để đi dạy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng sáng tác thơ và kịch. Sau đó trở về Hà Nội lập "Ban kịch Hà Nội" cùng Chu Ngọc và Nguyễn Bính. Năm 1942 đoàn kịch công diễn vở kịch thơ Vân muội tại Nhà Hát Lớn. Cũng năm đó ông gặp Đinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Đinh Hùng và hai người thành hôn năm 1944.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông về Nam Định và cho diễn vở kịch thơ Lên đường của Hoàng Cầm. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, Vũ Hoàng Chương tản cư cùng gia đình về Thái Bình, làm nghề dạy học. Đến 1950, gặp lúc quân Pháp càn đến ruồng bắt cả nhà, ông bỏ miền quê, hồi cư về Hà Nội nơi dạy toán rồi chuyển sang dạy văn và làm nghề này cho đến 1975.
Năm 1954, Vũ Hoàng Chương di cư vào Nam, tiếp tục dạy học và sáng tác ở Sài Gòn.
Năm 1959 ông đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" của Việt Nam Cộng hòa với tập thơ Hoa đăng. Trong năm này ông sang Âu châu tham dự Hội nghị Thi ca Quốc tế tại Bỉ.
Năm 1964 ông tham dự Hội nghị Văn bút Á châu họp tại Bangkok; năm sau, 1965 lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Bled, Nam Tư. Năm 1967, ông lại tham dự Hội nghị Văn bút Quốc tế họp tại Abidjan, thủ đô Côte d'Ivoire.
Thời gian 1969-1973 Vũ Hoàng Chương là Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam. Năm 1972 ông đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc lần thứ hai. Ông còn được vinh danh là "Thi bá" Việt Nam.
Ông mất ngày 06/09/1976 hưởng thọ 61 tuổi.
Tác phẩm tiêu biểu
Các tập thơ:
Thơ say (1940)
Mây (1943)
Thơ lửa (cùng Đoàn Văn Cừ, 1948)
Rừng phong (1954)
Hoa đăng (1959)
Tâm sự kẻ sang Tần (1961)
Lửa từ bi (1963)
Ta đợi em từ 30 năm (1970)
Đời vắng em rồi say với ai (1971)
Chúng ta mất hết chỉ còn nhau (1973)...
Kịch thơ:
Trương Chi (1944)
Vân muội (1944)
Hồng diệp (1944)
Bài thơ Phương xa của Vũ Hoàng Chương trích trong tập Thơ say(1940), đã thể hiện một nỗi đau về thời thế. Tác giả đã nhập cuộc, đã "xuống thuyền'' nhưng cảm thấy bơ vơ, lạc loài, mất phương hướng, đành phải chấp nhận"đánh liều nhắm mắt đưa chân", để con thuyền trôi dạt theo gió, đến bến bờ hoang sơ hay lênh đênh trong hoàn cảnh cầu toàn cho một lớp người trai trẻ(Thuyền ơi thuyền! Theo gió hãy cho ngoan).
Tuy nhiên bài thơ vẫn phảng phất ít nhiều dũng khí của những người tráng sĩ bại trận đã nhìn thấy một vận hội mới của đất nước mà không thể nào làm gì được (Men đã ngấm, bọn ta chờ nắng tắt, Treo buồm cao, cùng cao tiếng hồ khoan,Gió đã nổi, nhịp giăng chiều hiu hắt (Rất buồn, rất bi đát).
Quả là một ý chí bế tắc, trong nỗi đau thế cuộc!(Của một thời nô lệ giặc Tây).
Hai đoạn thơ của Cang đưa thì cũng tự cảm nhận thôi. Cụ thể, bạn bè cùng thế hệ với nhau, không ai không muốn gặp lại bạn cũ?! Hãy xem trên trang blogs của chúng tôi hoặc những lần họp mặt CHS TN rất thỏa lòng, tràn đầy niềm vui, trân trọng bạn bè phương xa thề nào thì sẽ rõ.
Tóm lại, hơn một lần,bài viết của Cang về Thầy Thại đáng kính rất cảm động. Cang đã thay bạn bè, qua bài viết nầy, như đốt cho Thầy một nén tâm hương, một lần trong đời và...mãi mãi. Đó là tấm lòng của một học trò cũ, của lớp học trò cũ NHỚ ƠN THẦY.
Rất mong những sáng tác tiếp theo của Cang.
Thân mến, Ngân Triều.
Chào bạn Ngân Triều,
XóaCám ơn bạn đã cho nhận xét.Tôi trích 2 đoạn thơ của Vũ Hoàng Chương để bổ xung cho lập luận của bạn tôi mà thôi, đó cũng là nhận xét của bạn tôi. Anh ta nói tới khía cạnh tổng quát của xả hội VN thời bây giờ: tình bạn bè, tình hàng xóm, tình bà con nó đã trở nên lợt lạt hơn hồi trước. Còn bạn thì thu hẹp vấn đề trong phạm vi học đường, dĩ nhiên cái tình cảm nầy gắn bó đậm đà hơn ,đó là điều tất yếu. Những cuộc họp bạn bè từ phương xa trở về thì ở đâu, hoàn cảnh nào cũng thấm thiết tình thâm. Như vậy bạn và bạn tôi đã bàn tới 2 vấn đề khác nhau thành thử nó lệch nhau.Còn tồi thì sao? Tâm trạng của tôi khi đặt chân lên quê hương sau thời gian dài xa cách,tôi bươc chân trên con đường cũ của thị xã TN, mà lòng thấy buồn buồn nghe như đang lạc lõng ngay trên chính quê hương của mình vậy. Bạn làm sao hiểu được cái tâm trạng nầy và chấc hẳn bạn cũng không có được cái cảm giác nầy đâu, chỉ có chúng tôi, những người xa xứ, mới cảm thấy được. Tôi đứng trước cửa trường Trung Học Tây Ninh, nửa muốn vào nửa muốn không , vì bây giờ trường đã khác xưa rồi, thầy tôi không còn dạy ở đó, bạn bè cũng không, vậy tôi vào để gặp ai đây? Tôi lưỡng lự một chút rồi quay trở ra. Tôi chỉ nói cảnh vật đã tác động đến tinh thần tôi,chua nói đến tình người. Tôi đang đi trên con đương mà ngày xưa từng đi lại hằng ngày mà nay sao tôi cảm thấy mình lạc lỏng xa lạ? Cái tâm trạng nầy tôi cũng đã nghe nhiều người đi về VN nói như vậy. Hình như có một khoảng cách vô hình càng ngày càng hiện rõ, dĩ nhiên nó có lý do, có bao giờ bạn đi tìm hiểu nó không?
Tôi đã gạt qua mọi yếu tố chủ quan để còn đọng lại tình người nên tôi vẫn kính mến thầy Thại và tôi viết lên tình cảm nầy một cách chân thành từ trái tim, tôi nghĩ như thế cũng đủ.
Thân mến chào bạn,
Nguyễn , Cang
Ky Van Vuong commented on your status.
Trả lờiXóaKy Van wrote: "Thân chào bạn Nguyễn Cang! Tôi là Vương Văn Ký, học khóa 2 của Trường THCLTN, lớp Đệ Thất C, tức là sau bạn một khóa. Tôi nhớ thầy Thại, nhớ từ tướng đứng dáng đi nhưng tôi ko có duyên được học với thầy một giờ nào cả. Ngay cả một lần gặp mặt để nói chuyện cũng ko có! Nay qua bài viết của anh, thú thật, tôi quá xúc động! Trong suốt 4 năm trung học, nói that tình, tôi không có được kỷ niệm sâu đậm như anh dến nỗi, nay đã gần 60 năm trôi qua mà anh kể lại khiến tôi thấy quá rõ ràng, cảm động! Nhưng tôi cố nhớ, mà vẫn không sao nhớ được anh. Cái tên ko thôi cũng lạ. NGUYỄN CANG, không có chữ lót giống như người sinh trưởng ơỏ miền Trung VN. Tôi thỉnh thoảng có đọc vài bài viết của một vài cựu học sinh TN, nhắc về kỷ niệm cũ hồi còn đi học nhưng phải nói nói là ko bài nào được như vầy. Cám ơn anh đã chia sẻ tâm sự của một người học cũ đã nhớ đến thầy cũ bằng tất cả sự chân thành! Kính anh."
Chào bạn Vương Kỳ,
XóaHân hạnh được làm quen với bạn, mình cùng lò Trung Học Tậy Ninh đây, hơn 50 năm rồi còn gì! À, tên của tôi là Nguyễn văn Cang, nhưng viết theo kiểu Mỹ là Cang Nguyen hay Nguyen ,Cang (có dấu phẩy và không dấu mũ).
Cám ơn lời khen của bạn, thú thật tôi đã chôn vùi sách vở hơn 38 năm rồi, nay lục lại thấy rĩ sét hết nên phải rèn lại ,mới bắt đầu mà. Tiếc thật !
Thân mến
Nguyen, Cang
anh ấy là Vương văn Ký (dấu sắc) thứ năm trong nhà nên bên ngoài gọi là 5 ký.
XóaViết thơ là Ngũ cân tiểu bối.PH
Ngân Triều03:03 Ngày 09 tháng 6 năm 2013
Trả lờiXóaXin sưu tập tặng bạn đoc bài thơ Phương Xa-Vũ Hoàng Chương:
Phương Xa
Tác giả: Vũ Hoàng Chương
Nhổ neo rồi thuyền ơi! xin mặc sóng,
Xôi về đông hay giạt tới phương đoài,
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng,
Lòng cô đơn cay đắng họa dần vơi.
Lũ chúng ta, lạc loài, dăm bẩy đứa,
Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh,
Bể vô tận sá gì phương hướng nữa,
Thuyền ơi thuyền! Theo gió hãy lênh đênh.
Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ,
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ,
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị,
Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ.
Men đã ngấm bọn ta chờ nắng tắt,
Treo buồm cao cùng cao tiếng hò khoan.
Gió đã nổi nhịp trăng chiều hiu hắt,
Thuyền ơi thuyền theo gió hãy cho ngoan.
Thơ say- 1940/ Vũ Hoàng Chương
Bài Ca Sát Thát
Tác giả: Vũ Hoàng Chương
Đoàn người ấy mọc lên trong sa mạc,
Cả một rừng gươm trên lưng ngựa trường thành
Đoàn quân ấy từ phương Đông xuất phát,
Lũ con hoang bất trị của trời xanh
Chỉ nhắp có hơi men sung sát,
Chỉ say sưa bằng những miếng giao tranh,
Nhằm hướng Phi châu
Ngựa vọt tới đâu là đời sống tan tành,
Biển ngập máu còn mang tên Hồng Hải
Cờ phất Âu châu,
Ngựa giẫm tới đâu là xương phơi thịt vãi
Biển đeo tang còn Hắc Hải ghi danh...
Như ngọn cuồng lưu, như cơn bão cát
Từ Mông Cổ, Tân Cương đến Ba Tư Bạch Đát,
Trở về Hoa Hạ, Yên kinh
Lũ Thiên triều từng Bắc chiến, Tây chinh
Lẽ nào để một phương không xéo nát!
Trời Nam riêng cõi thanh bình
Lẽ nào để chiếc ngai vàng Thát Đát
Ba chân trời Đại Lục đứng chênh vênh!
Hay đâu: Bắc phương vừa quẫy đuôi kình
Rồng thiên sớm đã cựa mình Nam phương
Trần triều hai Thánh Đế
Hưng Đạo một Đại Vương
Hội mở Diên Hồng, đất nước vang rền khí thế,
Hịch truyền Vạn Kiếp, trời mây sáng rực văn chương.
Ý gửi tự muôn dân, lệnh trao từ chín bệ
Thì nắm đầu giặc như chơi, cướp giáo giặc cũng dễ.
Đây cửa sông Hàm Tử, bến đò Chương Dương!
“Nuốt sao Ngưu” chẳng phải việc hoang đường
Nam phương cường, Bắc phương cường!
Máu đào loang sóng Phú Lương mấy lần...
Trả lờiXóa
Ngân Triều03:09 Ngày 09 tháng 6 năm 2013
Trả lờiXóa(Tiếp theo)
Sét nổ trăm hai ngọn ải Tần,
Giang hoài biên tỉnh lại ra quân
Năm mươi vạn tinh binh ruổi ngựa
Tràn xuống Thăng Long như một khu rừng bốc lửa.
Những “Cây Sắt” con nòi Thiết Mộc Chân!
Giống Hồng Lạc giữa hai đường sanh tử
Trông lên sợi tóc buộc ngàn cân
Chợt đâu đó xé rèm mây quá khứ,
Xa thăm thẳm mấy ngàn năm Việt sử
Rọi về tia mắt tiền nhân:
Thiêu tàn khoảnh khắc bao do dự
Cả thép vô danh cũng rực ánh gươm thần...
Sát cánh vua cùng dân
Chung lòng với tướng quân
“Phá cường địch” cờ ai sáu chữ
Báo hoàng ân là báo quốc ân
Trăm họ chẳng ai còn lưỡng lự
Sông núi nào riêng một họ Trần.
Bình Than lạ nổi phong vân
Một gươm Tiết chế hai lần trao tay.
Lời Đại Vương truyền nín cỏ cây
Ba quân hào khí ngất tầng mây
Vụt nghe tướng lệnh, vươn mình thét:
-Sông Bạch Đằng tôi có mặt đây!
Hán hồ cũng đến chôn thây
Trước sau một khúc sông này mà thôi...
Triều non bạc lên ngôi, giờ lịch sử
Và xuống ngôi, theo lệnh Đại Vương truyền.
Nước rút đi, như ngàn vạn mũi tên
Lấy Đông Hải làm bia nhằm bắn tới
Một ám hiệu Kình nghê vừa mắc lưới,
Thuyền Vương Sư liền quật khởi tranh phong
Tay chèo nổi ngược cơn dông
Tiêng hò “Sát Thát” vang sông ngập bờ.
Duyên Giang một giải,
Lau cũng phất cờ
Mùa xuân gần cuối
Vẫn sóng bay hoa
Ngang trời động sấm tháng ba,
Dọc sông chớp giật, sáng loà gươm đao...
Cũng nơi đây Bạch Đằng Giang một khúc,
Ngô Vương từng chém Hoằng Thao
Gió mây thôi thúc
Quằn quại ba đào
Chợt tưởng niệm máu càng sôi sục,
Tinh thần quyết thắng bốc lên cao.
Thế phản công làm giặc dữ nôn nao
Chúng hoảng hốt vội thu quân về thượng lưu sông Bạch,
Nhưng số phận Hung nô, người phương Nam đã vạch,
Hỡi ơi, bằng giáo sắt cắm ngang sông
Đáy trường giang là cả một bàn chông
Nằm đợi sẵn khi thuỷ triều xuống thấp
Đoàn thuyền giặc lui qua bị xô nghiêng, lật sấp
Bị xé ra từng mảng vở tan thây...
Giữa lúc rồng thiêng mở vuốt tung mây
Quân tiếp ứng của Vương Sư ào xuất trận
Và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Hiện ra như một vị thần linh
Chớp mắt trên sông bặt sóng kình
Thế là đã nơi này bỏ xác
Lũ con hoang của trời sa mạc
Khắp Á, Âu từng vạn lý trường chinh
Bọn chúng ngờ đâu một sớm cõi Lý Minh
Thân bách chiến bỗng quay về hột cát
Trôi theo sóng cả tiếng tăm nòi Thát Đát
Cả giấc mơ xâm lược chúa Hồ Nguyên...
Ấy ai qua chốn giang biên
Khói đầy khoan giấc sầu miên lạnh lùng
Tiếng kình vang đợt sóng rung
Có nghe chăng có thẹn thùng người xưa?
Riêng ai nước cũ mây mờ
“Thái Bình Diên Yến” câu thơ lệ nhoà
Tháng Giêng kỷ niệm Đống Đa
Sông Đằng kỷ niệm tháng ba mấy lần?
Đầu mùa xuân, cuối mùa xuân
Cánh tay Đế Nguyễn, Vương Trần nào ai?
1962
(trích báo xuân Ất Dậu Sài Gòn Nhỏ)
Ky Van Vuong Cùng các bạn Cựu HS/THCL-TN!
Trả lờiXóaThưa các bạn,
Cùng là cựu HS Trường THCLTN những khóa đầu tiên nhưng trí nhớ của tôi lúc về già, kém quá! Nhờ bài viết của anh Nguyễn Cang, tôi mới biết là trường mình, vào niên khóa đầu tiên (1955 - 1956) có 3 lớp Đệ Thất mà tổng số HS chỉ có 120! Nhớ lại khi Trường THCL Quận Khiêm Hanh , một quận nhỏ nhất của Tỉnh Tây Ninh mà tôi có cơ duyên về làm Hiệu Trưởng, lúc khai giảng niên học đầu (1969-1970) cũng có 3 lớp 6 với 152 học sinh! Học sinh trước khi vào học, vẫn qua kỳ thi tuyển nhưng thi bao nhiêu thì... đậu hết bấy nhiêu. Thi để biết khái quát về khả năng để tiện việc sắp xếp lớp A,B,C theo thứ hang, tránh sự sai biệt quá nhiều về học lực hầu việc dạy dỗ dễ dàng hơn. Thầy cô giáo phải nương vào trình độ mà dạy kỷ lưởng hơn.
Trung Học CLTN là trường tỉnh mới khai mở đầu tiên nên thí sinh từ bốn quận trong tỉnh: Châu thành, Phú Khương, Gò Dầu Hạ và Trảng Bàng đèu kéo về ứng thí mà chỉ nhận có 120 học sinh thôi nên sự tuyển chon tương đối gắt gao hơn.
Ngày khai giảng đã tới mà trường vẫn chưa xây xong nên học sinh phải mượn đỏ cơ sở của trường Tiểu Học tỉnh lỵ Tây Ninh môt thời gian. Thế mà khi ra đời, nhiều cựu học sinh khóa 1 của trường đã đỗ đạt nhựng học vị cao trong xã hội đương thời như: anh Huỳnh Văn Tòng ở Gò Chùa đỗ Tiến Sĩ Sử Địa , Báo chí bên Pháp. Anh Nguyễn Hùng Trác, người Suối Bà Tươi, đỗ Cao Học Văn chương ĐHVK/SG. Anh Ngô Thiếu Đằng, người Gò Dầu Hạ, đỗ Tiến Sĩ Hóa Học tại Mỹ (sau 30.04.75)...Chắc còn nhiều nữa mà tôi không biết. Bạn nào biết ai xin kể lại cho bọn già mình nghe chơi cho vui trước khi về "Thiên Đàng" thăm ông bà tiên tổ!...
Thân mến chúc sức khỏe đến quý bạn đồng môn. VVK
Ky Van Vuong commented on your photo.
Trả lờiXóaKy Van wrote: "Thưa các bạn, Nhìn thấy các anh chị em đến thăm thầy Tạ Cao Huê, tôi nhớ đến thầy và những kỷ niệm xưa, xin chia sẻ cùng các bạn. Hẳn các bạn còn nhớ,khóa 2 của trường THCLTN, năm ĐỆ Thất và Đệ Lục, bọn mình học cả 2 SN Anh và Pháp. Pháp văn có cô Nguyễn Thị Thái, Nguyễn thị Hồng Vân, Lý thi Minh Nguyệt... dạy. Còn Anh văn thì có thầy Tạ Cao Huê và Nguyễn Trọng Chính. Trọn NK lóp ĐỆ Thất và khỏng nửa NK lớp ĐỆ Lục, lớp C của tụi tôi học AV với thầy Huê. Đến gần cuối năm Đệ Lục, thầy Chính dạy hết 4 lớp Đệ lục ABCD. Đầu NK 58-59 mới học 1 SN mà thôi. Dệ Ngũ ABC học PV, Đệ Ngũ D học AV."
Ky Van Vuong Mừng cho Thầy Thại & gia đình! Nhìn thấy cảnh đám học trò cũ, tất cả đã thành nhân chi mỹ, khoảng gần 20 người, đã lặn lội từ Tây Ninh xuống Biên Hòa, hang trăm cây cây số để thăm thầy cũ sau gần 30 năm xa cách, nhất là trong thời buổi khó khăn thì còn gì cảm động hơn! Thành thật ca tụng người đã có sang kiến và đã qui tựu ngần ấy bạn bè, hăm viếng và giúp đỡ thầy cũ trong cảnh già nua, bẩn chât và đau yếu Đây là nét văn hóa từ ngàn xưa, đáng yêu và đáng trân quý biết bao! Xin tặng các bạn 2 câu thơ:
Trả lờiXóaPHƯƠNG ĐÔNG RỰC ÁNG SAO MAI,
TÌNH THẦY TRÒ CŨ BAO NGÀY CHẲNG QUÊN!...