Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Do Thái:Từ Gaza tới Tel Aiv-Những con chim bồ câu cô độc




    Sderot, môt thị trấn Do Thái nhỏ nằm cạnh biên giới Gaza thường xuyên bị hỏa tiển Hamas phóng thẳng vào ngày cũng như đêm. Khi oanh tạc cơ Do Thái dội bom dãy Gaza bắt đầu trong tháng rồi, hàng trăm người Do Thái từ Sderot kéo về chật cứng trên đồi Kỵ Mã nhìn xem vổ tay tán thưởng.
    Nomika Zion, một người hoạt động cho hòa bình không có mặt trong những người đó, nhưng khi nghe người láng giềng nói với một đài truyền hình Do Thái là những tiếng bom nổ, quyện vào nhau như một bài nhạc đại hợp xướng mà anh ta chưa bao giờ nghe được trước đây, cô Zion chợt nghĩ,  có bao nhiêu người vô tội bên này hay bên kia đang chết đau đớn vì tiếng nhạc đó.
    Zion và một thương gia trong vùng tên Eric Yellin, đang hoạt động cổ súy  hòa bình cho người Palestine sống tại Gaza là nhóm người ít oi, thiểu số tại thị trấn Sderot hay trên cả nước DoThái. Mỗi khi Zion rời nhà đi đâu, cô thường phải chui vào cái hầm trú ẩn chống hỏa tiển tập thể của thị trấn. Trong suốt trận chiến giữa Do Thái và quân Hamas, thành phố Sderot đã hứng chịu 203 cái hỏa tiển của quân Hamas từ bên Gaza. Và dù vậy, cô vẫn luôn thương mến kẻ thù trong những ngày chiến trân. Cô cảm thông sự căm hận và ý nghỉ trả thù của người Gaza, sau những tháng ngày tuyệt vọng nhưng theo anh Yellin, vẫn còn có phương cách khác giải quyết vấn đề hơn là dùng sức mạnh súng đạn. Những người hoạt động hoà bình ở đây giờ chỉ là những con chim bồ câu cô độc. Cuộc chiến Gaza đã làm cho thế giới lên án Do Thái tàn bạo vì đã gây ra con số thường dân người Palestine chết quá cao, tại Do Thái chỉ có chừng trăm người biểu tình đòi hoà bình nhưng lại phải đối chọi không yên với một nhóm khác đông hơn, hò hét la to phải giết chết bọn Á Rập.
    Xem ra người Do Thái có lẽ đã bỏ cuộc trong việc tìm kiếm hòa bình với Palestine. Sự thăm dò ý kiến cho thấy hơn 90% dân Do Thái hài lòng với chuyện quân đội tấn công Gaza. Tổ chức “Hòa Bình Ngay” của những người hoạt động cho hoà bình có lần đã lôi kéo được hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình trên khắp đường phố. Nhưng sau ngày có thỏa uớc Oslo năm 1993, con số ủng hộ họ đã giảm sút đi khủng khiếp, hiện không còn bao nhiêu. Do Thái đã cho rằng Palestine đanng chơi trò song kế, một mặt nói hòa bình nhưng mặt khác thì ngầm xúi giục phá rối bên trong lãnh thổ Do Thái và các vùng chiếm đóng Palestine. Năm 2000, sau sự thương thảo tại trại David dưới thời Clinton thất bại, Arafat cáo buộc Do Thái không giữ lời thi hành thỏa uớc, nên phát động chiến dịch thánh chiến lần thứ nhì. Palestine mang bom cảm tử hàng ngày vào sâu trong các thành phố Do Thái từ đầu năm 2001 đến giữa năm 2002. Những điều đó vừa quá đủ để các người hoạt động hòa bình như Zion và Yellin nghi ngại về mục tiêu tranh đấu của mình. Năm 2005, ngay khi quân Do Thái triệt thoái hoàn toàn khỏi dãy Gaza mà họ chiếm đóng từ 1967 thì hàng loạt hỏa tiển đã phóng vào Do Thái và hàng ngàn trái nữa tiếp theo sau đó. Phe thân tả Do Thái luôn tin vào việc “đổi đất lấy hòa bình”, lập nên một quốc gia Palestine sống chung hoà bình với Do Thái vai bên vai, nhưng bây giờ họ đã phải nghĩ lại, như ông Yaron, một giáo sư chánh trị học của trường đại học Hebrew Jerusalem nhìn nhận “cuối cùng thì người Do Thái chúng tôi không đổi đất lấy hòa bình mà chỉ đổi lấy toàn là hỏa tiển”.
    Kinh nghiệm của cuộc triệt thoái Gaza đã làm cho nhóm hoạt động hòa bình lo sợ chuyện giao lại quyền kiểm soát toàn bộ vùng West Bank cho Palestine sẽ là ác mộng. Với chuyện “đổi đất lấy hòa bình” không xong, Do Thái giờ tập trung vào sức mạnh quân đội đập tan quân Hamas với hy vọng tới một ngày nào đó người Palestine phải nhận ra họ là những người chiến bại. Cho dù vẫn còn một số người tin là chuyện sống chung hòa bình với người Palestine có thể xãy ra nhưng hiện lại có thêm điều lo lắng mới khác. Đó là vai trò của Ba Tư trong việc trợ giúp tiền bạc vũ khí và huấn luyện nhóm Hamas để đương đầu với Do Thái. Phe dân biểu Do Thái thân tả đến giờ này cũng phải tuyên bố là một sự tự tử chính trị nếu không ủng hộ chánh phủ tấn công Gaza. Cử tri Do Thái giờ thì xem nhóm này như là những người yêu Á Rập và không chấp nhận thế đứng của họ là người yêu tổ quốc.
    Vài năm trước, một trong những đài truyền hình Do Thái dùng điện thoại liên lạc với một người bác sĩ Gaza tên là Izzeldin, chuyên hoạt động cho hòa bình trong vùng. Việc này được đài chiếu trực tiếp cho dân chúng xem. Nên biết là hầu hết phóng viên Do Thái đều không được phép vào vùng Gaza trong những ngày chiến trận. Cú gọi xảy ra ngay sau khi xe tăng Do Thái bắn đại pháo vào ngay phòng khách của ông giết con gái ông và đứa cháu gái. Qua đài truyền hình, quân Do Thái đến kịp giúp di tản những người bị thương trong gia đình. Riêng ông, ông chỉ còn than trời là “ông tranh đấu cho hòa bình nhưng tại sao quân Do Thái lại làm như vậy”. Câu chuyện đã làm cho không biết bao nhiêu người Do Thái mũi lòng.
    Thật ra cũng còn nhiều người Do Thái vẫn muốn bắt tay hòa giải với người Palestine. Ví dụ như giáo sư chính trị học Ezrahi của phong trào tranh đấu hòa bình nói trên. Ông đã giúp bảo vệ người Á Rập chống người định cư Do Thái võ trang, khiếu kiện những vụ đập phá nhà người Palestine trong vùng đông Jerusalem, theo dỏi hành động lấn hiếp người Palestine của nhân viên an ninh Do Thái tại các trạm chận kiểm soát và mang ra toà những quân nhân cũng như cảnh sát Do Thái dùng vũ lực bắt người. Nhưng  những người can trường này, xem ra đã có một chút gì mỏi mệt, như David Shulman chẳng hạn, cũng là một giáo sư về ngôn ngữ học lo bảo vệ chuyện người Do Thái phá huỷ trại trồng cây ô liu của nông dân Palestine dọc theo vùng Taayush. Shulman đành xác nhận họ đã mệt mỏi lắm rồi một khi ông than thở, đảng thân hữu cầm quyền đã làm cho dân chúng tin sâu vào cái ý tưởng điên rồ của cựu thủ tướng Ariel Sharon, cái ý tưởng là sẽ không có ai là người đáng hợp tác trong hàng ngủ người Palestine. Vì đó, cho tới khi nào có thay đổi, tới khi Do Thái sẳn sàng thương thảo với những người tranh đấu Palestine, hay chịu lắng nghe người Palestine nói, thì chiến tranh sẽ cứ tiếp tục và không thấy ngày chấm dứt.
    Trở lại Sderot, cô Zion vẫn chưa dám đi ra xa khỏi cái hầm trú ẩn bên hông nhà, nơi cô dọn làm phòng làm việc, học hành và treo đầy hình ảnh của trẻ em trong thị trấn này vẽ.  Cuộc ngừng bắn tạm bợ Gaza có thể chấm dứt trong tích tắc và hỏa tiển Hamas sẽ lại dội xuống đầu họ nữa như đã từng xãy ra. Zion lắc đầu, cô chỉ có đủ 5 giây hay ít hơn để chui kịp xuống hầm trước khi hỏa tiển nổ. Ngần đó đủ để nghe tiếng nhạc trả thù từ người phía bên kia dù cô là người đã tranh đấu, cố mang hòa bình cho họ.
    Cuối cùng, sau cuộc chiến Gaza, những người Do Thái hoạt động cho hòa bình đã thật sự mất đi niềm tin lý tưởng, mất đi bạn đồng hướng và không còn ảnh hưởng nào nữa để tiếp tục theo đuổi mục tiêu, cái mục tiêu ảo ảnh của những con chim bồ câu hòa bình cô độc.
Thuyên Huy

FM974 – Melbourne
Chuyện Thế Giới Trong Tuần
 Hình minh họa:Bức tranh Guerrica của Picasso vẽ năm 1930


  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

EM MÙA THU, CHIỀU MƯA THÁNG MƯỜI - Thơ Ngọc Ánh

Tranh Hứa Xuân Trường EM MÙA THU Em ďi dưới nắng Xuân hồng đó Mái tóc mây trời trong trắng bay Má đào đã ửng hây hây đỏ Em thướt tha ngời tr...