Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Lễ Vu Lan - Hồ Nguyễn ST

                                     Ý NGHĨA LỄ VU LAN  
                                                __________________
                             
       Vu lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana), còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo và phong tục Trung Hoa. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 “Xá tội vong nhân” của phong tục Á Đông. Vào ngày này, mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng. Vu Lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana) là từ viết tắt của Vu-lan-bồn (盂蘭盆), cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa (烏藍婆拏), là cách phiên âm Phạn Hán từ danh từ ullambana. Ullambana có gốc từ động từ ud-√lamb, nghĩa là "treo (ngược) lên". Thế nên các đại sư Trung Quốc cũng dùng từ Đảo huyền (倒懸), "treo ngược lên" cho từ Vu Lan, hoặc dùng từ Giải đảo huyền (解倒懸) là dịch ý theo mục đích của Kinh Vu-Lan-Bồn. Thật ra, từ Giải đảo huyền được các đại sư Trung Quốc lấy ý từ câu: Dân chi duyệt chi do giải đảo huyền dã trong sách của thầy Mạnh Tử, chương 3 Công Tôn Sửu Thượng, chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở cảnh giới Địa ngục. Vu Lan Bồn, phiên âm từ chữ Phạn là Uilambana (Hành sự). Còn gọi là Ô lam bà noa. Dịch là Đảo huyền, chỉ nỗi đau khổ cùng cực. Trong quyển Huyền Ứng Âm Nghĩa 13 có giải thích như sau: “Vu Lan Bồn, là nói sai. Nói đúng là Ô lam bà noa, dịch là Đảo huyền”. Vu Lan (bồn) là cái chậu đựng hoa quả, phẩm vật dâng cúng. Lễ Vu Lan cử hành vào rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm, là lễ dâng các phẩm vật cúng chư tăng đựng trong chiếc Vu Lan cầu xin cho vong hồn người thân thoát khỏi nơi địa ngục. Rằm tháng 7 âm lịch gọi là ngàu vong nhân xá tooijm nghĩa là dưới âm phủ, ngày hôm ấy các vong hồn được tha tội. Bởi vậy đốt vàng mã cúng gia tiên.
      
                                                            *  *   *           

Sự tích Lễ Vu Lan:
        Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích về Bồ Tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó, Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
       Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác hồi còn ở thế gian nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên, do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
       Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
       Làm theo lời Phật dạy, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu-Lan ra đời.
      Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 (Âm lịch), để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát. Ý nghĩa nhứt thì đó là ngày báo hiếu với cha mẹ đã mất, cũng để đánh dấu ngày tưởng nghĩ đến công ơn sanh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Ngoài ra, còn có cúng dường, làm phước, phóng sinh, bố thí để hồi hướng công đức cho cha mẹ mình đã khuất.
        Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy bao giờ cũng phải cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn. Ngoài ra, theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dân gian, ngày này là ngày "Xá tội vong nhân" nên nhiều nhà có mâm cơm cúng trước nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian là "cúng cô hồn, "cúng thí thực" (tặng thức ăn).
       Vào ngày lễ này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hoặc trên vĩa hè (nếu đường rộng), thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều.
       Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm tức đồ mã làm bằng giấy có tính tượng trưng nhưng hình dạng giống như đồ thật như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức..., mũ kepi, người giúp việc... đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần. Những đồ lễ đó thường được làm tại các cơ sở sản xuất (nổi tiếng là khu phố vàng mã ở Chợ Lớn, VN được vận chuyển đi khắp các tỉnh thành.
        Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu (có thể thêm nước ngọt, bia nếu có điều kiện), cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa... và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa. ở chùa khi cúng chúng sinh xong người ta thường gọi những đứa trẻ xung quanh đến rồi cho chúng cùng nhảy vào tranh cướp những vật cúng: như bỏng, oản... tượng trưng cho những cô hồn...
        Tại các chùa và hội đoàn Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan thường có nghi thức "Bông hồng cài áo", là cài bông hồng cho những ai còn mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở về lòng hiếu thảotình người. Một số địa phương có tục lệ riêng như ở Quy Nhơn hiện nay thì dân chúng xếp thuyền giấy rồi thả ra biển để tưởng nhớ những ai ra khơi rồi mất tích như hồi thập niên 1980-1990 với nạn thuyền nhân vượt biên.
        Tại Nhật Bản ngày lễ này được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 dương lịch, gọi là Obon (お盆?) hay là Bon (?), thường kéo dài 3 ngày. Vào những ngày này, người Nhật thường có hỏa thiêu lễ vật và vào đêm cuối, Tōrōnagashi (灯籠流し), thả những chiếc đèn nổi trên sông để hướng dẫn linh hồn người quá cố. Theo truyền thống, kết hợp với một lễ hội múa dân gian, mỗi địa phương có sự tổ chức khác nhau. Để tỏ những ước nguyện của mình, người ta viết ước nguyện rồi treo vào cây trúc với mong ước điều ước đó sẽ trở thành hiện thực.
       Trong tôn giáo Cao Đài, không có tổ chức ngày lễ Vu Lan, mà chỉ có lễ Rằm Trung Ngươn (còn gọi là Rằm Tháng Bảy). Đây là truyền thống vô cùng tốt đẹp nó đã in sâu vào tâm hồn của người tín đồ Cao Đài với tình cảm thiêng liêng “Cây có cội, nước có nguồn” dâng lên tấm lòng tôn kính báo nhân dịp Đại lễ Trung Ngươn Rằm Tháng 7 Âm Lịch hàng năm. Lễ nầy là một trong Tam ngươn Lễ hội của Tôn Giáo Cao Đài. Đó là: Rằm Thượng Ngươn (tháng Giêng), Trung Ngươn (tháng Bảy) và Hạ Ngươn (tháng 10) Âm lịch. Vào các kỳ Đàn cúng đó, Đạo Cao Đài đều có thiết lễ Đại Đàn Cúng Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và Thần, Thánh, Tiên, Phật, tại Tòa Thánh Tây Ninh, các Thánh Thất, Điện Thờ Phật Mẫu để dâng sớ cầu nguyện cho các đẳng chơn hồn, chiến sĩ vì quốc vong thân, đồng bào tử nạn được siêu thăng tịnh độ trở về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống. 
        Trong Nho Giáo Trung Dung, Đức Khổng Thánh Tiên sư (Khổng Tử) có nói về vua Thuấn như sau: “Hiếu hạnh của vua Thuấn lớn lắm vậy. Luận về đức, Ngài là bậc Thánh nhân, luận về công thì Ngài ở ngôi Thiên tử, luận về giàu thì giàu bốn biển, ông bà cha mẹ được hưởng cúng tế trong tông miếu, con cháu được triều đình ban cho phước lộc. Vì hiếu của Ngài rất lớn nên đời sau tặng cho Ngài là địa quan xá tội.” 
       Rằm tháng 7 làm kỷ niệm vua Thuấn là địa quan xá tội, tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ quá vãng, mà thực lòng cầu khẩn cho cha mẹ ông bà được siêu thăng thì được vua Thuấn cảm ứng xem xét lòng hiếu thảo của con cháu mà xá tội người quá cố khỏi chịu hành phạt. 
       Phật Giáo thì Đức Phật Thích Ca dạy các phật tử làm Lễ Vu Lan Bồn trai tăng cúng dường, nhờ chư Đại Đức, Tỳ Kheo, Tăng Ni chú nguyện cho cha mẹ ông bà đã lâm chung được siêu thoát khỏi bị đọa đày khổ não nơi địa ngục. Đạo Cao Đài thì không có dâng sớ cầu nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ (vì đã dâng sớ cầu nguyện Rằm tháng Giêng) chỉ cầu nguyện cho các đẳng chơn hồn, đồng bào tử nạn và các chiến sĩ trận vong, xin cứu giúp chúng sanh thoát ly khổ ải gặp mọi sự tốt lành.
(trích tài liệu HT/TTTN)


                                    

          Thơ:
                                                       LỄ VU LAN
                                           Tháng By Vu lan đã đến ri,
                                            Lung linh trăng sáng ta muôn nơi.
                                            Chuông đu m g vang vang nhp,
                                            Li nguyn dâng cao ngt ngt tri.
                                            Công đc m cha ghi tc d,
                                            Ơn đi n nước chng h vơi.
                                            Cu xin Thượng Đế ban ngun phúc,
                                            Cu vt sanh linh thoát kh đi.
                                                                               Hồ Nguyễn  (21-6-2015)                            

   Hồ Xưa sưu tầm từ nguồn Wikipedia___________________________________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...