Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Tây Ban Nha: Cờ Tây Tạng Ngạo Nghễ Trên Bầu Trời Tam Quốc Anh, Pháp Và Tây Ban Nha

 Radio FM974
Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 10/08/15


    Cái khinh khí cầu tròn, cao hơn ba mươi thước, vẽ hình lá cờ Tây Tạng, có thể được xem là lá cờ Tây Tạng lớn nhất trên thế giới nhưng việc chuẩn bị thả nó bay lên bầu trời Âu châu tuần qua, đã bị nhà cầm quyền Trung cộng phản ứng một cách mạnh mẽ, bực tức, tìm đủ cách ngăn chận không cho nó xảy ra.

    Một vài cá nhân nhân viên dấu tên, nhưng chắc là từ tòa đại sứ Trung cộng đã ba lần cố gây áp lực những người tổ chức, không thả nó lên kể từ ngày họ phát động việc này bốn tuần lễ trước đây. Ban tổ chức ngày “lễ hội khinh khí cầu quốc tế Anh quốc”, bắt đầu hôm thứ năm, đã thẳng thắn bác bỏ lời kêu gọi của Trung cộng, vì đối với họ, đây là ngày lễ của biểu tượng hòa bình và cảm thông, bất chấp áp lực từ Bắc Kinh, đòi phải hủy bỏ nhân danh cái gọi là “mối liên hệ Trung cộng- Anh quốc”. Một điện thư, xem ra là từ người đệ tam bí thư, ban chính trị của tòa đại sứ Trung cộng ở Anh quốc, thúc giục, ủy ban tổ chức lễ hội này, nên cứu xét nghiêm trọng hậu quả của sự việc, và nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh, không muốn lễ hội này được dùng như một cơ hội cổ động cho những tranh đấu dân chủ của Tây Tạng. Tòa đại sứ Trung cộng đã từ chối trả lời khi báo chí phương Tây hỏi tới sự việc. Vụ này cũng xãy ra tương tự với ban tổ chức lễ hội ở Pháp tuần rồi và ở Tây Ban Nha bốn tuần trước.
   
    “Lễ hội khinh khí cầu quốc tế” được sự hổ trợ của doanh gia tư nhân tại Âu châu, khinh khí cầu tròn Tây Tạng, tên gọi “Tashi”, có nghĩa là, “sự may mắn cho Tây Tạng”, được thiết kế và trình bày bởi sự hợp tác thân thiện và chặt chẽ của cộng đồng người Tây Tạng đang sống ở Anh quốc. Khinh khí cầu này, được đem ra trình làng và thả lên trời Tây Ban Nha hôm 11 tháng 7 sau khi có sự chúc lành tại chùa Sakya Tashi Ling, gần thành phố Barcelona, khinh khí cầu tròn có hình là cờ Tây Tạng vòng quanh nhưng không viết chữ gì về chính trị. Người cùng điều khiển và lái khinh khí cầu này, Paul Dopson, 45 tuổi, và vợ là bà Heaven Crawley, 44 tuổi, từ khu Stroud ở thành phố Gloucestershire, cho biết họ hy vọng sẽ làm cho thế giới lưu tâm tới hiện trạng ở Tây Tạng và lạc quyên được một số tiền, nhằm giúp đở cho những người Tây Tạng đang tranh đấu cho quê hương mình. Kể từ khi phát động, lễ hội đã gây ra nhiều phản ứng khác biệt không ít, từ chính quyền tới giới quan sát thời cuộc, người tỗ chức đã gặp phải  những áp lực đằng sau hậu trường, cố dàn xếp để cái khinh khí cầu Tây Tạng đừng cho thả bay lên.

    Hai vợ chồng Paul và Heaven, được ban tổ chức chính ở Igualada, tại Catalonia, Tây Ban Nha, cho biết, nhân viên từ tòa đại sứ Trung cộng ở Barcelona, đã liên lạc với họ nhấn mạnh sự lưu ý của họ về việc này, đầu tiên là điện thư, điện thoại và đích thân đi đến nơi thả khinh khí cầu vào buổi sáng mấy ngày ngày bắt đầu, mặc dù cái khinh khí cầu tròn Tây Tạng, lúc đó đang giữ ở Tây Ban Nha, chưa chính thức ghi tên tham dự, và chưa thả bay lên. Tuy nhiên, một trong mấy người lái khác, có trùng tên với Paul Dopson, nói rằng, chắc chắn tin là nó sẽ thả khi tới phiên sắp xếp. Tuần rồi, đúng như lời anh này, cái khinh khí cầu Tây Tạng đã tham dự ngày lễ tại Lorrain Mondia hội ở Chambley –Bussieres, đông bắc Pháp quốc. Sau đó, người tổ chức, ông Philippe Buron-Pilatre, tiết lộ, tòa đại sứ Trung cộng tại Strasbourg, đã hai lần, đến gặp ông ta, cho ông biết, mối bang giao Trung –Pháp sẽ bị tổn hại. Ông giải thích cho họ, tòa đại sứ Trung cộng, ông “không có cái quyền ngăn cấm khinh khí cầu bay lên, một khi nó không có tuyên truyền gì về chính trị cả”.  Ian Martin, người điều hành việc kiểm soát máy móc khinh khí cầu của hảng Flying Enterprises, hảng ủng hộ khinh khí cầu Tây Tạng, và cũng là một thành viên của ủy ban tổ chức lễ hội Bristol nói rằng, anh cũng nhận một điện thư từ ai đó, xưng là đệ tam bí thư từ tòa đại sứ Trung cộng ở London, tên Xinkai Dang, nhưng địa chỉ ghi trên điện thư, không phải địa chỉ chính thức của tòa đại sứ này.

    Điện thư, giải thích đôi điều về lịch sử về “lá cờ quốc gia Tây Tạng” vốn được nhóm ly khai dùng và nhấn mạnh, Tây Tạng là một phần của lãnh địa Trung cộng mà chính phủ Anh quốc đã công nhận, rồi cảnh báo là, nếu cứ cho cái khinh khí cầu Tây Tạng thả lên, thì sự việc này sẽ gây tổn hại tới thanh danh của lễ hội nước Anh. Cờ của Tây Tạng vốn bị ngăn cấm treo ở Tây Tạng nhưng nó được người Tây Tạng lưu vong và các nhóm hậu thuẩn cho họ,  dùng và treo lên trên khắp thế giới. Theo lời Dopson, “dĩ nhiên có chuyện, cố tình làm cho người tổ chức lễ hội nhút nhát, e ngại mà ngưng đi, khi nghe tin người Tàu thật sự đến chỗ thả khinh khí cầu, lúc bọn anh ở Tây Ban Nha, xem coi nếu có khinh khí cầu Tây Tạng ở đó không, ôi chao, cái gì sẽ xãy ra đây, đó là chuyện lạ, anh chưa đoán trướ việc này bao giờ, anh chỉ là người lái khinh khí cầu mang hình cờ Tây Tạng, không có câu có chữ hay lời nhắn nhủ gì về chính trị chính em, đơn giản thế thôi ” .  Ông Martin, một trong các ủy viên của ban tổ chức lễ hội, đồng ý có chung một thái độ là, họ sẽ không ngăn cấm cái khinh khí cầu Tây Tạng đến tham dự, không chỉ vì lý do mà Bắc kinh đưa ra. Jane Oakland, chủ tịch ủy ban tổ chức lễ hội khinh khí cầu quốc tế Bristol xác nhận, họ biết có một cái có hình cờ Tây Tạng đã ghi danh tham dự lễ hội vào cuối tuần này.

    Jane cũng nói thêm “đây là một lễ hội thân ái, không có dính dáng tới chính trị, dành cho gia đình và những người ham mộ trờ chơi lái khinh khí cầu, tổ chức hàng năm, vì vậy, nếu thời tiết cho phép, họ mong muốn nhiều người đến thăm viếng, chung vui một ngày cuối tuần thả khinh khí cầu với bạn bè khi mà đã có rất nhiều người ghi danh để bay với nó rồi”. Phát ngôn viên của hội đồng thành phố Bristol, nơi cho phép tổ chức lễ hội, nói rằng, không có thẩm quyền hay quyết định khác về ngày lễ hội khinh khí cầu do ban tổ chức “lễ hội khinh khí cầu quốc tế Bristol” điều hành, hội đồng thành phố cũng được ban tổ chức báo cho biết, tòa đại sứ Trung cộng đã liên lạc với họ về việc thả khinh khí cầu nhưng mọi việc không có gì thay đổi.
   
    Cũng nên biết, năm 1959, đức Lạt Lai Đạt Ma và tám chục ngàn người dân Tây Tạng rời bỏ quê hương sau khi có vụ nổi loạn chống Trung cộng bất thành, kể từ đó, người dân bỏ xứ ngày càng nhiều và phải tạm sống đời lưu vong trên đất Ấn Độ và nhiều nơi khác trên thế giới.  Tại Tây Tạng, họ không được phép hành đạo, thờ phượng đạo pháp của mình, không được nói tiếng mẹ đẻ và cũng không được treo lá cờ của chính họ. Khinh khí cầu tròn Tây Tạng sẽ bay lên trời Anh quốc và quanh thế giới, để làm cho thế giới lưu ý về số mạng Tây Tạng và quyên góp tiền bạc cho mục đích hổ trợ sự tranh đấu của họ. Sau ngày thả khinh khí cầu Tashi lên bầu trời lần đầu thành công, tại lễ hội Lorraine Modial Air Ballons, ban tổ chức, trong một buổi họp báo cho biết, nhà cầm quyền Trung cộng đã có mưu toan ngăn sẽ không cho cái khinh khí cầu Tây Tạng thứ nhì bay lên.

    Theo lời người tổ chức lễ hội Bristol, ông Philippe Buron-Pilatre, Trung cộng chính thức phản đối sự có mặt của khinh khí cầu Tây Tạng, nhưng với ông, có một điều căn bản cần lưu ý là, lễ hội này không mang một hình thức chính trị và cái khinh khí cầu chỉ trình bày, trang trí hình cờ Tây Tạng như những sự trang trí khác và không có mang bất cứ một từ ngữ gì nhằm cổ súy mục tiêu chính trị của ai, cho nên ban tổ chức quyết định, khinh khí cầu Tashi được quyền bay lên bầu trời Âu châu, một bầu trời của tự do và dân chủ đúng nghĩa.


Thuyên Huy
Fm974 – Melbourne


   
   



   


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...