Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

ĐIỀU TRỊ LAO VÀ BA CHỮ “Đ” CẦN PHẢI BIẾT


BS. CKI. Quách Minh Phong
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), Việt Nam đứng thứ 12/22 nước có dịch tễ lao cao nhất và hàng thứ 14/22 nước có tỉ lệ lao đa kháng thuốc hiện nay. Theo chương trình chống lao Quốc Gia (CTCLQG), số điều trị lành đạt trên 85% tổng số bệnh nhân lao được thu nhận được.
Vi trùng lao rất dễ đề kháng thuốc lao, dẫn đến các hậu quả là: (1) Không khỏi bệnh; (2) tạo dòng (chủng loại) vi khuẩn kháng thuốc khó chữa dẫn đến tử vong; (3) để lại nguồn lây kháng thuốc cho gia đình và xã hội (thà không điều còn hơn điều trị lao không đúng).
Để đạt được hiệu quả điều trị Lao, nhân viên y tế và bệnh nhân cần có sự hợp tác trong suốt quá trình điều trị, 6 hoặc 8 tháng.
Về phía bệnh nhân:

Phải tuân thủ theo nguyên tắc điều trị lao dưới sự giám sát của nhân viên y tế (DOTS). Điều trị lao đạt hiệu quả đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ ba chữ “Đ” có nghĩa là: Đúng, Đủ, Đều.
ĐÚNG: Đúng phác đồ, đúng liều lượng, đúng thuốc
ĐỦ: đủ thời gian (6 hoặc 8 tháng). Tùy theo loại bệnh lao được bác sĩ chỉ định, loại bệnh mới hay tái trị mà áp dụng phác đồ và thời gian điều trị cho từng loại bệnh đó.
ĐỀU: Bệnh nhân phải uống thuốc thật đều đặn hàng ngày, thông thường uống vào buổi sáng lúc bụng đói. Tuy nhiên, cũng tùy vào cơ địa và mức độ dung nạp thuốc của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định cho uống sau ăn hoặc trước khi đi ngủ. Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân không tự ý ngưng thuốc hoặc bỏ cử thuốc. Nếu nồng độ thuốc diệt vi trùng lao không đủ sẽ tạo cho vi trùng lao kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị về sau. Ngoài ra, còn tạo nguồn vi trùng lao kháng thuốc lây lan cho người thân và cho cộng đồng. Trong quá trình điều trị bệnh nhân có thể ngưng uống thuốc lao vài ngày do điều kiện bắt buộc nào đó, nhưng không được phép bỏ thuốc trên 7 ngày (trừ trường hợp đặc biệt bác sĩ cho tạm ngưng thuốc do bệnh nhân bị dị ứng thuốc).
Trong quá trình điều trị, tác dụng phụ của thuốc lao có thể xảy ra với các mức độ khác nhau: Nhẹ: nổi mề đây, ngứa, mệt mỏi đau nhức các khớp lớn (Hội chứng giả Rút). Nặng: Sốc phản vệ. viêm gan, vàng da, đau bụng nôn ói, viêm trợt da. Nếu có những dấu hiện trên, cần báo ngay cho bác sĩ điều trị cho mình biết, để có hướng xử trí. Khi uống thuốc lao, nước tiểu có màu đỏ, mồ hôi và nước mắt cũng có thể có màu đỏ là bình thường vì đây là màu của thuốc.
Về phía Nhân viên  y tế
Quan hệ bác sĩ bệnh nhân

Có nhiệm vụ giải thích, tư vấn và thông báo tình trạng, thời gian điều trị, thời gian xét nghiệm đàm, chụp Xquang cho bệnh nhân biết.  Hướng dẫn cho bệnh nhân biết các phòng chống lây lan bằng cách: tạm thời ít nhất 2 tháng hoặc khi nào kiểm soát 1 (-), nghĩa là không tìm thấy vi trùng lao trong đàm, thì bệnh nhân không nên ăn, ngủ chung với người thân, nhất là trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 4 tuổi. Bệnh nhân phải mang khẩu trang, không khạc nhổ bừa bãi mà phải khạc đàm vào cốc, lon và đem đốt mỗi ngày
ngàyngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...